Một giám đốc được bồi thường hơn 1 tỷ đồng vì bị bắt oan sai
Ngày 28/8, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa phúc thẩm và tuyên buộc Viện KSND TP Buôn Ma Thuột bồi thường hơn 1 ty đồng cho ông Đinh Quang Điền (Giám đốc Công ty TNHH Quang Điền) theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước vì bắt giam oan sai 243 ngày.
Trước đó, như đã phản ánh, ngày 22/6/2011, từ một lá đơn nặc danh, Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột, Viện KSND TP Buôn Ma Thuột đã khởi tố, bắt tạm giam ông Điền về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ngày 15/10/2012, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can trả tự do cho ông Điền. Tổng thời gian ông Điền bị tạm giam là 243 ngày, tại ngoại hầu tra là 238 ngày.
Ông Đinh Quang Điền tại phiên tòa phúc thẩm.
Ngày 31/1/2013, Viện KSND TP Buôn Ma Thuột đã tổ chức công khai xin lỗi ông Điền về việc đã phê chuẩn quyết định bắt giam ông, sau đó có quyết định bồi thường ông Điền tổng số tiền hơn 267 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Điền không đồng ý mức bồi thường này và khởi kiện ra tòa đòi bồi thường hơn 6,9 tỷ đồng vì những tổn thất về tinh thần và kinh tế trong thời gian ông bị giam và điều tra.
Ngay 20/5/2015, TAND TP Buôn Ma Thuôt đa đưa vu an ra xet xư sơ thẩm va đã tuyên buộc Viện KSND TP Buôn Ma Thuột phai bồi thường tổng số tiền hơn 2,8 ty đồng. Ngay sau đó, ông Điền đã kháng cáo một phần bản án yêu cầu bồi thường thiệt hại tổng số tiền gần 6 ty đồng, còn Viện KSND TP Buôn Ma Thuột kháng cáo toàn bộ bản án, chỉ chấp nhận bồi thường hơn 260 triệu đồng và xin xét xử vắng mặt.
Video đang HOT
Kết thúc phiên tòa phúc thẩm, HĐXX đã tuyên buộc Viện KSND TP Buôn Ma Thuột phai bồi thường tổng số tiền hơn 1 ty đồng. Trong đó, bồi thường thiệt hại do thu nhập bị mất trong thời gian bị tạm giam 38 triệu đồng, bồi thường tổn thất tinh thần 50 triệu đồng, bồi thường thuê đất 256 triệu đồng, thiệt hại về tài sản bị kê biên 329 triệu đồng, thiệt hại về vi phạm hợp đồng kinh tế 390 triệu đồng… Riêng phần lãi suất các khoản vay ngân hàng, hộ cá nhân, phát sinh trong thời gian bị giam oan sai HĐXX không chấp nhận.
Theo Công an Nhân dân
Vào tù vì bản giám định pháp y oan trái
Các cơ quan tố tụng tỉnh Đắk Lắk - nơi đã đưa nam sinh Đỗ Quang Thiện từ trường học vào trại giam, đều tự nhận đã làm đúng quy định pháp luật. Họ căn cứ vào kết luận của cơ quan giám định pháp y để kết tội em Thiện, mà không cần biết bản Kết luận giám định pháp y đó có được thực hiện nghiêm túc và đáng tin hay không?!
BS Bùi Trường Phong (đứng) trình bày quan điểm của Sở Y tế tại cuộc họp báo
Trách nhiệm của Giám định Pháp y!
Sau khi Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Đắk Lắk ( Sở TTTT) gửi Công văn số 253 ngày 25/5/2015, yêu cầu các cơ quan liên quan phải có văn bản phản hồi về các nghi vấn oan sai mà báo Tiền Phong đã phản ánh trong bài điều tra "Vụ áp giải học sinh giữa sân trường - Tòa "bỏ quên" chứng cứ quan trọng", đến nay Sở TTTT và báo Tiền Phong đã nhận được công văn phúc đáp của: Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (ký ngày 26/5), Trung tâm Pháp y (29/5), Sở Y tế (1/6), Viện KSND tỉnh (3/6) và Viện KSND TP Buôn Ma Thuột (5/6). Chiều 7/6, đại tá Nguyễn Văn Quy-Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Đắk Lắk khẳng định trong ngày hôm nay (8/6) Công an tỉnh sẽ gửi văn bản phúc đáp. Quan điểm như Công an tỉnh đã trả lời chất vấn của báo Tiền Phong trong cuộc họp báo chiều ngày 1/6 tại UBND tỉnh Đắk Lắk.
Theo các văn bản trên, Tòa án tỉnh chỉ xác định 1 điều: Tòa không thể trả lời có hay không công văn phúc đáp số 696 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh (CV 696) trong hồ sơ vụ án, vì toàn bộ hồ sơ đã chuyển ra Tòa án ND Tối cao. Còn Viện KSND 2 cấp và Công an tỉnh đều "đồng thanh" tự nhận đã khởi tố, truy tố em Thiện theo đúng pháp luật. Các cơ quan này căn cứ vào ý kiến của giám định viên pháp y, mà trong đó quan trọng nhất là bản Kết luận giám định pháp y thương tích số 1164 ( KLPY 1164), để buộc tội em Thiện.
Còn Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk Doãn Hữu Long, trong CV số 468 ký ngày 1/6 đã không khẳng định nội dung KLPY 1164 là đúng hay sai, chỉ lý giải Trung tâm Pháp y (TTPY) đã giám định theo quy định hiện hành vào thời điểm lúc bấy giờ. CV 468 cũng phủ nhận việc giám định viên đã cố tình sửa nội dung bệnh lý từ đột quỵ sang chấn thương sọ não, mà cho rằng, giám định được tiến hành vào ngày 8/10/2012, lúc tình trạng bệnh chưa ổn định, nên chỉ có tính chất tạm thời trong vòng 3 tháng, trước khi BVĐK tỉnh có công văn 696 ký ngày 26/9/2013.
