Một học sinh thiệt mạng vì bị đuối nước
Vao ngay 15/5, tai Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế đa xay ra môt vu tai nan do đuôi nươc lam môt tre em bi thiêt mang.
Nan nhân la em Trương Văn Nghia (13 tuôi, tru tai Tô dân phô An Cư Tân) đang hoc lơp 7/1 Trương THCS Lăng Cô. Theo ngươi nha nan nhân, đang thơi gian nghi hoc, em Nghia đên nha ngoai ơ tô dân phô Lâp An đê chơi. Vao chiêu 15/5, em Nghia cung vơi môt sô ban cung ơ quê đi xe đap ra biên chơi.
Trong luc đua giơn em Nghia đa bi rơi vao vung nươc xoay, do không biêt bơi nên đa bi nươc nhân chim. Măc du luc đo co môt ngươi dân đang cao nghêu gân đo, nhưng ngươi nay cung không biêt bơi nên không thê cưu em kip thơi. Khi goi moi ngươi ra thi em đa bi nươc biên cuôn trôi. Ủy ban Thị trấn Lăng Cô va ba con nhân dân đa huy đông lưc lương tim kiêm, đên khoang 19h tôi đa tim đươc nan nhân.
Hiện em Nghia đa đươc đưa vê gia đinh đê lo hâu sư. Đươc biêt, em Trương Văn Nghia co hoan canh kha đăc biêt, bô bi TNGT mât khi em mơi sinh, me tai gia cung chông sang sinh sông ơ Đai Loan, em vê sông vơi ông ba nôi. Theo thây cô giao Trương THCS Lăng Cô, du co hoan canh đăc biêt nhưng em la môt hoc sinh hiên lanh, ngoan ngoan.
Văn Nhân – Đại Dương
Theo Dantri
Cuộc hội ngộ bất ngờ giữa mưa bom bão đạn
Cho đến giờ ông vẫn không quên giây phút ấy, giây phút giữa mưa bom bão đạn, ông gặp được người anh cả ruột thịt và người em họ. Sau những cái ôm, cái nắm tay và lời hẹn gặp lại, họ lại chia tay lên đường làm nhiệm vụ.
Video đang HOT
60 năm đã trôi qua, người chiến sĩ thanh niên xung phong (TNXP) năm xưa - Phùng Sỹ Các chuẩn bị bước sang tuổi 80. Nhớ lại những ký ức Điện Biên Phủ, ông không khỏi bồi hồi xúc động. Với ông những năm tháng gian nan phục vụ chiến dịch Điện Biên và cuộc gặp gỡ bất ngờ của ông với những người anh em ruột thịt không thể nào phai mờ.
Căm thù giặc, hai anh em quyết tâm ra chiến trường
Người lính TNXP Phùng Sỹ Các quê gốc ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Từ những năm 1949 quê ông đã bị giặc Pháp tàn phá, đánh chiếm ác liệt. Năm 1949, chúng đánh ở xã Tây Hồ khiến 4 người chết trong đó có cô chú ruột của ông. Một số trận đánh sau đó chúng bỏ bom na pan ở chợ khiến hàng trăm người chết. Năm 1952, giặc Pháp đánh vỡ đập Bái Thượng, toàn bộ cánh đồng 5 vạn ha của Đông Sơn, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống... không có nước trồng lúa để nuôi bộ đội mà phải trồng khoai, đậu.
Lòng căm thù giặc đã ấp ủ trong trái tim những thanh niên quê ông, trong đó có ông và anh trai mình. Năm 1949, người anh cả của ông lên đường ra mặt trận; cuối năm 1953 ông cũng xung phong đi góp sức mình cho kháng chiến. Ngày đó ông mới bước sang tuổi 17.
"Anh trai tôi vào bộ đội trước tôi 4 năm, anh ấy thuộc sư đoàn 304, tham gia trực tiếp đánh ở trận địa Điện Biên Phủ, còn tôi thì vào đội TNXP phục vụ ở khu vực hỏa tuyến "cửa ngõ" của Điện Biên" - ông Các cho biết.
"Ngày tôi lên đường cũng chẳng khác gì anh trai mình, thời đó khó khăn, thiếu thốn nên hành trang mang theo không có giày chỉ có một bộ áo nâu mặc và 1 bộ gấp mang theo, 1 tấm bạt được phát để khi trời mưa thì làm áo mưa còn lúc ngủ thì dùng làm chiếu cùng một chiếc chăn mỏng và một ít gạo mang theo. Tất cả được bỏ trong một đôi bồ để gánh. Cuộc hành trình xuyên rừng xuyên đêm bắt đầu.
60 năm trôi qua nhưng những gian khổ và cuộc gặp gỡ bất ngờ trong mưa bom bão đạn giữa ông và người anh vẫn vẹn nguyên trong ký ức
Mỗi ngày đi bộ hơn 30 cây số, đường núi dốc cheo leo, những con dốc dựng đứng cao chọc trời, anh em phần lớn là học sinh nên ai nấy đều thấy cuộc hành quân rất vất vả. Đường xa, đòn gánh đè đau vai nên anh em đều lấy nốt bộ quần áo mang theo quấn vào đòn gánh để gánh".
"Nhớ những ngày đang hành quân giữa rừng thi bị máy bay địch tấn công, cả đoàn phải rẽ ra hai bên mép rừng. Cả ngày, cả đêm máy bay địch quần thảo trên bầu trời khiến anh em không thể nấu được cơm, nhịn đói một ngày một đêm sau đó mới được ăn cơm rồi lại tiếp tục lên đường. Cho đến giờ không hiểu sao ngày đó mình khỏe thế. Hay những lần vượt những ngọn đèo cao như đèo Pha Đin, ngọn đèo này được cho là đất giáp trời với những đường cua gấp khúc. Con đèo dài đến chừng hơn 30km, đi suốt một đêm cho tới sáng hôm sau mới xuống chân đèo và nghỉ thế nhưng anh em chúng tôi vẫn thấy như có sức mạnh nào kéo chân đi. Không muốn dừng, chỉ muốn nhanh nhanh vào đến hỏa tuyến để phục vụ cho chiến đấu" - ông Các nhớ lại.
