Một học sinh tiểu học bị bắt nạt, bố trút giận thay con và bị giam giữ 10 ngày: CĐM bùng lên tranh cãi
Bạn sẽ làm gì nếu con bạn bị bắt nạt ở trường?
Có người sẽ nói con đi tìm giáo viên, để giáo viên giải quyết sự việc.
Một số người sẽ nói con đánh trả.
Có thể sau khi đọc xong tin tức này, bạn sẽ có cái nhìn khác.
Vào ngày 10/9, một tòa án ở Bắc Kinh đã kết luận vụ án một học sinh tiểu học bị các bạn cùng lớp bắt nạt ở trường. Cậu bé về nhà và kể lại sự việc với bố của mình. Người bố họ Trương vô cùng tức giận khi biết tin con mình bị “bắt nạt”.
Anh giận dữ tìm đến trường. Đợi các con tan học, anh chặn cậu bé đã bắt nạt con mình (tạm gọi là A) ở cổng trường và ” dọa”, “tra hỏi” cậu bé trong hơn 20 phút. Dù không có hành động tay chân trong khoảng thời gian này nhưng Trương lại sử dụng những lời lẽ hết sức gay gắt. Anh dọa A rằng anh sẽ lấy đá đập vào đầu để cha mẹ phải chăm sóc cậu cả đời.
Một học sinh tiểu học sao có thể chịu đựng được sự dọa như vậy từ một người lớn?
A hoàn toàn sợ hãi trước Trương. Sau khi về nhà, A sợ hãi và khóc lớn thậm chí không dám tắt đèn khi đi ngủ, điều này gây ra bóng tối tâm lý rất lớn. Sau khi bố mẹ A biết chuyện, họ lập tức bùng nổ.
Họ nhanh chóng gọi cảnh sát và Trương bị giam giữ hành chính trong mười ngày. Trương không hài lòng, tôi không động tay chân, chỉ dùng lời nói, không lẽ không nên cho con anh chị biết được hậu quả của việc bắt nạt bạn bè ư?
Vì vậy, Trương đã đâm đơn kiện ra tòa. Tòa án đã quyết định ra sao? Tòa án cho rằng qua video giám sát có thể thấy Trương không bình tĩnh trong cuộc trò chuyện với A và đã vượt quá giới hạn của cuộc trò chuyện bình thường. Đây thực chất là một lời dọa .
Việc Trương bị trừng phạt vì gây tổn thương tâm lý và căng thẳng cho A là điều hợp lý nên tòa án đã bác bỏ yêu cầu đòi bồi thường của Trương.
Ngay khi kết quả được đưa ra, cư dân mạng đã bùng nổ.
Hầu hết mọi người đều kêu oan cho Trương.
“Con bị bắt nạt, cha mẹ không thể động tay động chân, những lẽ nào người đi bắt nạt không cần phải trả giá? Vậy lỡ cậu bé đó cứ tiếp tục bắt nạt con tôi thì phải làm sao?”
“Mọi người đều nói để giáo viên giải quyết, nhưng giáo viên có muốn quản chuyện này hay không chưa nói, dù có xử lý thì nhiều nhất cũng chỉ là giáo dục bằng lời nói. Lời nói thì gió bay, nếu có lần sau thì phải làm sao? Đối phương không thay đổi, vậy con tôi vẫn tiếp tục bị bắt nạt?”
Nhiều cư dân mạng khác cũng bình luận:
Làm cha mẹ mà đến con cái cũng không bảo vệ được, vậy thì làm cha mẹ kiểu gì?
Cha mẹ nào có thể đứng nhìn con mình bị bắt nạt mà không làm gì?
Cảnh báo bằng lời nói không có tác dụng, cha mẹ phải làm sao?
Vậy vấn đề này nên xử lý ra sao? Nếu con bị bắt nạt, có cách nào giải quyết tốt hơn?
Video đang HOT
01
Trên thực tế, việc Trương thương yêu con trai là điều dễ hiểu, nhưng cách làm của anh chưa phù hợp. Đúng là anh chỉ uy hiếp bọn trẻ, nhưng có bao giờ anh nghĩ rằng khi người trưởng thành dọa trẻ em, anh sẽ vướng vào vấn đề pháp lý hay không?
