Một góc nhỏ bình yên cho thành phố
“Chặng đường 10 năm thành lập cũng như mục tiêu xuyên suốt những năm kế tiếp, chúng tôi luôn xác định giữ vững ổn định ANCT, TTXH để phát triển kinh tế – xã hội. Phường Long Biên sẽ góp một góc nhỏ bình yên cho thành phố”, ông Nguyễn Ngọc Phan – Chủ tịch UBND phường Long Biên, quận Long Biên tâm sự
Hạ tầng cơ sở tại phường Long Biên ngày càng phát triển
Những ngày đầu tháng 11 này, phường Long Biên kỷ niệm tròn 10 năm tuổi. Địa bàn có “mặt tiền” chạy dọc đê sông Hồng, ngày từ xã “lên” phường số dân chỉ hơn 10.000 người, với 22 tổ dân phố được tách từ 4 thôn và 1 khu dân cư. 10 năm sau, như ông Đỗ Mạnh Hải – Chủ tịch UBND quận Long Biên nhận xét: “Long Biên đã đứng trong tốp đầu 14 phường trên địa bàn về sự phát triển đồng đều các lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội, đặc biệt sự ổn định ANCT, TTXH”.
Từ sản xuất nhỏ với sản xuất nông nghiệp năng suất thấp, đến nay, phường Long Biên có gần 400 cơ quan, doanh nghiệp, khoảng 150 hộ kinh doanh cá thể. Các khu dân cư mới được hình thành với nhiều công trình trọng điểm của thành phố và quận hoàn thành đưa vào sử dụng như đường Cổ Linh, đường hành lang chân đê, khu tái định cư… đã phục vụ tốt hơn cho đời sống nhân dân trên địa bàn. Công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Long Biên luôn đạt và vượt chỉ tiêu hàng năm. Lĩnh vực quản lý TTĐT, TTXD dần đi vào nề nếp, với tỷ lệ 97% cấp phép hàng năm. Các trường hợp vi phạm TTĐT trên các tuyến phố, các chợ trên địa bàn đều bị xử lý kiên quyết.
Đi đôi với lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, công tác đảm bảo ANTT được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Từ năm 2004 – 2013, CAP Long Biên thực hiện tốt vai trò chủ công đấu tranh, phòng ngừa toàn diện các lĩnh vực tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân. 10 năm liên tục, phường Long Biên không phát sinh đối tượng nghiện mới, không tệ nạn mại dâm. Năm 2012, CAP Long Biên đạt danh hiệu đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua thành phố.
Video đang HOT
Minh họa cụ thể hơn cho công tác đảm bảo ANTT, đồng chí Lê Quang Thịnh – Trưởng CAP Long Biên cho biết, năm 2013, phạm pháp hình sự địa bàn giảm 6 vụ so với 2012; tỷ lệ điều tra phá án đạt 72%. CAP tham mưu cho chính quyền cơ sở và chủ động triển khai các trạm tuần tra nhân dân, phát động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ ANTQ, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội. CAP thường xuyên duy trì các phương án tuần tra, mật phục, kiểm tra kiểm soát hành chính địa bàn công cộng, không để phát sinh các địa bàn, tụ điểm phức tạp về tội phạm, tệ nạn xã hội.
“Nhìn lại một chặng đường đã qua để nỗ lực phấn đấu hơn nữa, để xây dựng một địa bàn phát triển đồng đều trên các lĩnh vực”, ông Nguyễn Ngọc Phan bày tỏ quyết tâm ấy, và khẳng định: cán bộ, nhân dân phường Long Biên sẽ luôn phát huy cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực sáng tạo, khắc phục khó khăn, xây dựng phường Long Biên phát triển bền vững, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của quận Long Biên, của thành phố.
Theo ANTD
Công chứng sai, hậu quả vô cùng nghiêm trọng
Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) được Quốc hội đưa ra thảo luận ở tổ chiều qua 1-11. Phóng viên ANTĐ đã trao đổi với ĐB Ngô Văn Minh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, về một số vấn đề liên quan.
Cần ràng buộc pháp lý mạnh hơn đối với quá trình thực thi trách nhiệm của các công chứng viên (Ảnh minh họa)
- PV: Một số nơi đã xảy ra hiện tượng đối tượng sử dụng "sổ đỏ" giả để công chứng, rồi thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ông đánh giá vấn đề này như thế nào?
