Một học sinh ngất xỉu sau tiêm vaccine Covid-19 ở TPHCM: Cần lưu ý gì?
Trong buổi sáng tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em đầu tiên tại TPHCM, một học sinh bất ngờ ngất xỉu. Sau khi sơ cứu nhanh, em đã tỉnh lại và dần ổn định sức khỏe.
Sáng 27/10, TPHCM bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Tại huyện Củ Chi, điểm tiêm đầu tiên là trường tiểu học thị trấn Củ Chi (đường Nguyễn Phúc Trú, khu phố 1, thị trấn Củ Chi). Từ sáng sớm, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức đã đến kiểm tra công tác tổ chức tiêm chủng ở đây.
Khoảng 9h, một học sinh THPT sau khi tiêm vaccine bất ngờ bị ngất, khiến các bạn xung quanh lo lắng. Dù vậy, khi được nhân viên y tế đưa vào phòng hỗ trợ sau tiêm, cho uống sữa, em đã tỉnh lại và sức khỏe dần ổn định. Ngay sau đó, phụ huynh của nữ sinh cũng có mặt tại trường.
Học sinh ngất xỉu sau khi tiêm vaccine Covid-19 tại TPHCM (Ảnh: Hải Long).
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), công tác chuẩn bị tiêm chủng ở điểm tiêm trên diễn ra từ rất sớm. Lực lượng chức năng bố trí đầy đủ các khâu từ tiếp nhận, khám sàng lọc, tiêm chủng và theo dõi sau tiêm 30 phút, nhằm tiêm chủng cho khoảng 1.500 học sinh thuộc lớp 11 và 12 đang học tại 3 trường THPT trên địa bàn Thị trấn Củ Chi.
Bên cạnh đó, đội ngũ tiêm chủng đều được tập huấn kỹ từ trước để các khâu được thực hiện theo đúng quy trình. Trước đó, cha mẹ hoặc người giám hộ cũng đã thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ.
Tại điểm tiêm hôm nay, Củ Chi tổ chức 10 bàn tiêm, đội tiêm là các y bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi. Vaccine được tiêm trong đợt này là vaccine Pfizer. Sau tiêm chủng, học sinh sẽ được cấp giấy xác nhận tiêm, được hướng dẫn khai báo sau tiêm trong 7 ngày tại nhà.
HCDC cho biết, trước khi đi tiêm, phụ huynh cần giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của tiêm vaccine Covid-19. Cho trẻ ăn đầy đủ, mặc áo ngắn tay, chuẩn bị giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của điểm tiêm, đến điểm tiêm phải khai báo y tế đầy đủ.
Video đang HOT
Nữ sinh tỉnh lại sau khi được chăm sóc, phụ huynh cũng đã có mặt (Ảnh: Hải Long).
Sau khi tiêm vaccine, trẻ có thể bị một số tác dụng phụ như đau, đỏ, sưng tại vị trí tiêm; mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt buồn nôn… Đó là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang xây dựng lớp bảo vệ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày.
Nếu trẻ có bất kỳ cảm giác đau và khó chịu nào sau khi được tiêm phòng, phụ huynh có thể làm giảm đau và khó chịu nơi vị trí tiêm cho trẻ bằng cách đắp khăn sạch, mát lên vị trí này, kèm vận động cánh tay trẻ nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, để giảm khó chịu do sốt, hãy cho trẻ uống nhiều nước và mặc thoáng.
Phụ huynh cần theo dõi trẻ chặt. Nếu thấy có vết đỏ hoặc vết thương nơi tiêm trở nên nặng hơn sau 24 giờ hoặc nếu các tác dụng phụ ở trẻ khiến phụ huynh lo lắng, dường như không biến mất sau một vài ngày thì cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
HCDC cũng khuyến cáo dù được tiêm vaccine, việc tuân thủ 5K vẫn rất cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Sau khi thí điểm tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em ngày 27/10 tại huyện Củ Chi và quận 1, Sở Y tế TPHCM sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn công tác tổ chức và tiếp tục triển khai mở rộng cho toàn Thành phố trong những ngày tiếp theo.
Hiệu quả vaccine Pfizer giảm dần theo thời gian: Chuyên gia nêu lý do không cần hoảng sợ
Mặc dù các nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả vaccine Pfizer giảm dần theo thời gian, một chuyên gia Mỹ giải thích "đó không phải là lý do để mọi người hoảng sợ".
Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu được thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới liên tục chỉ ra rằng khả năng miễn dịch của con người bắt đầu suy yếu vài tháng sau khi tiêm hai liều vaccine Pfizer phòng Covid-19.
Trong khi hai liều vaccine tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ giúp giảm hơn 90% nguy cơ mắc bệnh nặng, khả năng bảo vệ chống lại nguy cơ nhiễm virus sẽ giảm dần.
Đó là lý do tại sao Pfizer đã yêu cầu và được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ cấp phép liều vaccine tăng cường cho một số đối tượng sáu tháng sau tiêm.
