Một hành vi cùng lúc chịu hai bản án
Điều bất ngờ là ngày 20/1/2013, Nguyễn Thị Luyện nhận được tống đạt của TAND Q.Cầu Giấy triệu tập tới TAND Q.Cầu Giấy vào ngày 23/1 để xét xử vụ án “chống người thi hành công vụ” mà chính Nguyễn Thị Luyện đang thi hành gần xong.
Một phụ nữ bị đưa ra xét xử về tội “chống người thi hành công vụ”, bị cáo thừa nhận hành vi vi phạm, án đã có hiệu lực pháp luật. Bị án đang thi hành án thì đùng một cái nhận được một bản án khác cũng về chính hành vi của mình trong khi vẫn đang thi hành bản án cũ mà không biết tại sao.
Sáng 16/4, TANDTP đưa vụ án “chống người thi hành công vụ” ra xét xử. Tuy nhiên, phiên xử buộc phải dừng lại bởi quá trình xét xử lộ ra hàng loạt chuyện như đùa, vi phạm nghiêm trọng tố tụng xảy ra trong quá trình đưa vụ án ra xét xử.
Video đang HOT
Đoạn clip khiến Nguyễn Thị Luyện phải đi tù (ảnh cắt từ clip).
Vụ việc tóm tắt như sau: Khoảng 21h30 ngày 8.10.2011, một người tên Đạt, chở Phạm Thanh Hải (SN 1998) không đội mũ bảo hiểm đi trên đường Vũ Phạm Hàm (Yên Hòa, Cầu Giấy) thì bị tổ tuần tra cảnh sát cơ động, CA TP.Hà Nội gồm các ông Đào Công Hà, Trần Văn Tứ, Lưu Bảo Anh, Phạm Tùng Nam dừng xe. Hải đã gọi điện cho người thân của mình là Nguyễn Thị Luyện (SN 1978) cầu cứu. Thấy vậy, Luyện đi ra gặp tổ công tác xin nhưng không được chấp nhận, thế là xảy ra cãi vã, đôi co giữa Luyện và cảnh sát cơ động Trần Văn Tứ.
Sau đó, chính Luyện yêu cầu tất cả về CA P.Yên Hòa giải quyết. Tại CA P.Yên Hòa, Đại đội trưởng Đại đội CSCĐ Phan Thanh Hà đã cảnh cáo Hải, Đạt về hành vi không đội mũ bảo hiểm và dàn hòa giữa Luyện với CSCĐ Trần Văn Tứ rồi tất cả ra về, không lập biên bản bất cứ việc gì. Tuy nhiên, ít bữa sau trên mạng Internet xuất hiện một đoạn clip về vụ việc thế là hơn 1 tháng sau Nguyễn Thị Luyện bị CA Q.Cầu Giấy, Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam về tội “chống người thi hành công vụ”.
Ngày 4.1.2012, vụ án được TAND quận Cầu Giấy đưa ra xét xử, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Thị Luyện 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 23 tháng. Án không có kháng cáo, bản án được ủy thác đến TAND huyện Chương Mỹ, Hà Nội (nơi cư trú của Luyện) thi hành.
Trong quá trình chấp hành bản án, cơ quan thi hành án dân sự, CA huyện Chương Mỹ đã có đề nghị TAND huyện Chương Mỹ rút ngắn thời gian thử thách cho Luyện. Ngày 1.2.2013, đề nghị này đã được TAND huyện Chương Mỹ chấp nhận và rút ngắn 5 tháng thời gian thử thách đối với Nguyễn Thị Luyện.
Tòa sai, ai chịu?
Điều bất ngờ là ngày 20.1.2013, Nguyễn Thị Luyện nhận được tống đạt của TAND Q.Cầu Giấy triệu tập tới TAND Q.Cầu Giấy vào ngày 23.1 để xét xử vụ án “chống người thi hành công vụ” mà chính Nguyễn Thị Luyện đang thi hành gần xong. Tới phiên xét xử, Luyện mới tá hỏa là sau khi bản án sơ thẩm lần 1 có hiệu lực, 7 tháng sau, TAND TP.Hà Nội ra kháng nghị và quyết định giám đốc thẩm vì cho rằng cần phải xử nặng hành vi của Luyện nên tuyên hủy bản án đó để TAND Q.Cầu Giấy xử lại.
Tại phiên tòa, Luyện khẳng định không được nhận quyết định giám đốc thẩm và trưng ra các bằng chứng về việc cả cơ quan thi hành án lẫn TAND huyện Chương Mỹ đều không được nhận quyết định giám đốc thẩm, vì vậy vẫn đang thi hành bản án cũ vì án đang có hiệu lực, việc TAND Q.Cầu Giấy đưa ra xét xử là vi phạm pháp luật. Thế nhưng TAND Q.Cầu Giấy vẫn đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Luyện 12 tháng tù giam.
