Một đời thương nhớ…
Vạt nắng chiều rớt xuống con kênh đang xuôi dòng yên ả bên ngôi nhà mái ngói cũ kĩ, vách tường gạch cũng cũ kĩ trông buồn đến thê lương…
Ngôi nhà cách đây vài chục năm về trước đã từng có những tiếng nói cười trẻ thơ, tiếng những đứa con í ới gọi mẹ, tiếng ông gọi bà… vậy mà giờ đây chỉ có mỗi mình bà quanh quẩn với nỗi cô đơn ở tuổi xế chiều…
Người ta gọi bà là má Hai. Bà có chồng và ba người con trai đi bộ đội, lần nào cũng lặng lẽ khóc thầm mỗi lúc chồng và con đi, rồi lặng lẽ khóc thầm khi lần lượt hay tin chồng và ba người con ngã mình trên chiến trường bom đạn, vậy là bà trở thành người phụ nữ góa chồng và không có con, thế mà ai cũng gọi bà là “má”, cứ như “má” có đến vài chục đứa con.
Lưng má còng rồi, trí óc cũng không còn được minh mẫn. Lúc nhớ, lúc quên. Có lúc má gặp ông Năm xóm trên thì gọi lại hỏi “đợt này chú Năm về thăm nhà đó à, có hay tin gì của chồng tôi không? đến mấy tháng nay tôi không nhận thư của ông ấy”, ông Năm đáp lại “tôi đi lính về lâu rồi mà chị Hai, chị Hai đừng trông tin anh Hai nữa”, ý bảo má hãy thôi ngày ngày ra đầu ngõ đứng đợi chồng con. Lúc đó không biết má nhớ hay quên mà nước mắt lưng tròng, rồi ngậm ngùi chống gậy quay vào nhà. Có lần khác, tôi sang nhà chơi với má, vừa thấy dáng tôi nhấp nhô ngoài ngõ má đã vọng ra “Mầy sang tìm thằng út đấy à. Nó lại đi bắt chim nữa rồi. Cái thằng lớn tồng ngồng rồi mà ham chơi quá đỗi”. Tôi nước mắt thành dòng mà cố gắng quệt để vào thăm má.
Ảnh minh họa (internet)
Video đang HOT
Trong ba người con của má, tôi chơi thân nhất với anh út. Anh út lớn hơn tôi ba tuổi, anh út cũng là người bạn ấu thơ thân thiết nhất của tôi. Hồi đó má cứ ghẹo “Sau này mầy lớn mầy nhớ làm con dâu má nghe”, tôi cười tít mắt đáp lại: “Dạ, sau này con chỉ ưng mỗi anh út thôi má ơi, anh út thương con lắm, đầu làng cuối xóm đi đâu ảnh cũng dẫn con theo”. Mà thật, hồi anh út chưa là bộ đội, anh hay dẫn tôi đi theo ảnh bắn chim, câu cá, có những trưa hè hai đứa còn trốn ba má đi hái sim, đi lên rừng tìm dủ dẻ, chùm chày… những đặt sản mà bất kì một đứa trẻ nào ở vùng đất nghèo miền trung cũng mê miệt và đem lòng thương nhớ. Đồi hoa sim tím còn đó, anh út bây giờ đã mãi không về.
Tôi nhớ mãi hình ảnh anh út trong quân phục người lính, oai phong lẫm liệt đến chừng nào. Anh út ngồi trên chiếc xe chở bộ đội vẫy tay tạm biệt tôi và má, lòng tôi thương biết bao nhiêu. Năm ấy tôi vừa tròn mười sáu. Và rồi đồi hoa sim tím, và rồi những trưa hè câu cá, bắn chim, và rồi những ngày cùng nhau lang thang mọi ngóc ngách trên đồng cứ đi mãi, đi mãi theo dấu chân của anh út. Ngày hay tin anh hy sinh, nước mắt tôi không rơi nổi, trái tim tưởng chừng vụn vỡ hoặc có một thứ gì đó rụi thiêu nóng hực. Tôi không dám nhìn về đôi mắt của má. Anh út ở lại với chiến trường tuổi đôi mươi, trái tim chắc chưa từng thổn thức vì một bóng hồng nào.
Tôi thương anh út bao nhiêu thì thương má bấy nhiêu. Tôi hiểu trái tim của những người phụ nữ như má đã phải mạnh mẽ nhường nào để chấp nhận nỗi đau mất chồng, mất con. Tôi không biết chiến tranh có giá trị như thế nào nhưng nếu nó như một mảnh thủy tinh thì tôi sẽ vồ lấy nó mà cấu xé, mà ngấu nghiến và đập tan đến từng mảnh vụn mới thôi. Chiến tranh để lại quá nhiều nỗi đau, có những người ngã mình xuống đất và có những trái tim gầy hao đến xót lòng. Tôi thương má nhất là những lúc má không minh mẫn, cứ gọi tên những đứa con của mình trong vô thức. Có phải rằng nếu người ta trở nên lú lẫn thì kí ức mà người ta nhớ nhất chính là kí ức ngọt ngào và đớn đau nhất.
