Một Hà Nội thanh bình trong ngày Thu tháng 8
75 năm sau ngày thu lịch sử 19/8/1945, những dấu ấn lịch sử vẫn còn nguyên vẹn như nhắc nhở về những ngày không thể quên của dân tộc. Tháng 8, Hà Nội như khoác lên mình một màu áo mới, màu của Tổ Quốc, màu của những ngày tháng lịch sử.
Quảng trường Cách mạng tháng Tám. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN
Quảng trường Cách mạng tháng Tám. Ảnh: TTXVN
Nút giao thông Nam cầu Chương Dương. Ảnh: TTXVN
Chùa Trấn Quốc (Hà Nội). Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Sáng mùa Thu trên đường Thanh niên. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Video đang HOT
Hồ Tây một sớm Thu tháng 8. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Người dân Thủ đô thong dong trên xe đạp dạo quanh Hồ Gươm mỗi sáng. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Vẻ đẹp Hồ Gươm những buổi sáng tinh mơ với con đường đầy nắng. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Dạo chơi trên đường Phan Đình Phùng. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Người dân tập thể dục trên đường Phan Đình Phùng. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Mùa Thu cũng là thời điểm những trái sấu chín được bày bán khắp các nẻo đường Hà Nội. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Cốm, món ăn dân dã nhưng thắm đượm hương vị Hà Nội. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Khám phá miền biên viễn Tây Nam của Tổ quốc
Nơi ấy có gì ?Có những huyền thoại trường tồn trên đỉnh Thất sơn linh thiêng.Bao chứa những giá trị đặc biệt ẩn và lộ diện ở tuyến đầu biên giới.
Tất cả sẽ được du khách chạm đến trong hành trình ngược dòng kênh Trà Sư ăm ắp nước để khám phá miền biên viễn Tây Nam.
Nơi thượng nguồn dòng sông Mekong hiền hòa, ấm áp luôn hấp dẫn du khách bốn phương bởi mùa nước nổi đặc trưng, nơi khởi đầu những câu chuyện văn hóa đa sắc màu....đã trở thành món "đặc sản" ấn tượng tạo nên hồn của làn điệu trao duyên, khiến bao trái tim phải thổn thức.
Miền Tây xanh sắc mây trời
Phù sa nước nổi, ầu ơi...câu hò.
Hình ảnh về chiếc cầu tre, cầu gỗ, cầu khỉ tại vùng biên giới nghèo ngày nào đã là những ký ức xa xôi luôn thoắt ẩn hiện để ùa về trong nỗi nhớ khắc khoải. Tất cả những giá trị truyền thống ấy đã tụ hội về Trà Sư ngày nay bằng các ý tưởng nghệ thuật sáng tạo từ nhà đầu tư, khiến cho nơi đây trở thành chiếc cầu kết nối giữa tâm thức Việt với người con tứ phương khi quay lại Trà Sư trải nghiệm nét văn hóa đậm đà nguồn cội này.
Lên biên giới để nhận diện nét đẹp lịm tim mùa nước nổi miền Tây
Khu du lịch Trà Sư trong những ngày đón mừng những công trình xanh độc nhất của thiên nhiên đặc ân cho nơi đây, những điều mà điểm du lịch sinh thái trước nước lũ tràn về đã "trình làng" giới mộ đạo check-in danh này luôn khiến cho người thưởng ngoạn phải ngẩn ngơ.
Điều đặc biệt của rừng tràm mùa nước nổi làm biết bao hồn thơ phải "say sắc xanh" lại không phải là những "nhành liễu" tràm đong đưa trước gió, thoảng hương mùi hoa tràm dịu nhẹ trong không khí hay một mái nhà xanh được từng hàng tràm bện với nhau che mát dọc theo con đường công du quanh khu rừng, mà chính là một tấm thảm bèo xanh ngắt, trải khắp 850ha bề mặt của khu rừng.
