Một game Việt tỷ đô, đứng thứ ba thế giới về doanh thu, nhưng sao cộng đồng Lửa Chùa lại bị đối xử thế này?
Free Fire hay còn được game thủ Việt gọi là “ Lửa Chùa” đã thiết lập nên rất nhiều kỷ lục, nhưng tại sao cộng đồng “Lửa Chùa” lại bị người chơi đối xử như thế này?
Vào tháng 12/2019, Free Fire hay còn được người chơi Việt gọi bằng cái tên trìu mến là “Lửa Chùa” hay “Lửa Miễn Phí” đã thiết lập nên một kỷ lục khi chính thức vượt qua cột mốc doanh thu 1 tỷ đô la. Không chỉ dừng lại ở đó, vừa mới đây thôi, “Lửa Chùa” tiếp tục lập nên kỷ lục khi đứng thứ ba toàn cầu trong top 10 tựa game mobile có doanh thu cao nhất thế giới tháng 6/2020 vừa qua.
“Lừa Chùa” tạo nên kỷ lục 1 tỷ đô doanh thu
Đó là những con số biết nói chứng minh được thành công của của Free Fire không chỉ dừng lại ở thị trường Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Nhưng tại sao, một tựa game đạt được những kỷ lục không thể phủ nhận ấy lại bị game thủ Việt ghét bỏ. Đặc biệt là cộng đồng game thủ “Lửa Chùa” lại thường xuyên bị người chơi khác công kích và “đá xoáy”?
Free Fire đứng thứ ba thế giới về doanh thu tháng 6/2020 vừa qua
Nhiều người cho rằng, bản thân họ không hề có ác cảm với Free Fire song lại khá “dị ứng” với một vài thành phần game thủ của “Lửa Chùa”. Nguyên nhân được chỉ ra rằng, cộng đồng Free Fire có khá nhiều người chơi nhí. Đây cũng chính là lý do dẫn đến những hành động, suy nghĩ, lời nói đôi khi bồng bột và thiếu kiểm soát, đặc biệt là trong trận đấu hoặc thậm chí là tranh cãi trên không gian mạng xã hội về tựa game này.
Video đang HOT
Rất nhiều game thủ nhận định rằng, Free Fire phải nhận những ánh nhìn không mấy thiện cảm từ người chơi, phần lớn đến từ một vài thành phần game thủ của “Lửa Chùa”. Tất nhiên, không phải 100% game thủ Free Fire đều xấu, thậm chí còn rất nhiều người chơi tài năng và khẳng định được tên tuổi, kỹ năng của mình. Nhưng khó có thể phủ nhận rằng, “game không có lỗi, lỗi đến từ một bộ phận người chơi”.
Lý do được game thủ Việt đưa ra
Cũng không thể phủ nhận rằng, lượng game thủ nhí đang ngày ngày trải nghiệm Free Fire là không hề nhỏ. Chính điều này đã tạo nên một sắc màu riêng biệt cho “Lửa Chùa” tại Việt Nam, song như đã nói, màu sắc ấy chưa chắc đã đem lại sự dễ chịu cho những người xung quanh.
Cho những ai chưa biết thì Garena Free Fire được phát hành cho Android và iOS vào tháng 12 năm 2017 bởi Garena Studios và được phát triển bởi 111dots Studio (Việt Nam). Tại thị trường Việt Nam, Free Fire vẫn đang nắm giữ một lượng người chơi rất lớn. Hiếm có sản phẩm game nào có lượng người theo dõi trên Fanpage chính chủ lại lên tới con số gần 20 triệu như Free Fire.
Không chỉ tại Việt Nam mà tại các thị trường khác như Ấn Độ, Brazil… Free Fire cũng có lượng game thủ không hề nhỏ. Đó là những con số thống kê đủ để khẳng định được thành công của Free Fire trên toàn cầu, và dù ở Việt Nam có bị ném đá như thế nào thì đây vẫn luôn là một trong số các tựa game sinh tồn nổi tiếng trên toàn thế giới.
"Lửa Miễn Phí", "Lửa Tự Do" hay "Lửa Chùa"... Cái tên Free Fire thực sự có nghĩa gì?
Có rất nhiều cái tên dịch của Free Fire tồn tại trong cộng đồng game thủ Việt Nam, thế nhưng liệu bạn đã biết ý nghĩa thực sự của cái tên này?
