Một Hội An mùa lũ thật khác qua ống kính nhiếp ảnh gia người Mỹ
Trong những bức hình của Alden Anderson (37 tuổi), Hội An những ngày đầu tiên sau bão lũ bỗng… sáng bừng.
Sau cơn lũ lịch sử hoành hành miền Trung, những tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc người dân Hội An vui vẻ dọn dẹp sau lũ được cư dân mạng lan truyền, như tia sáng hy vọng về một ngày mới rực rỡ.
Người góp phần thắp lên tia sáng là Alden Anderson – nhiếp ảnh da người Mỹ với một tình yêu lớn dành cho Việt Nam.
Một Hội An thật khác mùa nước lũ
Dừng chân tại Việt Nam và sinh sống ở Hội An đã gần 3 năm kể từ tháng 1.2018, nhưng cơn lũ lịch sử vừa qua là lần đầu tiên Alden chứng kiến “một Việt Nam chìm trong nước lũ”. “Thảng thốt” là nhưng gì anh cảm nhận được ở thời điểm đó. Dù đã đọc tin tức và chuẩn bị sẵn tâm thế cho những ngày mưa gió dữ dội, nhưng khi đặt chân ra khỏi nhà và thấy nước lênh láng khắp mọi nẻo đường thì quả thật mọi thứ nằm ngoài sức tưởng tượng của Alden.
Alden Anderson – nhiếp ảnh gia người Mỹ và một tình yêu lớn dành cho Việt Nam.
ẢNH: NVCC
Hình ảnh Alden Anderson tại Hội An được một người bạn chụp lại.
“Tôi đến khu phố cổ để làm tình nguyện và vô cùng ngạc nhiên khi thấy nước ở đấy cao đến tận cổ”, Alden miêu tả. Lúc bấy giờ, phố cổ Hội An trong mắt chàng trai người Mỹ hệt một con sông. Nước dâng cao, dòng chảy mạnh, lội nước rất khó, người dân sử dụng thuyền bè nhỏ di chuyển lênh đênh ngay giữa phố. Phố cổ như khoác trên mình một chiếc áo mới, lạ lẫm và đặc biệt đến vô cùng.
Nhưng điều khiến Hội An trở nên đặc biệt hơn cả là cách người dân ứng phó với cơn lũ. “Mọi thứ thật bất tiện nhưng người Hội An dường như đã quen với việc đó”, Alden chia sẻ. Điều này cũng chẳng ngạc nhiên là mấy khi người miền Trung nói chung và người dân Hội An nói riêng từ lâu đã quen “sống với lũ”. Nhà của họ được xây để chống chọi với mưa bão và lũ lụt, những cánh cửa xuất hiện trên tầng cao thông từ gác xép ra bên ngoài, thuyền bè và đồ ăn được chuẩn bị sẵn từ đầu mùa. Đồ đạc thì cất trữ và dọn dẹp theo kiểu cuốn chiếu, nước đến đâu dọn liền đến đó.
Video đang HOT
Chứng kiến cách cuộc sống Hội An được vận hành để đối phó với thủy thần, anh chàng nhiếp ảnh gia nhận xét: “Nó giống một bộ máy được lập trình sẵn vậy. Chỉ cần một tín hiệu được phát ra, các bộ phận sẽ lập tức hoạt động đúng với vai trò nó đảm nhận”.
Hình ảnh bà Sa được chụp bởi Alden Anderson.
ẢNH: NVCC
Bình cùng cái chổi quét rác của cậu.
ẢNH: NVCC
Những người Hội An lạc quan
Trong những câu chuyện và bức hình mà Alden cùng cộng sự – chị Nguyễn Thị Yến Trinh đăng tải, người Hội An trong mùa lũ vẫn vô cùng lạc quan. Họ nhìn Alden bằng con mắt vui tươi, mỉm cười chào hỏi, chia sẻ câu chuyện và đợi anh chụp hình. Cũng vì vậy mà Hội An mùa lũ qua ống kinh chàng nhiếp ảnh gia tươi sáng như chính màu vàng của những bức tường đặc trưng nơi đây.
Tấm hình bà Sa là một tấm hình vô cùng đặc biệt. Nó ghi lại khoảnh khắc bà đứng bên cạnh cánh cửa thoát hiểm trên gác xép, nơi mà cả gia đình sẽ thoát thân ra ngoài nếu nước dâng lên quá nhanh. Chia sẻ với chị Yến Trinh, bà nói: “Lũ chảy rất mạnh, để một người lạ nước di chuyển trong đó là không dễ. Vậy mà Alden vẫn tìm đến để chụp ảnh”.
Trong khi đó tấm hình của Bình lại độc đáo hơn. Trong bức hình, Bình đứng giữa làn nước cao ngóc, cầm cây dôi dọn dẹp. “Chổi này để quét đẩy rác đi thôi. Đẩy rác mắc ở mấy cái tường để cho nó trôi đi”, Bình giải thích với cộng sự của Alden. Bình cũng chỉ mới đến Hội An sinh sống nhưng Bình dường như đã thẩm thấu tình nghĩa và tinh thần của con người xứ Hội.
Alden thán phục sự lạc quan của người Việt: “Họ khó khăn, nhưng họ không gục ngã”. Anh cho biết, Hội An thời gian qua đã trải qua vô vàn khó khăn, các hoạt động du lịch, dịch vụ đều bị đình trệ bởi dịch bệnh và tiếp đến là lũ lut nhưng họ vẫn tiếp tục mĩm cười để đối chọi với khó khăn.