Các lọ vaccine Pfizer, hay còn gọi là Comirnaty, phòng COVID-19.
Cụ thể, FDA Mỹ khuyến cáo liều vaccine tăng cường của Pfizer nên được sử dụng cho những người trên 65 tuổi và một số người có nguy cơ mắc Covid-19 nặng cao.
Hôm qua (11/10), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra khuyến cáo chính thức về đối tượng nên tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường.
Những điều này có nghĩa là gì? Liệu người dân có nên lo lắng?
Không phải lý do để hoảng sợ
Tiến sĩ Ann Falsey, chuyên gia về các bệnh hô hấp do virus tại Trường Y, Đại học Rochester (Mỹ), nói với CNN hôm 10/10: "Chúng ta đã dự kiến được rằng khả năng miễn dịch sẽ dần suy yếu theo thời gian, nhưng đó không phải là lý do để mọi người hoảng sợ".
Tiến sĩ Falsey, người đang tham gia tổ chức các thử nghiệm lâm sàng về vaccine Covid-19, cho biết: "Không phải bỗng nhiên một ngày bạn mất đi toàn bộ khả năng bảo vệ, giống như trước khi được tiêm vaccine".
"Tất cả các loại vaccine đều có hiệu quả khá tốt chống lại bệnh nặng - Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson", tiến sĩ Falsey nói thêm.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 tại Mỹ.
"Thực sự, phần lớn các ca nhiễm đột phá đều là những ca bệnh giống cảm cúm, cảm lạnh - không phải kiểu bệnh tật đáng sợ mà chúng ta đối mặt lúc trước". (Nhiễm Covid-19 đột phá là nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm vaccine đầy đủ).
"Vì vậy, thông điệp chính của tôi là, đừng hoảng sợ. Bạn sẽ ổn thôi".
Tuần này, hai nghiên cứu mới đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy khả năng miễn dịch từ vaccine Pfizer giảm dần.
Một nghiên cứu từ Israel thực hiện trên 4.800 nhân viên y tế cho thấy mức độ kháng thể giảm nhanh chóng sau hai liều vaccine Pfizer, "đặc biệt là ở nam giới, những người từ 65 tuổi trở lên và những người bị ức chế miễn dịch".
Nghiên cứu thứ hai từ Qatar cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine Pfizer đạt mức cao nhất trong tháng đầu tiên sau khi tiêm liều thứ hai và sau đó bắt đầu suy yếu.
Nhóm nghiên cứu viết trong một báo cáo đăng trên Tạp chí Y học New England: "Những phát hiện này cho thấy một phần lớn dân số được tiêm chủng có thể mất khả năng bảo vệ chống lại nguy cơ nhiễm virus trong những tháng tới, có thể làm tăng khả năng xảy ra các đợt dịch mới".
Tuyến phòng thủ thứ hai
Tại sao vaccine tiếp tục bảo vệ mạnh mẽ chống lại nguy cơ bệnh nặng nhưng khả năng ngăn ngừa nhiễm virus lại giảm?
Đó là bởi vì hệ thống miễn dịch của con người rất phức tạp.
Các kháng thể hình thành tuyến phòng thủ đầu tiên, ngăn chặn virus xâm nhập vào một số tế bào trong cơ thể. Đây là khả năng bảo vệ bắt đầu giảm dần theo thời gian.
Nhưng có một tuyến phòng thủ thứ hai - miễn dịch dựa trên tế bào. Các tế bào được gọi là tế bào B và tế bào T có thể mất nhiều thời gian hơn để tạo ra kháng thể, nhưng chúng cung cấp khả năng bảo vệ kéo dài hơn và rộng hơn để chống lại nhiễm trùng và giúp giảm nguy cơ bệnh nặng.
Vì vậy, mặc dù người tiêm có thể dễ nhiễm virus hơn vài tháng sau khi tiêm, nhưng họ ít có khả năng bị bệnh nặng phải nhập viện hoặc tử vong.
"Nhưng có rất nhiều lý do khiến mọi người không muốn nhiễm virus. Họ không muốn truyền bệnh cho những người thân yêu. Họ không muốn truyền bệnh cho trẻ nhỏ chưa thể tiêm phòng", tiến sĩ Falsey nói.
Trong nhiều tháng qua, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh đây là lý do tại sao ngay cả những người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn cần tiếp tục phòng bệnh. Họ vẫn nên đeo khẩu trang khi xung quanh có nhiều người chưa được tiêm vaccine, đặc biệt là trong nhà, và luôn đảm bảo phòng thoáng khí.
Chuyên gia giải đáp câu hỏi thường gặp sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2 Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 mũi 2. Cùng nghe Thạc sĩ, BSCK1 Trần Thanh Sơn - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giải đáp cặn kẽ. Có nhiều câu hỏi được đặt ra về tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2. Câu hỏi 1: Tôi vừa tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2....