Một giáo viên ở Cà Mau bị kéo dài thời gian nâng phụ cấp thâm niên sai quy định
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau xác nhận, việc kéo dài thời gian nâng phụ cấp thâm niên nhà giáo của ông Chánh thêm 3 tháng là sai.
Ngày 27/3/2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau – ông Lê Phong đã ký quyết định 1203/QĐ-UBND, về việc giải quyết khiếu nại của ông Trần Trung Chánh, giáo viên Trường trung học cơ sở Phong Điền.
Trước đó, ông Trần Trung Chánh đã có đơn khiếu nại quyết định 705/QĐ-UBND ngày 30/1/2019 của Chủ tịch huyện Trần Văn Thời, về việc nâng mức phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Ông Trần Trung Chánh cho rằng, mình không thống nhất với việc kéo dài thời gian nâng phụ cấp thâm niên 3 tháng, lý do làm nhân viên, làm mất phụ cấp thâm niên nhà giáo của ông Chánh 3 tháng.
Theo báo cáo của ông Nguyễn Mạnh Hùng – Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Phong Điền, về việc xét chế độ thâm niên nhà giáo của ông Chánh từ mức phụ cấp 17% (từ ngày 1/9/2017) lên 18% (từ ngày 1/9/2018).
Trong giai đoạn từ ngày 1/12/2017 đến 28/2/2018, ông Chánh không được phân công trực tiếp đứng lớp giảng dạy, do dôi dư giáo viên Toán, kết quả xếp loại viên chức năm 2016 – 2017 là không hoàn thành nhiệm vụ, nên nhà trường mới có tờ trình Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện sắp xếp vị trí việc làm cho ông Chánh.
Sau đó, ông Chánh được phân công nhận nhiệm vụ tại Trung tâm học tập cộng đồng của xã Phong Điền.
Video đang HOT
Trích quyết định 1203 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau (ảnh: P.L)
Từ 1/3/2018 đến 31/5/2019, ông Chánh lại được phân công đứng lớp giảng dạy bình thường.
Chính vì trong thời gian xét thâm niên, ông Chánh có 3 tháng không trực tiếp đứng lớp giảng dạy, nên mới kéo dài thời gian xét thâm niên nhà giáo, tính từ thời gian đáng lẽ được nâng thâm niên từ 1/12/2018.
Nhà trường họp, xét thực hiện theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Mặt khác, tại biên bản ngày 18/12/2018 của Trường Phong Điền, về việc xét nâng phụ cấp thâm niên năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có ông Chánh được đề nghị nâng phụ cấp từ 17 lên 18% sau ngày 1/12/2018, nhưng ông Chánh lại có 3 tháng không đứng lớp từ tháng 12/2017 đến tháng 2/2018.
Căn cứ vào các cuộc làm việc giữa tổ xác minh của huyện với Phòng Nội vụ huyện, kế toán nhà trường, và căn cứ vào các hồ sơ thu thập được có liên quan đến nội dung khiếu nại, huyện Trần Văn Thời khẳng định nội dung khiếu nại của ông Chánh là đúng.
Thứ nhất: Tại báo cáo 1101 ngày 9/8/2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trần Văn Thời, thời gian 3 tháng (từ tháng 12/2017 đến tháng 2/2018), ông Chánh không hưởng phụ cấp ưu đãi do trong thời gian này không trực tiếp đứng lớp giảng dạy là đúng với các quy định hiện hành.
Tuy nhiên, phụ cấp ưu đãi lại không liên quan gì đến việc tính chế độ phụ cấp thâm niên của ông Chánh, mà ngược lại, ông Chánh không thuộc các trường hợp theo quy định của Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ, do trong 3 tháng này, ông Chánh vẫn ở trường, được hưởng lương và đóng các khoản bảo hiểm đầy đủ, là thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo đúng các quy định của pháp luật.
Việc kéo dài thời gian nâng mức phụ cấp thâm niên 3 tháng của ông Chánh, với lý do làm nhân viên trong 3 tháng, không giảng dạy nên được tính là nhân viên là không đúng với quy định tại điều 7, thông tư 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Mặt khác, căn cứ vào biên bản ngày 12/12/2017 của Trường Phong Điền, ông Chánh có nói trong thời gian chờ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phân công nhiệm vụ, thầy giáo này có xin vẫn được giảng dạy tại trường.