Những bức hình được Alden Anderson chụp tại Hội An khi nước lũ dâng cao.
ẢNH: NVCC
Và một Việt Nam đồng lòng
Trong suốt hơn 2 năm qua, Alden cùng người bạn của anh chu du đến rất nhiều nơi dọc theo mảnh đất hình chữ S. Trên hành trình ấy, Alden gặp và ghi lại chân dung của rất nhiều người đặc biệt. Có những cụ già đã dành cả một thời thanh xuân chiến đấu vì tổ quốc, có những đứa trẻ vui đùa chăn trâu hay cổ vũ cho đội bóng quê nhà. Người Việt Nam qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Mỹ thật giàu sức sống, kiên cường, lạc quan. “Giờ đây người Việt Nam có phải chống chọi với thiên tai, những đức tính đó cũng không hề suy suyển”, Alden nhận định.
Alden ngưỡng mộ tinh thần tương thân tương ái của người Việt khi miền Trung gặp khó khăn: “Các đoàn cứu trợ, các hoạt động tình nguyện nổi lên ở khắp mọi nơi. Người người hướng về miền Trung. Điều này thật cảm động”.
Anh cũng mong muốn có thể làm được thêm nhiều điều hơn để giúp người Việt. Vì với Alden, Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng từ lâu đã trở thành quê hương thứ hai, một nơi để sống và để trở về sau những chuyến đi dài.
Trong suốt những tháng ngày ở Việt Nam, Alden Anderson đã đi khắp nơi và chụp lại chân dung những con người đặc biệt mà anh bắt gặp.
ẢNH: NVCC
Một Hội An vẫn đẹp nao lòng giữa những ngày mưa lũ
Khoảnh khắc bình lặng, yên ả của người dân Hội An được thu lại trong bộ ảnh của chàng nhiếp ảnh gia 9x, làm cho biết bao con người xúc động.
Mưa bão đổ bộ vào Việt Nam gần đây gây ra các trận mưa lớn, sạt lở đất... rất nhiều người dân phải chịu cảnh không điện, không nước sạch, lương thực cạn kiệt.
Những ngày qua tại Quảng Nam, chiếc loa phường ngày nào cũng phát đi phát lại câu nhắc nhở của báo đài: "Nước lũ từ thượng tiếp tục đổ về, khiến nhiều khu vực ở Hội An (Quảng Nam) chìm trong biển nước. Hiện chính quyền địa phương đã tiến hành di dời người dân ở các khu vực trũng thấp, đồng thời chủ động triển khai phương án phòng, chống lũ".
Dẫu chịu cảnh "màn trời chiếu đất", mất trắng nhà cửa, của cải... khắp nơi đều chìm trong biển nước. Thế nhưng, Hội An vẫn giữ được một vẻ đẹp nên thơ hiếm có qua ống kính của chàng nhiếp ảnh gia 9x.
Được biết, chủ nhân của bộ ảnh là bạn Huỳnh Ngọc Duy Nguyên (1991) sinh sống và làm việc tại Hội An. Giữa những cơn mưa nặng hạt, anh chàng nhiếp ảnh trẻ đã cầm trên tay chiếc máy ảnh, ghi lại từng khoảnh khắc đời thường của người dân Hội An. Hội An vẫn vậy, vẫn mạnh mẽ như những ngày chống Covid-19 nhưng cũng không kém phần nên thơ cổ kính vốn có.
Chia sẻ về bộ ảnh đáng nhớ, Duy Nguyên cho hay: "Mỗi bức ảnh có thể hiểu là khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống. Nhìn qua góc nhìn lạc quan nhất, tích cực hơn thì sẽ có được tinh thần thoải mái. Mình không muốn thấy hình ảnh bão lụt khổ đau... Tất nhiên mất mát là điều không tránh khỏi. Mỗi bức ảnh có thể là cảnh, có thể có con người. Hầu hết những người con Hội An xa xứ họ sẽ rõ hơn câu chuyện về ai đó trong tấm ảnh. Mà đến mình nhiều khi cũng không hiểu bằng... Đó là chuyện riêng, nên để đi sâu hơn thì không nên, tóm lại, đây là cái nhìn tích cực trong thiên tai".
Khi được hỏi về những khó khăn trong quá trình tác nghiệp, chàng nhiếp ảnh gia nói: "Điều khó khăn duy nhất mình nghĩ là thời tiết. Rất may là sau những ngày mưa dài, hôm mình đi trời ngưng mưa và nước đã ngưng dâng cao hơn trong đôi ba tiếng. Mọi người đều mở cửa nhà dọn dẹp, phơi đồ đạc nên mới có thể chụp được cảnh sinh hoạt".
Hiện người dân cả nước đều hướng trái tim về khúc ruột miền Trung. Hy vọng thời tiết sẽ trở nên khả quan, người dân cũng sớm trở về với cuộc sống bình thường.
Cù Lao Chàm đẹp khó cưỡng qua ảnh của phượt thủ Hy Lạp Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) là nguồn cảm hứng bất tận của các nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước. Cùng xem loạt ảnh đẹp về hòn đảo này qua ống kính du khách Hy Lạp Panagiotis Papadopoulos. Bến tàu ở Cù Lao Chàm trong buổi chiều tối. Ảnh: Panagiotis Papadopoulos/ Flickr. Những con...