Án bị kháng cáo, tại phiên xét xử phúc thẩm sáng 16.4, ngay sau phần thủ tục phiên tòa, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – đại diện Viện KSND TP.Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa – đã chỉ ra hàng loạt sai sót nghiêm trọng trong quá trình thụ lý vụ án mà phiên tòa phúc thẩm không có điều kiện làm rõ khiến quyền lợi của công dân không được đảm bảo và đề nghị HĐXX trả lại hồ sơ để điều tra lại, nhưng HĐXX vẫn cho tiến hành phiên xử. Sau phần thẩm vấn, đến phần tranh luận, vị đại diện VKS đã khẳng định việc TAND TP.Hà Nội không có quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành án khiến Nguyễn Thị Luyện cùng lúc phải chịu hai bản án sơ thẩm và giám đốc thẩm về cùng một hành vi là vi phạm vào Điều 276 Bộ luật TTHS.
“Đây là một việc hy hữu bởi bản án đã bị kháng nghị giám đốc thẩm mà vẫn phải chấp hành bản án cũ. Không có quyết định tạm đình chỉ thi hành án dẫn đến bị cáo bị phạt 2 lần về một hành vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của họ. Một bản án đã bị hủy thì không có lý gì mà họ vẫn phải chấp hành bản án đó. Quyết định giám đốc thẩm nhận xét rằng, hành vi của Luyện là nguy hiểm, coi thường pháp luật, thế nhưng cơ quan thi hành án và TAND huyện Chương Mỹ lại có những nhận xét hết sức tốt về thái độ chấp hành pháp luật của Luyện. Đây là điều không thể hiểu nổi, vì vậy đề nghị HĐXX trả hồ sơ làm rõ” – bà Mai một lần nữa đề nghị.
HĐXX đã buộc phải dừng phiên tòa. Vụ án chưa biết đến bao giờ mới mở trở lại, Nguyễn Thị Luyện vẫn tiếp tục chịu cùng lúc hai bản án về một hành vi của mình.
Theo 24h
7 "quan" xã thích "ăn" đất
Liên quan đến vụ lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, giao đất trái thẩm quyền, vi phạm quy định về thu chi tài chính xảy ra tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm 7 cán bộ ở xã trên vào ngày 29-3, tại Hải Phòng.
Các bị cáo tại phiên tòa
Theo bản án sơ thẩm, để có tiền chi phí cho các hoạt động thường xuyên và xây dựng các công trình công ích của địa phương, ngày 6-9-2005, cuộc họp mở rộng các thành phần của xã Tú Sơn gồm Chủ tịch UBND Nguyễn Đức Hữu, Phó Chủ tịch UBND Phạm Văn Thanh, Phó Bí thư Thường trực Trần Văn Nhân, Phó Chủ tịch HĐND Bùi Văn Thiết, cán bộ địa chính xây dựng Nguyễn Đức Cường, cán bộ tài chính Phạm Văn Nghi cùng một số cán bộ xã khác dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng ủy xã Tú Sơn Bùi Văn Tông đã đi đến thống nhất: Sẽ tạo nguồn vốn cho xã bằng cách cấp đất làm nhà ở và thu sinh lời từ việc giao đất chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. Tiếp đó, Bùi Văn Tông lại triệu tập cuộc họp với các thành phần như trên để giao cho UBND xã thành lập hội đồng cấp đất và định giá bán đất tại một số tuyến đường với giá bán từ 70 - 130 triệu đồng/lô.
Để xúc tiến những phần việc tiếp theo, Chủ tịch UBND xã Tú Sơn Nguyễn Đức Hữu đã chỉ đạo Phạm Văn Thanh, Nguyễn Đức Cường, Phạm Văn Nghi tiến hành khảo sát khu vực đất thu hồi của 190 hộ dân đang canh tác, khảo sát giá thị trường rồi lập danh sách giao đất, định giá đất. Sau đó, Hữu đã ký các quyết định về phê duyệt phương án hỗ trợ bồi hoàn thu hồi đất nông nghiệp, các quyết định phê duyệt phương án tạm thu tiền sử dụng đất. Phạm Văn Thanh ký tờ trình đề nghị phê duyệt phương án bồi thường tiền đất, thu hồi thực hiện kế hoạch giao đất cho công dân làm nhà và cùng với Nguyễn Đức Cường lập phương án thu tiền cấp quyền sử dụng đất ở. Ngoài ra, Thanh, Cường còn cùng Phạm Văn Nghi thực hiện việc lập phương án tính toán đền bù trưng dụng đất nông nghiệp làm quy hoạch đất ở.