Căn cứ vào công văn 164/PGDĐT ngày 6/2/2018 của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, về việc phân công viên chức nhận nhiệm vụ tại Trung tâm học tập cộng đồng, chỉ riêng còn lại trọn tháng 1/2018 là do không được phân công giảng dạy, giáo dục chứ không phải ông Chánh không giảng dạy.
Bên cạnh đó, việc xếp loại viên chức của năm học trước, là không thuộc thời gian của năm học 2017 – 2018.
Thứ hai: Việc phân công ông Trần Trung Chánh nhận nhiệm vụ tại Trung tâm học tập cộng đồng của xã Phong Điền, là không đúng quy định, do chưa nhận được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân huyện, được quy định tại khoản 3, điều 11 văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BGDĐT ngày 14/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ những nhận định và căn cứ như trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã quyết định, sửa đổi một phần quyết định 705/QĐ-UBND ngày 30/1/2019 của huyện về việc nâng mức phụ cấp thâm niên nhà giáo, sửa thời gian hưởng và xét của ông Chánh từ 1/12/2018 thành 1/9/2018.
Việt Dũng
Tái diễn sụp lún ở vùng ngọt Cà Mau
Chưa đầy một tháng, một tuyến đường huyết mạch ở vùng ngọt huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) xảy ra tới năm lần bị sụp lún, hư hỏng.
Hiện trường vụ sụp lún tuyến Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc, chiều tối 7-4.
Chiều 8-4, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Cà Mau có báo báo khẩn về tình trạng sụp lún, hư hỏng nặng trên tuyến đường Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc. Đây là một trong hai tuyến đường ô-tô huyết mạch về trung tâm xã Trần Hợi và Khánh Bình Tây của huyện Trần Văn Thời. Tuy nhiên, tuyến đường trên, từ ngày 15-3 đến nay, đã năm lần xảy ra sụp lún, hư hỏng, khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Sau các vị trí sụp lún xảy ra trong các ngày 15, 22, 29-3 và ngày 6-4, thì mới đây, vào 22 giờ 20 phút đêm 7-4, tuyến Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc tiếp tục bị sụp lún.
Qua kiểm tra hiện trường, Sở GTVT Cà Mau cho biết, sụp lún tại lý trình Km13 900, cách cầu Co Xáng khoảng 300m về hướng cầu Cơi Năm, khiến toàn bộ phần mặt đường và nền đường phía bên phải (giáp kênh Nông trường) đã bị sụp lún hoàn toàn, chiều dài khoảng 33m, sâu khoảng 1,5m.
Hiện, Sở GTVT Cà Mau cùng chính quyền địa phương đã rào chắn cảnh báo nguy hiểm khu vực sụp lún nêu trên, đồng thời cắt cử lực lượng trực theo dõi, hướng dẫn xe hai bánh lưu thông qua vị trí sụp lún bằng cách đi vòng qua tuyến đường nông thôn rộng 1,5m phía đối diện kênh Nông Trường.
Đầu mùa khô đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã xảy ra hơn 1.140 vụ sụp lún làm hư hỏng công trình giao thông, tổng chiều dài hơn 25.000m. Các vụ sụp lún phần lớn xảy ra trên địa bàn vùng ngọt huyện Trần Văn Thời khiến giao thông nhiều nơi bị chia cắt, xe bốn bánh không thể lưu thông và vận chuyển hàng hóa.
Đến nay, mọi nỗ lực khắc phục sụp lún tại Cà Mau gặp rất nhiều trở ngại, do bế tắc trong khâu vận chuyển máy móc, thiết bị thi công, cả đường bộ lẫn đường sông. Trong khi đó, giải pháp từng được Cà Mau đề xuất là tạm đưa một lượng nước mặn vừa đủ vào kênh vùng ngọt nhằm tạo phản áp, giảm thiểu sụp lún... chưa nhận được sự ủng hộ cao từ các chuyên gia, nhà khoa học. Không ít chuyên gia phản biện, giải pháp của Cà Mau là mạo hiểm, có thể phương hại đến hệ sinh thái ngọt.
HỮU TÙNG
Đường về xã Trần Hợi tiếp tục bị sụt lún hơn 1,7m Tuyến đường về trung tâm xã Trần Hợi (Cà Mau) tiếp tục bị sụt lún nghiêm trọng, vị trí sụt lún sâu hơn 1,7m. Hiện trường vị trí sụt lún trên tuyến đường về trung tâm xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), gây ách tắc giao thông. Ảnh: CTV Ngày 6/4, tin từ Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện...