“Một F-22 Mỹ có thể đấu 20 tiêm kích thế hệ 4 Trung Quốc”
Đó là nhận định của tạp chí SAPIO (Nhật Bản) trong bài viết về ưu thế của Mỹ, Nhật trước Trung Quốc trong cuộc chiến tiềm tàng ở vùng biển Hoa Đông.
“Trong cuộc đụng độ trên không ở vùng Viễn Đông, Trung Quốc sẽ thua dưới tay Mỹ khi mà chỉ cần một tiêm kích F-22 của nước này có thể đấu với 20 tiêm kích thế hệ 4 của Trung Quốc”, SAPIO nhận định.
Theo đó, hai lực lượng của Trung Quốc gồm Không quân và Hải quân sẽ không thể giành được ưu thế trước sự mạnh mẽ của Không quân Mỹ trong một cuộc đụng độ trên không ở Viễn Đông.
Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 của Mỹ.
Thêm vào đó, trước sự bành trướng trên của Trung Quốc, Nhật Bản đã thành lập 2 tiểu hạm đội tàu hộ tống ở Sasebo và Kure. Hai nhóm tàu này sẽ đảm trách các hoạt động chống xâm nhập trái phép trên biển của kẻ thù ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Ngoài ra, tạp chí SAPIO cũng cho hay, tàu ngầm lớp Soryu và Oyashio tiếp tục tuần tra tại khu vực tranh chấp ở Hoa Đông. Đây được cho là mối đe dọa lớn cho tàu sân bay của Trung Quốc hoạt động ở vùng biển này.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, theo bài viết trên SAPIO, Hải quân Trung Quốc cũng có một con át chủ bài – đó là tàu sân bay Liêu Ninh. Tuy nhiên, tiêm kích hạm J-15 gặp nhiều hạn chế về tải trọng mang vác vũ khí khi mà dùng kiểu boong phóng nhảy cầu (không thể mang được đầy đủ theo thiết kế là 6 tấn vũ khí).
Ngoài ra, Không quân Trung Quốc có thể huy động hơn 100 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 từ các căn cứ mặt đất. Tuy nhiên tạp chí này chỉ ra, Trung Quốc vẫn chưa có đủ lực để đối phó với Nhật Bản.
Hiện nay, Lực lượng Phòng vệ trên không của Nhật Bản (JASDF) có gần 100 chiếc tiêm kích đa năng F-2 và 200 F-15J. Trong số đó, 70 chiếc có khả năng phối hợp với các máy bay chiến đấu của Mỹ trong một hoạt động quân sự chung chống lại Trung Quốc. Nếu Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Mỹ sẽ triển khai chiến đấu cơ F-22, mà một chiếc có thể đối phó với 10-20 máy bay Trung Quốc.
Bên cạnh đó, máy bay chiến đấu Mỹ và Nhật Bản sẽ có thể phá hủy mạng lưới phòng không của Trung Quốc được tạo ra ở quần đảo tranh chấp này. Theo SAPIO, Hải quân Mỹ và binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) sẽ có thể chiếm lại đảo Senkaku/Điếu Ngư từ trong tay lực lượng chiếm đóng Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà phân tích quân sự Trung Quốc Liu Jianping đã không đồng tình với nhận định của tờ tạp chí này. Phát biểu với tờ báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, ông cho rằng, bài viết này hoàn toàn sai lầm. SAPIO đã phóng đại khả năng chiến đấu của Mỹ và Nhật Bản trong khi đánh giá thấp sức mạnh và ý chí của quân đội Trung Quốc.
Theo Kiến Thức
Chiến tranh Trung-Mỹ: Nỗi kinh hoàng của châu Á-Kỳ cuối
Châu Á hiện đang xuất hiện mầm mống của sự ngộ nhận lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai bên đang có nguy cơ lao vào một cuộc đối đầu khi những hành vi gây hấn của Trung Quốc trở nên trắng trợn hơn nhằm vào các nước láng giềng, thách thức những cam kết của Mỹ.
Cả hai đều nghĩ rằng bên kia sẽ nhượng bộ để tránh một cuộc đụng độ, nhưng nhiều tín hiệu cho thấy Mỹ và Trung Quốc đang sai lầm với suy nghĩ này.
Giáo sư Robert Farley cho rằng viễn cảnh về một cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương phụ thuộc vào sự đánh giá cơ bản về sự cân bằng đang thay đổi trong sức mạnh kinh tế và chính trị. Trong quá khứ, Chiến tranh thế giới lần thứ I không thể thay đổi hiện thực rằng Đức vẫn là quốc gia mạnh nhất và lớn nhất ở trung tâm của châu Âu. Tương tự như vậy, chiến tranh giữa Washington và Bắc Kinh không thể thay đổi đường đi trong dài hạn về sự phát triển và khẳng định của Trung Quốc.
Chìa khóa đối với hòa bình trong khu vực liên quan tới việc tái lập mối quan hệ kinh tế hiệu quả giữa Trung Quốc, Mỹ và phần còn lại của Thái Bình Dương. Nếu chiến tranh nổ ra, chắc chắn nó sẽ cản trở thương mại và đầu tư trên toàn thế giới. Nếu cả hai bên quyết định tấn công các tàu thương mại, thì ảnh hưởng của nó khó có thể tính toán hết được, tác động đến cả những nước không có lợi ích trực tiếp trong cuộc chiến.