Nếu con bạn bị bắt nạt, bạn sẽ luôn là người ở thế có lý.
Ngay cả khi bạn cùng con tìm đến nhà của người đã bắt nạt con, và yêu cầu con đánh trả, bạn vẫn có lý.
Nhưng một khi người lớn có hành động trực tiếp với trẻ một cách riêng tư, câu chuyện sẽ thay đổi hoàn toàn, bất kể bạn đánh hay mắng, hành động đó đều được gọi là bắt nạt và sẽ phải chịu sự ràng buộc của pháp luật.
Bởi vì tất cả trẻ em đều được bảo vệ bởi “Luật bảo vệ trẻ vị thành niên”.
Tôi hiểu các bậc cha mẹ sẽ xót và tức giận ra sao khi con mình bị bắt nạt, nhưng càng là những lúc như vậy, chúng ta càng phải lý trí và bình tĩnh.
Bởi lẽ điều quan trọng lúc này là làm thế nào để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Khi bị bắt nạt, chúng ta phải chống trả và người bắt nạt cũng cần chịu trách nhiệm về hành vi của mình, để đối phương không bao giờ dám bắt nạt con chúng ta nữa.
Nhưng cuộc phản công này không nhất thiết phải dùng bạo lực để chống lại bạo lực, cũng không nên là kẻ lớn để ức hiếp kẻ nhỏ. Thay vào đó, việc này cần có chiến lược và phương pháp.
02
Vậy khi con bị bắt nạt, bạn nên làm gì?
Dưới đây là một vài nguyên tắc, chúng ta cùng thảo luận.
Nguyên tắc 1: tranh thủ sự ủng hộ lớn nhất từ dư luận.
Ví dụ như người cha bên dưới. Một ngày nọ, con anh về và kể rằng mình bị một nhóm nam sinh lớp 8 bắt nạt và bị chặn vào nhà vệ sinh để xin thuốc .
Nghe con kể, anh tức giận, lập tức muốn tới trường tìm nhóm người bắt nạt con mình để hỏi cho ra lẽ. Nhưng sau khi bình tĩnh lại, anh cảm thấy đây không phải là giải pháp nên đã nghĩ ra một cách rất thông minh.
Thay vào đó, anh ấy đã làm như thế nào? Anh mua 5 thùng thuốc và hét lên trước đám đông vào thời điểm có đông phụ huynh và học sinh nhất: “Các bạn học sinh lớp 8, giúp chú bảo lại với bạn học sinh lớp 8 chặn bạn học sinh lớp 6 để đòi thuốc , bảo bạn ý ra đây, chú mua cho bạn ý rồi đây. Loại rẻ tiền không được, bạn ấy đòi loại đắt tiền mới chịu. Chú mua tới rồi đây.”
Bằng cách này, tất cả phụ huynh đến đón con đều biết rằng tình trạng bắt nạt đã xảy ra trong trường.
Nhiều phụ huynh phẫn nộ thay, họ quay lại video và chuyển tiếp cho các nhóm phụ huynh và mạng xã hội, thu hút rất nhiều sự chú ý.
Thậm chí, có người còn lên tiếng bênh vực người cha ngay tại chỗ. Đứng trước những lời tố , hiệu trưởng nhà trường đã phải ra tay giải quyết sự việc. Trước sự trấn an của hiệu trưởng, người cha lại có một hành động đáng ngạc nhiên khác: “Hiệu trưởng, tôi để thuốc ở chỗ thầy, nếu không các bạn ấy lại đòi con tôi, con tôi sẽ lại bị đánh!”
Sắc mặt hiệu trưởng trắng bệch, không thể không xử lý nghiêm sự việc.
Nếu con bạn bị bắt nạt ở trường, đừng lúc nào cũng vội vàng muốn động chân động tay. Khi dư luận có lợi cho bạn, bạn phải học cách giành được sự ủng hộ tối đa từ dư luận và cho kẻ bắt nạt biết hậu quả của việc tiếp tục hành vi bạo lực của mình.
Bằng cách này, kẻ bắt nạt sẽ không dám bắt nạt con bạn nữa.
Nguyên tắc 2: Luôn đặt cảm xúc của con lên hàng đầu.
