Một học sinh ở Bình Dương nguy cơ mất 1 bàn tay nghi chơi pháo tự chế
Nam học sinh ở Bình Dương có nguy cơ phải bỏ một bàn tay sau khi cùng nhóm bạn mua hỗn hợp về làm pháo tự chế
Ngày 28-12, Công an phường An Thạnh, TP Thuận An (Bình Dương) cho biết đang điều tra, xác minh vụ một học sinh bị dập nát bàn tay do chơi pháo.
CLIP vụ học sinh lớp 9 bị dập bàn tay do chơi pháo
Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 27-12, người dân nghe tiếng nổ lớn từ bờ kênh cầu Trắng, phường An Thạnh, tới gần họ phát hiện nhóm học sinh ở đây. Lúc này, có một học sinh nam bị thương, được bạn dùng xe đạp điện chở vào phòng khám gần đó cấp cứu.
Hiện trường có một phần ngón tay cùng chiếc balo, sách vở. Trong balo có nhiều viên pháo bi. Học sinh bị thương là em N.A.K. (học lớp 9, Trường THCS Trịnh Hoài Đức, TP Thuận An).
Hiện trường vụ việc thương tâm
K. đang được điều trị tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM, có nguy cơ phải bỏ một bàn tay.
Được biết, sau khi kiểm tra học kỳ 1, N.A.K. cùng nhóm bạn về nhà chơi và mua hỗn hợp về chế tạo pháo tại nhà của K.
Sau khi làm pháo xong, cả nhóm đưa ra bờ kênh gần nhà để thử, không may bị phát nổ làm K. dập nát bàn tay. Nhà trường đang phối hợp cùng cơ quan chức năng làm rõ vụ việc.
Bước vào lớp, thầy giáo đeo "một thứ" trên lưng khiến toàn bộ học sinh trợn mắt ngạc nhiên, dân mạng thì tranh cãi
Khoảnh khắc rất đáng yêu song cũng thu hút nhiều bình luận trái chiều.
Mới đây, MXH Trung Quốc đang lan truyền rần rần đoạn clip về một thầy giáo. Theo đó, tại một trường nội trú nằm ở vùng núi xa xôi của Trung Quốc, vì thời điểm này cả trường đang căng thẳng chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng nên vào kỳ nghỉ lễ Đông chí, ban giám hiệu đã ra quyết định mọi hoạt động dạy và học vẫn diễn ra bình thường.
Vì con nhỏ không ai trông, trong khi đó vợ thì phải đi làm xa, một thầy giáo trong trường đã quyết định cho cô con gái chỉ mới 4 tháng tuổ.i "lên lớp" cùng bằng cách cho em bé vào gùi có lót đủ chăn ấm và đeo trên lưng. Ai cũng biết một đứ.a tr.ẻ 4 tháng tuổ.i luôn cần được chăm sóc cẩn thận, đặc biệt giữa tiết trời lạnh giá như ở thời điểm hiện tại, bởi vậy có thể thấy được do không còn lựa chọn khác nên thầy giáo mới phải đưa ra quyết định như vậy.
Khoảnh khắc thầy giáo cõng con gái 4 tháng tuổ.i đi dạy học.
"Hôm đó là ngày Đông chí, một ngày tượng trưng cho sự đoàn viên và ấm áp trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, nhưng nhà trường quyết định mọi hoạt động dạy và học vẫn diễn ra bình thường. Tôi thực sự không nỡ để con gái ở nhà một mình, nên đã quyết định đưa con đến trường cùng, để cùng các bạn học sinh trải qua ngày lễ đặc biệt này", nam giáo viên chia sẻ với tờ 163.
Thầy giáo này cho biết thêm, khi thấy cảnh mình đưa con gái đi học, các bạn học sinh lúc đầu tỏ ra bất ngờ. Sau đó ai nấy đều vô cùng thích thú, xúm vào xung quanh để ngắm em bé. Con của thầy giáo lập tức trở thành "thần tượng" của cả lớp, các bạn tranh nhau làm c.ô b.é cười, giành giật nhau để đưa đồ chơi cho c.ô b.é, và cả lớp học vì thế mà tràn ngập tiếng cười và niềm vui.
"Cảnh tượng ấm áp đó đến tận bây giờ vẫn in đậm trong tâm trí tôi", thầy giáo nói.
Thầy giáo đưa con "đi học" cùng.
Trước khoảnh khắc đáng yêu này, cư dân mạng thi nhau để lại bình luận. Trong đó, một comment nhận được sự quan tâm của dân tình: "Trước mặt là trách nhiệm, sau lưng là tình cha".
Câu nói này thực sự mô tả rất chính xác về người thầy trong hoàn cảnh này. Đó là một người thầy đầy trách nhiệm với học trò của mình. Ở góc độ khác, netizen còn khen thầy là một người cha mẫu mực. Trước tình thế khó khăn, thay vì đắn đo tìm giải pháp, thầy đã quyết định mang theo con mình đến lớp học để có thể chăm sóc c.ô b.é được tốt nhất.
Khoảnh khắc đáng yêu này khiến netizen thích thú.
Hơn thế nữa, phản ứng của các học sinh trước hành động đặc biệt này của thầy giáo lại càng đáng quý. Thay vì cảm thấy khó chịu vì thầy mang con nhỏ đến lớp, các em lại thể hiện một thái độ đầy bao dung. Được biết, trong tiết học, các học sinh chủ động nói nhỏ hơn vì lo sợ làm phiền đến giấc ngủ của em bé. Vào giờ giải lao, các em quây quần bên đứ.a tr.ẻ, nhẹ nhàng chơi đùa với ánh mắt tràn đầy yêu thương Có em mang ra những món đồ ăn vặt mà mình có để cho em bé. Có em thì nhẹ nhàng vỗ về cho em ngủ...
Những hình ảnh này không chỉ phản ánh sự gắn kết giữa thầy trò mà còn là minh chứng đẹp đẽ cho sự yêu thương trong cuộc sống. Chúng ta không chỉ thấy được trách nhiệm của một người thầy mà còn cảm nhận được sự trưởng thành và tình cảm đáng quý từ của các em học sinh.
Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ cũng đưa ra lời khuyên rằng nếu chuyện tương tự xảy ra, mong thầy giáo hãy cẩn thận hơn bởi việc địu trẻ trong lớp học có thể tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra những tình huống đáng tiếc. Bên cạnh đó, cách làm này có thể ảnh hưởng phần nào đến môi trường học tập, như làm phân tán sự chú ý của một số học sinh hoặc khiến trật tự lớp học không được như thường lệ.
Thầy giáo có thể nhờ hàng xóm láng giềng trông hộ, hoặc nhờ các thầy cô giáo khác trong trường chăm sóc giúp trong lúc thầy lên lớp. Trong tình huống bất khả kháng không ai có thể giúp đỡ, thầy cũng nên đặt em bé ở một nơi an toàn trong tầm nhìn, chẳng hạn như trên bàn làm việc đủ lớn, thay vì địu trên lưng cả buổi.
Bài toán tiểu học đang khiến cả cõi mạng dậy sóng: "14 trừ đi bao nhiêu để lớn hơn 14?" Bạn có làm được bài toán này không? Toán tiểu học tưởng chừng chỉ là chuyện "cộng trừ nhân chia" đơn giản, nhưng thực tế lại có nhiều bài khó không tưởng. Nào là toán đố mẹo, rồi đến các bài toán đố lắt léo kiểu "ba mẹ mua 5 quả cam, ăn mất 2 quả, hỏi nhà còn mấy người ăn?" -...