Một gia đình ở Thái Nguyên nuôi 6 con hổ, 20 năm mới bàn giao cho cứu hộ động vật hoang dã
Một hộ dân ở tỉnh Thái Nguyên đã bàn giao sáu con hổ nuôi tại nhà cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, sau gần 20 năm gia đình này nuôi nhốt.
Hổ được nuôi nhốt tại gia đình ông Thường, TP Thái Nguyên – Ảnh: N.THẮNG
Ngày 7-6, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, Hạt Kiểm lâm TP Thái Nguyên phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP Hà Nội, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tiếp nhận sáu con hổ do hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Thường – ngụ xã Thịnh Đán, TP Thái Nguyên – tự nguyện giao nộp cho Nhà nước.
Đây là kết quả từ sự kiên trì vận động của các đơn vị kiểm lâm, trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. Tất cả sáu con hổ nuôi sẽ được chuyển đến chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội.
Ngày 4-4-2007, sau khi phát hiện hoạt động nuôi nhốt hổ trái phép tại một số cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc giao hổ bị nuôi nhốt trái phép cho các hộ được “nuôi thí điểm vì mục đích bảo tồn”.
Sau các trường hợp này, cũng trong năm 2007, các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện hoạt động nuôi nhốt hổ trái phép tại cơ sở của ông Thường.
Video đang HOT
Sau khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông Thường cho hành vi nuôi hổ trái phép, các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên đã giao gia đình ông Thường tiếp tục nuôi thí điểm các con hổ này.
Ông Thường bày tỏ: “Tôi nuôi các con hổ này cũng gần 20 năm và rất yêu quý chúng. Tuy nhiên, do điều kiện sức khoẻ và kinh tế không đảm bảo, tôi quyết định chuyển giao sáu con hổ này cho nhà nước với mong muốn chúng sẽ được chăm sóc ở điều kiện tốt”.
Hổ được gây mê, vận chuyển lên xe chuyển về Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội – Ảnh: N.THẮNG
Ông Lương Xuân Hồng – giám đốc Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội – đơn vị tiếp nhận hổ cho biết: “Hổ là loài động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm được bảo vệ ở cấp độ cao nhất. Để có thể nuôi hổ vì mục đích giáo dục hay bảo tồn cần phải đảm bảo kinh nghiệm, cơ sở vật chất, kĩ thuật, thú y, phúc lợi phù hợp”.
Theo ông Hồng, trong tự nhiên, mỗi con hổ thường di chuyển trong phạm vi bán kính 20-30km.
Việc nuôi nhốt hổ tại các hộ dân mà không đáp ứng điều kiện không những làm hổ mất đi các tập tính tự nhiên mà còn có thể là hành vi vi phạm pháp luật.
Đến 13h30 chiều 7-6, bốn con hổ bắt đầu được đưa về Sóc Sơn, Hà Nội.
Trung tâm đang tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để dẫn dụ hai con hổ còn lại để đưa lên phương tiện vận chuyển. Dự kiến hoạt động chuyển giao sẽ hoàn thành vào ngày 8-6.
Với sáu con hổ tiếp nhận thêm này, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội sẽ là “ngôi nhà” chăm sóc 41 con hổ.
Khoảng hơn 300 con hổ nuôi trên cả nước
Theo thống kê của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), hiện nay số lượng hổ nuôi nhốt tại các cơ sở tư nhân có đăng ký trên cả nước (trang trại và vườn thú tư nhân) đã lên đến con số hơn 300 con tính đến tháng 4-2023.
Con số này đã tăng khoảng gần 6 lần so với số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký được ghi nhận tại Việt Nam năm 2007 (khoảng hơn 50 con).
Thiếu niên 14 tuổi bị đuối nước tử vong khi tắm sông
Buổi trưa, 4 em thiếu niên ở Đồng Tháp rủ nhau tắm sông, 1 em không may bị đuối nước tử vong.
Tối 2.6, tin từ UBND P.An Thạnh, TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp), cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 thiếu niên 14 tuổi tử vong.
Theo đó, khoảng 14 giờ ngày 1.6, em H.N.H (14 tuổi, ngụ khóm An Thành, P.An Thạnh) cùng 3 thiếu niên khác rủ nhau tắm sông ở khu vực cầu Tân Hội gần nhà.
Trong lúc tắm, H. và 3 bạn rủ nhau bơi qua lại giữa 2 trụ cầu. Khi đang bơi, H. có dấu hiệu đuối sức nên níu em khác trong nhóm rồi cả 2 cùng chìm. Sau một lúc vùng vẫy, thiếu niên bị H. bấu víu thoát ra và bơi đến trụ cầu Tân Hội, khi quay lại thì không thấy H. ngoi lên.
Đến trưa 2.6, lực lượng chức năng tìm được thi thể em H. bị đuối nước. Ảnh TRẦN NGỌC
Thấy vậy, các em trong nhóm hô hoán để tìm cách cứu H. nhưng không có người ở gần đó. Do lo sợ nên 3 em không dám kể lại cho người lớn nghe sự việc H. bị chìm trong lúc tắm.
Đến sáng 2.6, gia đình không thấy H. về nhà nên đi tìm. Từ đó, nhóm thiếu niên tắm cùng H. mới kể lại chuyện H. bị đuối nước.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin từ gia đình, Công an P.An Thạnh phối hợp các ngành chức năng và người dân lặn tìm. Đến khoảng 11 giờ 40 phút cùng ngày, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể em H. bị đuối nước tử vong, bàn giao cho gia đình an táng.
Voi nhà thứ 2 chết trong vòng 2 tháng ở Đắk Lắk Một voi nhà ở Đắk Lắk chết sau khi có biểu hiện suy nhược, già yếu, tiêu hóa kém... Đây là voi nhà thứ 2 chết trong vòng 2 tháng qua trên địa bàn. Ngày 27.3, một lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng - Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho biết đơn vị...