Sau khi trẻ bị bắt nạt, việc bảo con đánh trả lại không phải có thể áp dụng trong mọi tình huống.
Tôi đã từng xem một video như vậy trước đây, hai đứa trẻ xảy ra mâu thuẫn và cha mẹ kêu con mình đánh trả. Nhưng đứa trẻ vừa chạy về phía bạn vừa khóc và tỏ ra rất miễn cưỡng.
Rõ ràng là cậu bé rất ác cảm với việc đánh vào người khác, ngay cả khi chính cậu bé vừa bị bắt nạt. Cha mẹ buộc phải ép con làm điều này nhưng nó sẽ gây ra cái bóng tâm lý lớn hơn cho con. Không phải mọi vấn đề đều có thể được giải quyết bằng một cách duy nhất, thay vào đó, chúng ta nên phân tích chi tiết dựa trên tính cách và tính khí của trẻ.
Cách nào tốt hơn?
Một giáo sư của Đại học Phúc Đán, một trong 5 ngôi trường hàng đầu tại Trung Quốc, đã từng chia sẻ kinh nghiệm của mình. Một lần, đứa con học lớp 4 của chị bị đánh ở trường, con về kể chuyện này với chị.
Cô không đến ngay trường học hay lập tức đi tìm đứa trẻ đã bắt nạt con mình. Đầu tiên cô ấy hỏi chi tiết sự việc và hiểu được bản chất của sự việc. Điều quan trọng là liệu con có thấy mình là người bị bắt nạt hay không.
Sau khi nhận được câu trả lời là không, cô cẩn thận quan sát vết thương của con: Con có bị thương không? Việc này xảy ra ở đâu? Con có đau lắm không? Sử dụng những điều này để đánh giá những biện pháp mà bạn nên thực hiện.
Cuối cùng, con cho biết có một vết bầm tím nhỏ nhưng không đau.
Cô nhận thấy vấn đề không phải là vấn đề lớn mà chỉ là mâu thuẫn nhỏ giữa các con nên cô tôn trọng ý kiến riêng của các con.
Cô hỏi con muốn làm gì.
Con cô giận dữ nói: “Mẹ, mẹ phải đi nói với giáo viên và bảo bạn ấy xin lỗi con!”
Cô đồng ý, lập tức chạy đến trường nói chuyện với giáo viên.
Theo cách giải quyết mà con cô muốn, cô và con đã nhận được lời xin lỗi từ phía đối phương. Cô cũng dặn con rằng nếu lần sau xảy ra chuyện tương tự, con hãy dũng cảm lên tiếng. Như cô đã từng nói, trên thực tế, nhiều khi người lớn không thể hoàn toàn đứng vào vị trí của trẻ và xem xét môi trường mà trẻ phải đối mặt. Vì vậy, tốt hơn là bạn nên hỏi con bạn nghĩ gì hơn là lập tức đưa ra câu trả lời “làm thế nào”.
Sau này, hai đứa trẻ không chỉ giải quyết được mâu thuẫn mà còn trở thành những người bạn rất tốt của nhau.
Thay vì đánh trả một cách chung chung, hay yêu cầu trẻ bao dung một cách mù quáng, điều quan trọng hơn là để trẻ giải tỏa cảm xúc, tôn trọng cá tính và cảm xúc của mình, rèn luyện khả năng giải quyết xung đột.
Điều mà cha mẹ chúng ta có thể làm không phải là hành động bốc đồng mà là mang đến cho con sự hướng dẫn và an ủi tốt nhất, hỗ trợ con khi con gặp phải những vấn đề nan giải và là chỗ dựa vững chắc nhất cho con.
Hãy cho con bạn biết rằng dù bạn gặp phải hoàn cảnh nào, bố mẹ cũng sẽ bảo vệ, hỗ trợ và cho con dũng khí để đối mặt với khó khăn.
03
Nếu có thể, hãy dạy con bạn một số kỹ năng tự bảo vệ.