Khoảng 1 tháng hành quân từ hậu phương thì vào đến khu vực hỏa tuyến. Đơn vị ông được bố trí làm việc tại Km 15-km31, công việc chủ yếu là san đường, lấp suối, phá bom đạn, kéo xe...
Chiến trường ngày đó mù mịt khói lửa, nhưng sức trẻ căng tràn, trong mưa bom bão đạn chỉ biết thông đường, giữ vững mạch máu giao thông. Địch đánh ban ngày thì anh em TNXP tranh thủ làm đêm, vận chuyển hàng ngàn mét khối đất, đá dăm vá đắp nền đường, san lấp hố bom, dò tìm những quả bom nổ chậm địch thả xuống. Trời lạnh căm căm, anh em TNXP chỉ có manh áo mỏng nhưng vẫn không quản, vẫn hoạt động liên tục không ngơi nghỉ một chút nào.
Khi được hỏi điều gì khiến những người lính TNXP có thể vượt qua mọi gian nan, hiểm nguy thì ông cho biết: "Khó khăn gian khổ là vậy nhưng chỉ nghĩ đến việc giải phóng Điện Biên là mọi mệt mỏi như tan biến. Chúng tôi tin vào Đảng và cách mạng tuyệt đối, một niềm tin sắt đá rằng kháng chiến sẽ thành công".
Cuộc đoàn tụ bất ngờ
"Xác định ra chiến trường, cống hiến cho cách mạng là xác định một mất một còn. Dường như lòng căm thù giặc át hết hay sao mà nghĩ nếu có hy sinh trong kháng chiến cũng là cái chết nhẹ nhàng lắm nên chẳng biết sợ là gì, được ra chiến trường là mừng lắm rồi. Anh cả tôi đi trước tôi mấy năm, ngày tôi lên đường cũng là chừng ấy năm không có tin tức gì của anh. Lúc đó cũng không biết anh còn hay đã hy sinh. Trong thâm tâm mình vẫn có lúc mong ước được gặp anh nhưng không bao giờ nghĩ ước mơ đó lại trở thành hiện thực" - ông tâm sự.
"Thế rồi vào một hôm trời đã tối khoảng 9h đêm, khi tôi đang làm nhiệm vụ bạt ta lui đường ở km 31 thì có đoàn bộ đội đi đến. Trong đoàn có một người nói to Điện Biên Phủ sắp giải phóng rồi, sắp thắng lớn rồi các đồng chí ơi. Bất giác tôi giật mình, tiếng nói quen lắm, tiếng nói ấy không thể lẫn đi đâu được chỉ có thể là anh trai mình. Tôi chạy lại, trong đêm tối lờ mờ tôi không nhìn rõ mặt ai chỉ hô to: có phải anh Thiều không. Anh tôi trả lời:Thiều đây. Tôi vui sướng quá ôm chầm lấy anh mình, vừa đưa bàn tay sờ khắp mặt vừa nói với anh: em Các đây, anh có khỏe không? Là anh trai tôi, vẫn còn sống và khỏe mạnh. Chỉ có mấy phút được gặp nhau nhưng xúc động không ai nói thành lời. Chúng tôi hẹn ngày gặp lại".
Ông Các giữa đời thường
Ông bảo có lẽ nếu ai chưa từng trải qua cái khoảnh khắc ấy thì sẽ không hiểu được cảm giác được gặp gỡ người thân giữa mưa bom lửa đạn nó như thế nào. Chỉ được nắm tay, ôm nhau vài phút và nghẹn ngào không nói nên lời chỉ duy có lời hẹn gặp lại nhưng niềm hạnh phúc thì không thể tả hết được. Chỉ cần biết người anh em của mình vẫn còn sống, trái tim vẫn còn đập ở đây như thế là mãn nguyện lắm rồi. Giữa thời khắc chiến tranh khốc liệt mà vẫn gặp được anh trai mình thì thật là hiếm hoi. Cho đến giờ nhớ lại, ông vẫn chưa nguôi cái cảm giác ấy.
Không chỉ may mắn gặp được anh trai cả của mình mà ông Các sau đó còn một lần được gặp người em họ. Cũng trong đêm, cũng trong những giây phút ngắn ngủi. Lần gặp ấy ông kể có thanh đường đen trong túi, ông ăn một miếng, người em họ ăn một miếng mà xúc động đến mức cả hai không nuốt nổi. Lúc chia tay, ông Các nhớ còn cho người em họ một chiếc quần vì trời quá lạnh mà thấy người em chỉ mặc một chiếc quần mỏng.
Sau này chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, đất nước giải phóng, anh em ông Các may mắn trở về. Cho đến bây giờ, 60 năm đã trôi qua, khoảnh khắc được nắm tay, được ôm nhau giữa màn mưa bom bão đạn ấy, anh em ông không thể nào quên.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Gặp những "nữ quái" ngoan hiền bên con trong trại giam Nhìn những đứa trẻ bụ bẫm, ngoan hiền trong trại giam, cán bộ quản giáo và phạm nhân ai cũng vui. Với quan điểm trẻ em không có tội, chính anh Lê Quốc Phấn - Giám thị trại giam K1, Cái Tàu, huyện U Minh, Cà Mau đã đề nghị chăm sóc các cháu. Mỗi tháng, anh trợ cấp 1,5 triệu đồng/cháu tiền...