Đã từng dạo bước trên thân trúc bạch long nằm trườn dài xuyên rừng, du khách mới có thể biết đến cảm giác đắm mình vào khoảng xanh thiên nhiên bát ngát, thả hồn vào những tình khúc của dàn đồng ca thiên điểu, để được tận hưởng thú vui tao nhã, điền viên mà nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng miêu tả trong dòng thơ của ông:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Chìm đắm trong sắc xanh trên cung đàn Trà Sư
Khu rừng tràm nguyên sinh này không chỉ mang tính đa dạng sinh học quan trọng của vùng, nơi đây còn là nơi đón chào dòng chảy của văn hóa, của tổ tiên khi tọa lạc tại một trong những khu vực đầu tiên tiếp nhận lưu lượng nước đổ về ĐBSCL của dòng Mekong. Nét đẹp rất độc đáo của một vùng ngập nước, mênh mang một màu phù sa mỗi khi đến độ tháng tám, được phô bày rất riêng và nghệ thuật dọc theo hệ thống kênh rạch đặc trưng tại vùng đồng bằng châu thổ phía Nam. Trà Sư được vinh dự gần kề với đại công trình miền viễn Tây dài hơn 87km nối từ Châu Đốc đến Kiên Giang, hàm chứa vô vàn ý nghĩa lịch sử quan trọng trong công cuộc dựng xây tổ quốc thanh bình và phồn thịnh.
Được đặt theo tên vợ của Khai quốc Công thần Thoại Ngọc Hầu, kênh Vĩnh Tế được đào bằng chính đôi tay lấm tấm bùn đen của những người con yêu nước, đóng góp ý nghĩa to lớn trong việc mở ra "đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước, phòng giữ ngoài biên cho tới nhân dân mua bán đều được tiện lợi vô cùng" (trích Đại Nam nhất thống chí). Kênh Vĩnh Tế có vai trò rất quan trọng trong an ninh quốc phòng, giao thương thương mại giữa 2 nước anh em Đông Dương vì vị trí đặc biệt của kênh chạy song song với đường biên giới Việt Nam - Campuchia. Đây còn là nơi cung cấp nguồn lợi thủy sản an toàn, đảm bảo kế sinh nhai bền vững cho người dân bản địa vì hệ thống kênh rạch tại ĐBSCL là nơi trú thân cho hàng nghìn đàn cá đồng, khi việc canh tác nông nghiệp của Việt Nam đang ngày một phát triển lớn mạnh.
Chuyến tàu trên dòng kênh Vĩnh Tế mang lại cảm giác rất quê hương, rất cội nguồn
"Kênh Vĩnh Tế tại vùng Tứ giác Long Xuyên là một công trình quan trọng trong quốc phòng từ xưa cho đến giao thông đường thủy ngày nay. Hiện An Giang Tourimex đang mở tuyến du lịch thưởng ngoạn về biên giới cực Tây Nam của tổ quốc qua tuyến tàu trên dòng kênh Vĩnh Tế, phục vụ khách du lịch được trải nghiệm mới về văn hóa, lịch sử và sinh thái khi đến đây lần tiếp theo." - ông Trần Minh Trí, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch An Giang, chủ đầu tư Khu du lịch Trà Sư cho biết thêm.
Miền biên viễn cực Tây Nam với sức sống của tổ quốc đang chuyển mình trở thành một khu vực sầm uất và nổi tiếng khắp nơi. Mang vẻ đẹp đặc trưng của tác phẩm thiên nhiên miền Tây, nét văn hóa gắn liền với giá trị cội nguồn cùng những vô giá của lịch sử hào hùng trong quá khứ đang dần đánh thức tiềm năng phát triển du lịch nội địa, với tiên phong là người anh cả trứ danh khu du lịch Trà Sư.
Trở về thế kỷ XX với biệt thự nhà vườn duy nhất giữa lòng Phố cổ Nằm giữa trung tâm Phố cổ Hà Nội, biệt thự cổ tại số 6 Đinh Liệt là công trình hiếm hoi vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc xa xưa với khoảng trời sân vườn và những nét độc đáo của kiến trúc Pháp. Khác hẳn với sự bộn bề, tấp nập của con phố nhộn nhịp bậc nhất Hà Nội, bất cứ...