Mỗi lúc sang chơi với má, nếu là lúc minh mẫn thì má sẽ hỏi tôi chuyện chồng con, má bảo “Mầy tính thương thằng út hoài vậy sao, tuổi xuân người con gái trôi nhanh lắm con à, coi mà kiếm nơi nương nhờ”. Còn nếu là lúc má không minh mẫn thì sẽ bảo “Tao là tao thích mầy thôi, đợi thằng út đi bộ đội về rồi hai đứa cưới được không con?”. Rồi lần nào cũng vậy má lấy những lá thư của ba và các anh ra bảo tôi đọc cho má nghe. Thư của ba và các anh má cất kĩ trong chiếc rương gỗ nho nhỏ, bọc bên ngoài lớp bịch nilon cẩn trọng. Má nói “Gia tài đời má chỉ có bấy nhiêu, không bảo quản được thì hổ thẹn lắm”. Má nói má thích nghe tôi đọc thư cho má, má già rồi mắt mũi lim dim đọc chữ được chữ mất. Má nói vậy thôi chứ những lá thư của ba và các anh má thuộc làu làu.
Má hay chỉ cho tôi những tấm hình về các con của má, má nói má thương anh út nhất, vì anh út là người chịu cực nhất nhà, hồi anh út chưa đi bộ đội cái gì má cũng gọi anh út. Nhiều lúc tôi sang nấu cơm cho má dưới nhà, mà nghe má vọng về gọi “út ơi”, “út à” như thể anh út vẫn còn ở đâu đó trong căn nhà này và như thể anh út rồi sẽ quay về khi hòa bình lập lại. Tôi thương má mà không dám nói “Anh út hy sinh rồi má ơi”.
Chiều nay, khi nắng vàng ngã xuống, ánh lên vài hạt xuyên qua bờ tre già đầu ngõ, tôi lại thấy bóng dáng gầy gầy, cong cong của một người phụ nữ tóc bạc lơ phơ, nét mặt nhen nhóm, ánh mắt dõi về phía phương trời xa xôi. Đôi mắt chờ chồng, đợi con cả một đời thương nhớ…
Theo Lao động thủ đô
"Mình ơi, lại đây em cho sờ ti"
Bà không muốn ông trở lại bình thường???? Trơi ơi ba sơ ông lai la ngươi binh thường ư?: "..nao minh, ngoan nao, lai đây. Lai đây cho keo. Ư, đưng khoc. Mêt không. A lai đây cho sơ ti ne, nhanh nhanh..".
***
Lao ngôi bêt canh nha vê sinh đêm mơ tiên le vưa mơi đi ban vê. Lao nhăt tơ tiên rơi vao vung nươc tiểu vơ lao ơ nha đi vê sinh chay ra.
Lao nhanh nhanh vôi vôi chui lên ao, tơ 2 ngan đa ươt nhau va năc mui hôi. Rôi thây vơ nhin, lao ngai hay sao lai vưt đi. Vơ lao chông tay yêu ơt dây dưa lưng vao bưc tương đây âm môc. Rôi chông 1 tay ra nên nha, môt tay vơi lây tơ 2 ngan chông vưa vưt đi, toc ba xoa ra châm ca vao vung nươc: Sao minh lai vưt đi. Ông nem ca xâp tiên le ra nha: "Không cân, tiên làm gì, tiền co lam ba sông đươc đâu, huhu, ba đưng bo tôi". Ba tinh lêt vê phia ông nhưng nưa thân ngươi phia dươi đa bât đông. Ba giơ tay vuôt vuôt toc trươc măt rôi vây ông lai: Lai đây, ngoan, minh lai đây. Ông không chiu, cơi non nem ra nha tưc tôi: "Kiêm tiên đê lam gi, đê ma lam gi khi vơ minh..". Ông ngôi xoa ra nên nha đây nươc tiểu, chi tay vê phia ba: "..khi vơ minh la ba đo, tôi muôn giư ba bên canh suôt đơi mà tại saoooooo không đươc. Huhu. Tiên lam gi, co tich sư gi đâu, khôn nan, khôn nan ba ơi"
"Minh..." ba lai dưa lưng vao tương. 2 tay buông long trên cai van gô âm môc đươc trai băng cai chiêu bac mau, rach tư tung. Ba nhin ông rôi trao ra môt giot nươc măt, thơ môt tiêng dai vô tân. 2 năm nay tư khi biêt ba bi bênh hiêm ngheo, công vơi nhưng biên tương thân kinh ma ông đa phat điên, như môt đưa tre. Vây ma giơ ông lai noi đươc nhưng điêu nay thi ông đa hêt bênh rôi chăng? Nhưng sao ba không vui, ma cang nao nê tôt đô, tại sao, tại sao?????? Bà không muốn ông trở lại bình thường???? Trơi ơi ba sơ ông lai la ngươi binh thường ư?: "..nao minh, ngoan nao, lai đây. Lai đây cho keo. Ư, đưng khoc. Mêt không. A lai đây cho sơ ti ne, nhanh nhanh..".