Trong cộng đồng gamer, cái tên Free Fire thường bị gắn mác là game "trẻ trâu" bởi họ cho rằng số đông các game thủ của tựa game này có tuổi đời rất trẻ. Không chỉ vậy, nhiều game thủ còn "chế" ra những cái tên dịch cho Free Fire theo hướng châm biếm: "Lửa Miễn Phí", "Lửa Tự Do" hay "Lửa Chùa"... Điều này đã tạo ra rất nhiều cuộc tranh luận gay gắt trên nhiều diễn đàn, hội nhóm trên MXH.
Tuy nhiên, rất nhiều game thủ, thậm chí là những người chơi Free Fire cũng không hề biết rằng ý nghĩa thực sự của cái tên này.
Vậy ý nghĩa thực sự của cái tên Free Fire là gì?
Đầu tiên, hãy tìm hiểu một chút về cốt truyện và cái gọi là "vũ trụ Free Fire". Trên thực tế, Free Fire là một tựa game được đầu tư khá bài bản, có cốt truyện hẳn hoi và hình thành một vũ trụ nhân vật chẳng kém cạnh gì so với các tựa game hàng đầu thế giới ở thời điểm hiện tại.
Vũ trụ trong Free Fire gồm những nhân vật riêng biệt, có câu chuyện riêng nhưng cũng liên quan mật thiết với nhau. Sau 3 năm hình thành và phát triển, Free Fire đã thực sự xây dựng được thế giới của riêng mình và đi theo con đường riêng đã được hoạch định từ trước.
Hệ thống nhân vật, bộ kỹ năng đặc trưng và cả cốt truyện cho từng nhân vật trong Free Fire đều được đầu tư khá bài bản.
Theo cốt truyện của trò chơi, vũ trụ Free Fire là thế giới bị tàn phá nặng nề sau cuộc chiến tranh tương lai. Lúc này, rất nhiều tổ chức, phe phái đã ra đời. Trong đó có 3 tổ chức được xem là mạnh nhất và là những phe phái chính trong trò chơi gồm Liberation, Cibernetica và Future Horizons. Trong đó, Future Horizons chính là phe muốn thao túng toàn bộ thế giới và họ đã đứng sau để tổ chức cuộc thi với tên gọi Free Fire.
Những người tham gia cuộc thi Free Fire này đều là những nhân vật có khả năng đặc biệt, có thể họ tự nguyện hoặc bị bắt cóc và ép buộc tham gia. 50 người sẽ bị thả từ trên máy bay xuống một hòn đảo và người sống sót cuối cùng chính là người có bộ gen đặc biệt nhất và sẽ được dùng để cấy vào những siêu robot do Future Horizons chế tạo ra nhằm mục đích thống trị thế giới.
Bối cảnh Free Fire và trụ sở của tổ chức Future Horizons từ cốt truyện.
Sự kiện Free Fire trong cốt truyện cũng chính là nội dung để xây dựng nên chế độ chơi chủ đạo của game là Battle Royale. Người chiến thắng là kẻ sống sót cuối cùng sau khi tất cả những người chơi khác đã bị loại bỏ.
Vậy tại sao cuộc thi đó lại gọi là Free Fire? Đó chính là bởi tất cả người trên đảo ngoại trừ bản thân đều là kẻ thù và sẽ kết liễu bạn nếu quá nhân từ. Chiến trường của Free Fire là nơi vô cùng khốc liệt và khi "tứ bề thọ địch" thì chuyện nổ súng để càn quét tất cả là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, cũng có thể hiểu rằng đây là cụm từ dùng để chỉ thời điểm giao tranh giữa các nhân vật trên hòn đảo sinh tồn. Đây chính là thời điểm mà nhân vật nổ súng thoải mái, không giới hạn.
Trên chiến trường ác liệt, kẻ sống sót cuối cùng chính là người chiến thắng.
Giờ đây, cái tên Free Fire đã được giải thích rõ ràng rồi nhé! Còn những cái tên "chế" như "Lửa Miễn Phí", "Lửa Tự Do" hay "Lửa Chùa"... mang tính chất châm biếm, mỉa mai mà thôi.
Có bất công không khi game Việt Free Fire lọt đề cử "Game Mobile của năm", người Việt vẫn chê bai? Mới đây, tựa game có nguồn gốc phát triển từ Việt Nam là Free Fire bất ngờ lọt đề cử "Game Mobile của năm", song cách mà game thủ Việt phản ứng liệu có bất công với Free Fire hay không? Vừa qua, tựa game có nguồn gốc phát triển từ studio Việt là Free Fire bất ngờ lọt vào danh sách đề...