Từ năm 2006 đến tháng 5-2008, 183 lô đất với diện tích 19.927m2 đã được các "quan xã" ở Tú Sơn giao cho các hộ dân, thu về số tiền là 13.597.546.000đ. Đến cuối năm 2008, những "quan xã" này cùng các ban, ngành, đoàn thể của xã họp bàn, thống nhất tiếp tục giao đất cho các hộ dân làm nhà ở tại khu vực đường 401 của làng Hồi Xuân (giáp đê Bàng La), thu tiền với giá 1 triệu đồng/m2 và thu 1,6 triệu đồng/m2 tại khu vực đường sau sân vận động xã. Tiếp đó, trong thời gian từ cuối năm 2008 đến tháng 10-2010, Bùi Văn Tông đã chỉ đạo Thanh, Cường, Nghi tiến hành khảo sát, thu hồi đất canh tác của 28 hộ dân rồi tiến hành lập hồ sơ phân lô, khảo sát giá thị trường để định giá đất. Bùi Văn Tông đã ký các quyết định về phê duyệt phương án tạm thu tiền sử dụng đất còn Thanh, Cường, Nghi trực tiếp ký các quyết định, biên bản, trích đo như thời kỳ trước. Cũng trong thời gian từ tháng 6-2008 đến 10-2010, UBND xã Tú Sơn đã giao 66 lô đất cho các hộ dân với tổng diện tích là 6.804m2 và thu được số tiền 5.678.600.000đồng.
Sau khi nhận được đơn tố cáo của người dân về những việc làm sai trái trên của lãnh đạo xã Tú Sơn, Cơ quan CSĐT - CATP Hải Phòng đã vào cuộc điều tra, làm rõ: Từ năm 2006 - 10-2009, UBND xã Tú Sơn đã thực hiện việc giao đất làm nhà trái phép 249 lô đất với diện tích 26.731m2 là đất nông nghiệp thu hồi của 218 hộ dân đang canh tác. Những người được UBND xã Tú Sơn giao đất trái phép là các cán bộ UBND xã Tú Sơn và người nhà của các "quan xã" như gia đình và người nhà của Nguyễn Đức Hữu được giao 8 lô đất gia đình và người nhà Bùi Văn Tông được giao 4 lô... Cũng từ năm 2006 đến tháng 4-2011, UBND xã Tú Sơn đã thu tổng số tiền do giao đất trái phép là 19.258.546.000đồng, đã tự chi không qua kho bạc 15.640.313.200đồng trong đó có các khoản chi cho giải phóng mặt bằng thu hồi đất, tham quan, chi phí khác cho UBND xã Tú Sơn tạm ứng hoạt động cho các ban, ngành, đoàn thể... Mặc dù UBND huyện Kiến Thuỵ đã ra Quyết định số 236 ngày 10-3-2011 thu hồi đất giao trái thẩm quyền, nhưng cho đến nay không thể thu được vì các hộ dân đã san lấp 232 lô làm nhà ở 72 lô và đã có 81 hộ sang tên đổi chủ cho các hộ khác.
Quá trình điều tra cơ quan Công an còn làm rõ, toàn bộ phiếu thu tiền giao đất trái pháp luật, các chứng từ chi, tạm ứng đều được Hữu, Tông, Thanh, Nghi ký duyệt, nhưng trong các báo cáo quyết toán ngân sách xã hàng năm không báo cáo thu chi. Đến nay, số tiền đã sử dụng vào việc xây dựng công trình và chi hoạt động khác của UBND xã Tú Sơn đã không thể thu hồi lại được. Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX tuyên phạt bị cáo Bùi Văn Tông, Nguyễn Đức Hữu mức án 5 năm tù giam, bị cáo Phạm Văn Thanh 4 năm tù giam, Nguyễn Đức Cường 3 năm 6 tháng tù giam. Ba bị cáo còn lại là Phạm Văn Nghi, Trần Văn Nhân và Bùi Văn Thiết cùng nhận mức án 3 năm tù giam. Ngay sau phiên tòa Sơ thẩm, 5 bị cáo gồm Hữu, Cường, Nghi, Nhân, Thiết đã đồng loạt làm đơn kháng cáo, nhưng sau đó lại thay đổi nội dung xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên tòa Phúc thẩm, 2 bị cáo Cường, Nghi xin rút kháng cáo. Với lý do đều là cán bộ, có nhiều thành tích đóng góp cho địa phương nên HĐXX đã sửa bản án sơ thẩm cho nguyên Bí thư xã Bùi Văn Tông được hưởng án treo nguyên Chủ tịch xã Nguyễn Đức Hữu từ 5 năm xuống còn 3 năm 6 tháng nguyên Phó Chủ tịch HĐND xã Bùi Văn Thiết từ 3 năm xuống còn 2 năm.
Theo ANTD
CA chỉ được nổ súng khi bị uy hiếp tính mạng "Hiểu dự thảo Nghị định theo hướng cho phép CSGT được nổ súng khi người tham gia giao thông vi phạm là hoàn toàn sai". Ngày 22/3, tại hội nghị sơ kết tình hình trật tự, an toàn giao thông (ATGT), PCCC..., Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, khẳng định như trên khi nói về Dự thảo Nghị định...