Tuy nhiên, chính phủ của cả Mỹ và Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những sức ép mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi phục hồi các mối quan hệ thương mại, ít nhất là đối với các hàng hóa thiết yếu.
Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ.
Trung Quốc sẽ không mấy khó khăn cho việc tái thiết sau chiến tranh. Thậm chí nếu Mỹ có hủy diệt hiệu quả Hải quân (PLAN) và Không quân Trung Quốc (PLAAF), thì nền công nghiệp đóng tàu và hàng hải Trung Quốc, có thể với sự giúp đỡ từ phía Nga, sẽ bổ sung hầu hết những mất mát đó trong vòng một thập kỷ. Trên thực tế, những tổn thất lớn của Trung Quốc trong chiến tranh có thể giúp khôi phục cả ngành công nghiệp hàng hải và đóng tàu của Nga. Hơn nữa, nếu cần chiến tranh sẽ hiện đại hóa PLAN và PLAAF bằng cách phá hủy những di sản cũ kỹ. Một hạm đội tàu và máy bay mới sẽ thay thế cho lực lượng cũ.
Mỹ có thể phải mất nhiều thời gian và khó khăn hơn trong thời kỳ hậu chiến, không chỉ vì tàu chiến và máy bay Mỹ có giá trị cao hơn của Trung Quốc. Việc sản xuất máy bay F-15 và F-16 gần như đã kết thúc, và Mỹ không còn sản xuất F-22. Hơn nữa, nền công nghiệp đóng tàu của Mỹ đã suy giảm tới mức để thay thể những tàu bị thiệt hại trong chiến tranh sẽ phải cần rất nhiều thời gian. Điều này cũng đặt ra một vấn đề nan giải là, hiện Mỹ đang có kế hoạch đưa F-35 vào phục vụ và trở thành lực lượng nòng cốt của Lầu Năm Góc, nếu chiến tranh nổ ra và F-35 bộ lộ những điểm hạn chế thì coi như kế hoạch của Mỹ bị sụp đổ hoàn toàn.
Dù chiến thắng hay thất bại, Mỹ sẽ phải hứng chịu những thiệt hại đáng kể về kinh tế và quân sự. Thậm chí nếu Mỹ giành chiến thắng, nó cũng không giải quyết được vấn đề Trung Quốc. Xét về tiềm năng, chiến thắng sẽ củng cố hệ thống đồng minh do Mỹ lãnh đạo, khiến cho chi phí trong chính sách ngăn chặn Trung Quốc của Washington sẽ giảm đi. Giả sử rằng chiến tranh bắt đầu với việc Trung Quốc khẳng định yêu sách của mình trên biển Đông và biển Hoa Đông, Mỹ sẽ "tô vẽ" Trung Quốc như một kẻ xâm lược và tự xem mình là tiêu điểm để cân bằng các hành vi trong khu vực. Sự gây hấn của Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy các đồng minh trong khu vực (đặc biệt là Nhật Bản) tăng chi tiêu quốc phòng.
Một cuộc chiến có thể tiếp thêm sinh lực cho chính phủ và xã hội Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc lâu dài. Mỹ có thể đáp trả bằng cách tăng cường nỗ lực nhằm vượt xa quân đội Trung Quốc, mặc dù điều này sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang mà có thể phương hại tới cả hai bên.
Cuối cùng, Mỹ có thể lựa chọn bằng cách tự tách mình ra khỏi chiến trường châu Á, ít nhất là về mặt quân sự. Sự lựa chọn này có thể là rất khó khăn đối với nhiều người Mỹ, khi mà những những nhà hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ ở những thế hệ tiếp theo buộc phải "che giấu" tham vọng bá chủ của mình.
Khả năng về một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn bỏ ngỏ. Để ngăn chặn cuộc chiến đòi hỏi kỹ năng bao quát và sự nhạy cảm về mặt ngoại giao của những nhà hoạch định chính sách tại Washington và Bắc Kinh. Tương tự như vậy, vấn đề ai thắng ai sẽ tiếp tục đè nặng lên nền ngoại giao, quân sự và những nguồn lực công nghệ của hai nước trong tương lai gần. Tuy nhiên, không được quên rằng Trung Quốc và Mỹ là trung tâm của một trong những khu vực kinh tế hiệu quả nhất trên thế giới. Đó là những gì cần phải được duy trì và bảo vệ.
Theo Công Thuận
Baotintuc.vn/N.I
Vì sao Ấn Độ nghi ngờ tính năng tiêm kích Su T-50 Nga? Việc Nga không cung cấp tài liệu cũng như không chứng minh được tính ưu việt của Su T-50 so với F-22 khiến Ấn Độ muốn dừng hợp tác phát triển chiến đấu cơ hệ 5. Theo nguồn tin từ Không quân Ấn Độ, việc ký hợp đồng liên quan đến việc hợp tác nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ 5...