2 năm qua, mỗi buôi chiêu ông đi ban vê, ông ngôi khoc, ba đêu dô danh như vây. Dân quen, ba cung không con nươc măt. Chi môi lân chông chôm tơi như môt đưa tre. Cai thân hinh com coi tuôi xê chiêu cua ba lai cuôn lên nhưng tiêng nâc trong lông ngưc, lân tiêng cua xot xa. Vây ma giơ đây, ông binh thương trơ lai thi ba lai không vui. Ba điên rôi chăng? "Nao, lai đây. Ngoan nao. Ư, nhanh. Co điên lai không haaaaa?" Ba gao lên trong cô hong, rôi năm vât ra giương va ho săc sua va khoc. Chiêc quat may thôi chiêc ao cua ba đang gai cuc dơ bay lên. Đê lô ca bâu ngưc gia nhau nat úa màu. Bông ông lao nhay côm lên như môt đưa tre rôi xân tơi, vàu lây vàu để ngưc vợ minh: "sơ ti, chi sơ ti thôi, sơ ti nha mình, hề hề"...
Ba giât minh, cai giât minh đây tiêng nâc vui, vậy là ông ấy lại điên rồi. Ba chông tay yêu ơt: "Ngoan nao, ngoan nao, đơ tôi ngôi dây đa nao" Ông ngoan ngoan đơ ba dây ngôi dưa vao tương, rôi ngoan ngoan guc đâu vao ngưc ba: "Khi nao minh đi, đi nhanh rôi vê nha minh". Ba ôm ông, tay xoa lên đâu ông: "ư, ngoan, tôi đi co mây ngay thôi, ngoan". Nươc măt ba lai cô ngoi lên khoe măt gia côi đê ma trao ra vơi đơi cay nghiêt, rôi tran ca xuông đâu cua ông.
Ba muôn ông cư mai la đưa tre, vi ba biêt răng ông se không chiu đưng đươc nêu biêt ba vinh viên rơi xa ông. Ho, không con cai, găp nhau giưa đơi rôi va viu vao nhau. Cang lơn cang gia đi, ngươi ta cang chua xot trươc ly biêt, cư tre con ngơ nghêch cứ điên cứ dại đi se tôt biêt vô ngân đung không? Vi vây ma ba vân bao vơi ông se đi xa "vai ngay". Ông vân ngơ nghêch hơn dôi, nhưng cũng gật đầu đồng ý rồi cười hề hề. Cái gật đầu của một gã già điên trước cát bụi chia ly. Bà muốn yêu ông, thương ông, khát khao ông cho bằng hết cuộc đời thiếu hụt mà mai mốt đây chỉ còn ông ở lại. Bà muốn khóc, muốn cắn xé, muốn băm nát cái thứ gọi là yêu thương ở cõi người mà bà và ông sinh ra rồi thành vợ chồng của nhau.
Ba vân ôm ông, vân vuôt toc ông, nhưng giot nươc măt ba vân chay, ông vân hoi ba giong đây hơn dôi: "..khi nao ba đi, đi nhanh vê nha". Ba vân tra lơi: "ư ngoan nao, tôi đi vai ngay thôi". "Ba đi lam gi, ơ nha vơi tôi". "Ư,Ngoan..", "Không đi nha, nha". "Ư, ngoan..." Giữa cõi duyên kiếp phận gặp nhau rồi thành vợ chồng. Muốn đi cùng nhau cạn kiệt cuộc đời cũng không được. Muốn gọi nhau 2 tiếng "mình ơi" cũng đầy sứt mẻ xót xa. Thế mà ngoài kia bao người vợ người chồng vẫn phản bội nhau và đi hoang phí yêu thương, tệ bạc. Là sao?
Lão đã ngủ trên ngực vợ, ngoai trơi tôi va mưa. Căn phong 8m2 cua vợ chồng lão đông đăc mui đơi, môt thư đơi rât lạ, rât quen.
Cù Lú
Nguồn: Sưu tầm
Thấy nữ tỷ phú đăng tin tìm bố mẹ đẻ giống đứa con mình vứt bỏ Người ta nói "hổ dữ không an thịt con" nhưng vợ chồng ông bà lại vô cùng tàn nhẫn với đứa con gái út của mình ảnh minh họa Người ta nói "hổ dữ không an thịt con" nhưng vợ chồng ông bà lại vô cùng tàn nhẫn với đứa con gái út của mình; chỉ vì tin lời thầy bói nói rằng:...