1. Trong tình huống không nguy hiểm, nếu con cảm thấy tức giận và muốn đánh trả, bố mẹ ủng hộ con.
2. Nếu đối phương có nhiều người hoặc có nguy hiểm, hãy bỏ chạy trước thay vì đối đầu.
3. Đưa con đi tập thể dục nhiều hơn và tăng cường thể chất. Bạn cũng có thể cho con học một số môn võ thuật, dù trong hoàn cảnh nào, một cơ thể khỏe mạnh luôn có lợi.
Tất nhiên, điều quan trọng nhất là phải cho con cái biết rằng chúng ta không sợ rắc rối nhưng không thể chủ động gây rắc rối.
Con không thể để mình bị bắt nạt vô cớ, nhưng cũng không thể dùng quyền lực của mình để bắt nạt người khác.
Một môi trường giáo dục thực sự hài hòa không phải là dùng bạo lực để chống lại bạo lực, cũng không phải là xoa dịu những rắc rối mà là đảm bảo rằng mọi đứa trẻ trung thực và có trách nhiệm sẽ không phải chịu ấm ức.
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
Vị phụ huynh cho biết con mình bị các bạn kiểm tra cặp, bị học sinh khối trên đòi đánh.
Vụ việc cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP.Ninh Bình) có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Bước đầu, cô V. thừa nhận việc xúc phạm học sinh. Nữ giáo viên hiện bị tạm đình chỉ công tác.
Tuy nhiên mới đây, vị phụ huynh (người đã gửi đơn tố cô V.) tiếp tục phản ánh việc con của chị - em H. đã bị cô lập, bị các bạn kiểm tra cặp, thậm chí bị một số học sinh khối trên đòi đánh học sinh. Người này đề nghị nhà trường cho phép mình tự bỏ kinh phí để lắp camera trong lớp 4B.
Thông tin trên báo Thanh Niên, ông Đỗ Văn Tự, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng cho biết đã giao giáo viên Tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của trường và giáo viên chủ nhiệm mới lớp 4B (giáo viên thay cô V.) xác minh, kiểm tra sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh.
Ông Tự nói, nhà trường đã thực hiện xác minh một cách khách quan nhất, kết quả xác định không có chuyện học sinh bị cô lập. Theo biên bản kiểm tra, có một bạn trong lớp 4B đã kiểm tra cặp của em H. nhưng chỉ 1 lần chứ không phải nhiều lần hay có nhiều bạn kiểm tra cặp như phản ánh của phụ huynh.
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP.Ninh Bình).
H. cho biết bị lớp trưởng mắng, nhưng khi thầy giáo Tổng phụ trách Đội hỏi thì lớp trưởng chỉ thừa nhận có nói "vì H. mà lớp không được học cô V. nữa" chứ không mắng bạn.
Ngoài ra, qua xác minh cũng xác định có một số học sinh lớp 5 đến cửa lớp 4B đứng chứ không có việc dọa, la bới hay đòi đánh em H.
Cô giáo chủ nhiệm mới của lớp 4B đã nhắc nhở cả lớp không được trêu H. hay chia bè phái, thay vào đó phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
Trước đó như đã đưa tin, chị N.T.L. (ở phường Bích Đào, TP.Ninh Bình) có con học lớp cô V. về kể rằng rất sợ cô vì cô hay quát mắng. Từ đó, chị L. bắt đầu tìm hiểu để nắm tình hình học tập trên lớp của con.
Qua file ghi âm, chị L. rất bức xúc khi nghe được những lời lẽ thiếu chuẩn mực của cô V. với học sinh nên đã gửi đơn kiến nghị lên Phòng GD&ĐT TP.Ninh Bình, Sở GD&ĐT và UBND TP.Ninh Bình để được xem xét, giải quyết.
Những file ghi âm lời mắng của cô V. lan truyền trên MXH khiến nhiều người sững sờ.
Hiện, vụ việc đang được tiếp tục làm rõ.
2 học sinh tiểu học thức dậy từ 5h sáng để đọc sách, chưa kịp khen, netizen đã giận dữ khi thấy thứ sau lưng các em Bức ảnh này đã gây ra không ít tranh cãi. Mong muốn con cái giỏi giang, thành công là tâm lý chung của hầu hết các bậc phụ huynh. Dù xuất phát từ tình yêu thương chân thành hay những kỳ vọng cá nhân, ai cũng mong con mình trở thành người ưu tú. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dạy, không ít...