- ĐBQH Ngô Văn Minh: Phải xét về nhiều khía cạnh, nhưng chủ yếu là do bản thân đối tượng xấu đã lợi dụng sơ hở của pháp luật, thu thập những "sổ đỏ" giả nhằm phục vụ ý đồ bất chính. Trong khi đó, công chứng viên do bản lĩnh nghiệp vụ yếu, lại thực hiện sai quy trình kiểm tra, kiểm soát tài liệu, dẫn đến việc công chứng không đúng. Vấn đề thứ hai là đằng sau việc làm đó còn có mối liên hệ gì không, giữa người đến công chứng và công chứng viên. Ở đây có thể đặt vấn đề là giữa hai bên có sự thông đồng với nhau để làm bậy không và nếu đúng như vậy thì đó là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải được các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ để xử lý nghiêm.
- Pháp luật quy định trách nhiệm của công chứng như thế nào?
- Trách nhiệm của một công chứng viên đã được pháp luật quy định cụ thể là phải kiểm tra tính xác thực của văn bản tài liệu gốc, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ công chứng. Người công chứng viên phải có những động tác bắt buộc như kiểm tra, xác minh những thông tin liên quan đến tài liệu cần công chứng.
- Ông đánh giá như thế nào về hậu quả gây ra cho xã hội, bắt nguồn từ việc công chứng sai?
- Tính chất, mức độ của việc công chứng sai là rất nghiêm trọng. Hiện nay, nhiều cơ quan chức năng ở các địa phương để xảy ra hiện tượng công chứng sai đã vào cuộc điều tra, làm rõ các vụ việc để xử lý. Nếu như những vụ việc này không kịp thời được phát hiện, khởi tố điều tra, thì hậu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và xã hội.
- Với chức năng giám sát, tới đây Quốc hội có những biện pháp gì để kiềm chế, ngăn ngừa có hiệu quả hành vi công chứng sai nhằm thực hiện những hoạt động vi phạm pháp luật?
- Sau khi có ý kiến góp ý của các cơ quan hữu quan, Chính phủ đã trình Dự luật Công chứng sửa đổi tại 2 kỳ họp Quốc hội. Trong đó quy định rõ những vấn đề nào tồn tại cần phải sửa đổi. Ví dụ: Việc tổ chức hành nghề công chứng phải được xác định như thế nào? Người hoạt động công chứng phải được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý hành nghề ra sao? Theo tôi, liên quan đến công chứng thì còn phải sửa đổi nhiều vấn đề.
Công chứng viên làm sai phải bồi thường
Chiều 1-11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và Quy hoạch tổng thể thủy điện. Cho ý kiến về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc sửa đổi là cần thiết để ngăn chặn các tranh chấp pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân trong các giao dịch dân sự có giá trị lớn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị làm rõ trách nhiệm của công chứng viên trong trường hợp có hành vi vi phạm.
ĐB Nguyễn Phi Thường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Hà Nội) cho rằng, rất cần quy định về bộ quy tắc hành nghề của công chứng viên. "Nội dung này phải do Bộ Tư pháp soạn thảo, chứ không nên giao cho hiệp hội ngành nghề. Từ bộ quy tắc, sẽ có chế tài để xử lý các trường hợp công chứng viên vi phạm". Cùng quan điểm, ĐB Châu Thị Thu Nga (Hà Nội) cho rằng, cần quy định rõ, nếu công chứng viên có sai phạm, gây thiệt hại cho các bên liên quan trong giao dịch, thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có). Cùng với đó, cần làm rõ hơn trách nhiệm quản lý Nhà nước trong phát triển hệ thống văn phòng công chứng.
Hồng Tuấn - Chính Trung
Theo ANTD
Dẹp xong, chợ "cóc" lại mọc "Công tác duy trì kết quả sau giải tỏa chợ "cóc", chợ tạm còn rất hạn chế. Một số tụ điểm hình thành tại các tuyến đường mới mở, các công trình giao thông mới hoàn thành khi chủ đầu tư chưa bàn giao cho chính quyền địa phương, đã gây khó khăn cho công tác lập lại trật tự đô thị...", đó...