Được ủy quyền thay mặt lãnh đạo Sở Y tế phát ngôn trong cuộc họp báo chiều ngày 1/6, khi chưa có CV 468 trong tay, bác sĩ Bùi Trường Phong, Phó giám đốc Sở, kiêm giám đốc BV ĐK tỉnh nói rằng: Quan điểm của lãnh đạo Sở đối với vụ việc này, là cả BVĐK tỉnh và TTPY đều không sai! Vấn đề ở chỗ, tại sao Viện và Tòa vẫn căn cứ vào bản KLPY 1164 đã hết thời hạn từ lâu để truy tố em Thiện, thì đó là việc của Viện và Tòa!
Cố ý làm sai?
Trao đổi với Tiền Phong, bác sĩ Doãn Hữu Long thừa nhận, ông bị đặt vào một tình thế "quá khó", khi phải làm " trọng tài" giữa 2 đơn vị đều thuộc Sở. Phần sợ vạch rõ cái sai của TTPY lại mang tiếng là không bảo vệ đồng nghiệp, phần cảm thông với nghề giám định pháp y vốn nặng nhọc mà quyền lợi chẳng đáng gì, nên ông đã có phần lúng túng khi ký CV 468. Trong cuộc họp nội bộ tại Sở Y tế chiều ngày 29/5/2015 do Bs Long chủ trì, có một số cán bộ chủ chốt của Sở, đại diện BVĐK tỉnh - nơi đã ban hành CV 696 khẳng định ông Thọ bị đột quỵ do bệnh lý.
Căn cứ vào đâu, TTPY kết luận ông Thọ bị chấn thương sọ não, tỉ lệ thương tích 50%, khiến các cơ quan tố tụng buộc học sinh Đỗ Quang Thiện lãnh án tù? Khi phải trả lời cấp trên về điều này, bác sĩ Từ Công Hiển, Giám đốc Trung tâm giám định pháp y Đắk Lắk người đã ký tên đóng dấu vào Bản Kết luận pháp y thương tích số 1169 lúng túng cúi mặt, nói nhỏ: Từ... kinh nghiệm!
Câu trả lời của bác sĩ Từ Công Hiển giữa cuộc họp mà nhiều bác sĩ cùng nghe, đã khiến người thì phẫn nộ, người chỉ biết... lắc đầu nhức nhối!
Theo tìm hiểu của Tiền Phong, Kết luận giám định 1164 của TTGĐPY được thực hiện vào ngày 8/10/2012. Vào thời điểm đó, phần việc này phải thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn thương tật, của Thông tư liên tịch số 12/TTLB ( TT 12) do liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành từ ngày 26/7/1995.
Theo đó, khi giám định chấn thương sọ não (CTSN), phải căn cứ vào các di chứng vết thương. Người được giám định phải có những tổn thương sau mới được kết luận là CTSN: Sẹo vết thương da đầu; Lột da đầu; Nứt vỡ vòm sọ ; Mẻ xương sọ; Khuyết xương sọ ; Mảnh kim khí nằm ở phần mềm da đầu; Mảnh bom, đạn, dị tật nằm trong não; Nứt vỡ nền sọ ; Rò nước não tủy ;Tổn thương dây thần kinh sọ v.v...
Bệnh lý của ông Lê Phước Thọ thể hiện qua bệnh án tại BVĐK tỉnh, BV Y học cổ truyền tỉnh, Bản tổng kết hồ sơ bệnh án số 792, ngày 3/10/2012 do chính BVĐK tỉnh đã gửi TTPY để giám định, cho thấy: Trên cơ thể ông Thọ không có một vết thương nào sau cú ngã xe ngày 20/9/2012. Vậy làm sao có thể bào chữa cho việc đã đọc các hồ sơ đó rồi, không hề làm bất cứ một xét nghiệm nào, mà giám định viên vẫn kết luận ông Thọ bị chấn thương sọ não?
Trả lời Tiền Phong, Luật sư, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho biết: Vụ việc chỉ là án tai nạn giao thông, không gây chết người, không phải là án cướp, giết hay cố ý gây thương tích, nạn nhân cũng có phần lỗi. Thiện lại là học sinh lớp 12, vị thành niên, nhân thân tốt, đang chuẩn bị thi tốt nghiệp, việc xét xử do đó phải rất thận trọng, vì có thể ảnh hưởng đến tương lai của Thiện. CV 696 của Bệnh viện đa khoa kết luận nguyên nhân tổn thương không liên quan đến tai nạn giao thông, mâu thuẫn với ý kiến giám định pháp y trước đó. Việc không đưa công văn này vào hồ sơ, tài liệu của vụ án để xem xét khi truy tố và xét xử là có vấn đề về quan điểm tố tụng và áp dụng pháp luật. Vụ án cần được nghiêm túc xem xét lại để tránh oan sai.
Theo Hoàng Thiên Nga (Tiền Phong)
Học sinh bị áp giải tại trường được tạm hoãn thi hành án Khoảng 10 giờ ngày 24-5, Đỗ Quang Thiện, người bị công an vào tận trường áp giải thi hành án gây xôn xao dư luận, được cơ quan chức năng đưa ra khỏi trại tạm giam. Đỗ Quang Thiện (giữa) được người thân, bạn bè đón khi bước ra khỏi trại tạm giam Đỗ Quang Thiện (học sinh lớp 12 Trường THPT Buôn...