Một doanh nghiệp nước ngoài bị phạt 185 triệu đồng
Một doanh nghiệp nước ngoài vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt với số tiền lên đến 185 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm thực hiện giao dịch nhằm che giấu quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định và vi phạm hành chính liên quan đến tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ngày 16/4/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với HDI Global SE (HDI-Platz 1, 30659 Hannover, Cộng hòa Liên bang Đức).
Theo đó, Công ty này bị xử phạt với số tiền 125 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán vì đã có hành vi vi phạm thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che giấu quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định.
Được biết, từ năm 2017 đến năm 2019, HDI Global SE đã thực hiện một số giao dịch nhằm che giấu quyền sở hữu thực sự đối với 15.468.250 cổ phiếu của Công ty cổ phần PVI để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định.
Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng quyết định phạt Công ty này với số tiền lên tới 60 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP vì đã có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, tính đến thời điểm ngày 31/01/2019, HDI Global SE sở hữu tổng cộng 126.297.216 cổ phiếu PVI, bao gồm: sở hữu trực tiếp 83.711.071 cổ phiếu PVI, sở hữu 27.117.895 cổ phiếu PVI thông qua Funderburk Lighthouse Limited, sở hữu 15.468.250 cổ phiếu PVI thông qua Công ty cổ phần Đầu tư Đường Mặt Trời, chiếm 54,64% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty cổ phần PVI, vượt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Công ty cổ phần PVI trước ngày 19/4/2019.
Như vậy, tổng cộng mức phạt mà HDI Global SE phải chịu lên đến 185 triệu đồng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng yêu cầu Công ty này phải thực hiện thêm biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể: áp dụng biện pháp “Buộc phải chuyển nhượng cổ phiếu trong thời hạn tối đa 60 ngày để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định” quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP. Theo quy định, thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 60 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này .
Thúc đẩy Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris
Dự án Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris được thực hiện nhằm tăng cường khung pháp lý và năng lực quốc gia để hỗ trợ triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Ngày 14/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA) tổ chức cuộc họp lần thứ hai với sự tham gia của đại diện một số bộ, ngành, địa phương là các thành viên Ban Chỉ đạo.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết Dự án VN-SIPA không những hỗ trợ một số nội dung quan trọng cho việc thực hiện báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam mà còn được các đối tác phát triển quốc tế rất quan tâm do Dự án đóng vai trò là đầu mối thông tin về biến đổi khí hậu tại Việt Nam .
Thành công của Dự án góp phần hỗ trợ Việt Nam thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
[Triển khai Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris]
Nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đề nghị các đại biểu đề xuất các biện pháp, thảo luận, thông qua Kế hoạch năm 2021 của Dự án.
Đặc biệt là các hoạt động liên quan tới mục tiêu tăng cường công tác quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao vai trò và trách nhiệm của Việt Nam là một bên tham gia Thỏa thuận Paris và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ( UNFCCC ).
Ông Weert Brner, Phó Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam, cho biết Việt Nam đã thông qua Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và là một trong số các quốc gia đầu tiên xây dựng kế hoạch hành động cụ thể thực hiện Thỏa thuận Paris.
Hiện, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên nộp và cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định của quốc gia của mình.
Theo ông Weert Brner, Dự án VN-SIPA hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng những điều kiện cần thiết phù hợp với tinh thần của Thỏa thuận Paris.
Dự án nhằm đạt được các kết quả thích ứng và giảm nhẹ đem lại các đồng lợi ích về môi trường cũng như về xã hội và kinh tế, đặc biệt đối với giảm phát thải khí CO2 trong các hoạt động kinh tế của Việt Nam.
Triển khai kế hoạch thực hiện Dự án trong năm 2021, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài Nguyên và Môi trường), Trưởng nhóm công tác thực hiện Dự án đề nghị, do dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, các bộ, địa phương cần chuẩn bị phương án thay thế; đẩy nhanh tiến độ các công việc đã được phê duyệt...
Báo cáo tình hình thực hiện Dự án VN-SIPA , ông Kia Fariborz, Cố vấn trưởng Dự án VN-SIPA, cho biết năm 2020, Việt Nam hoàn thành báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định cập nhật và nộp trong tháng 9/2020.
Kết quả này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao vì Việt Nam là một trong 20 quốc gia đầu tiên nộp bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định cập nhật, đây là một dấu ấn đóng góp quan trọng của Dự án.
Dự án đã hỗ trợ xây dựng Chương ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020, đây là cơ sở để tiếp tục xây dựng các hành lang pháp lý về ứng phó với biến đổi khí hậu cho Việt Nam.
Dự án hỗ trợ xây dựng các văn bản quản lý biến đổi khí hậu, các kế hoạch ngành về ứng phó với biến đổi khí hậu như xây dựng Thông tư quy định quản lý nhiên liệu và phát thải khí nhà kính trong ngành hàng không; kế hoạch hành động Ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cập nhật kế hoạch thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định cho ngành xây dựng, xây dựng đề xuất hành động giảm nhẹ phù hợp điều kiện quốc gia.
Dự án xác định giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại các tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Tại cuộc họp, thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến hoàn thiện các nội dung hoạt động chính của Dự án và các nội dung đề xuất trong năm 2021, các vấn đề quản lý vận hành của dự án...
Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA) sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thực hiện tại Quyết định số 363 ngày 3/4/2019.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Quyết định số 2241 phê duyệt Văn kiện Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris.
Dự án thực hiện trong 4 năm (2019-2023) trên phạm vi cả nước, với tổng nguồn vốn 10,3 triệu euro. Cơ quan chủ quản là Bộ Tài nguyên và Môi trường; chủ dự án là Cục Biến đổi khí hậu. Nhà tài trợ dự án là Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức; Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) triển khai thực hiện.
Cơ quan phối hợp tham gia thực hiện dự án gồm các Bộ: Giao thông Vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban Nhân dân hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Dự án Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA) được thực hiện nhằm tăng cường khung pháp lý và năng lực quốc gia để hỗ trợ triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trọng tâm là thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam.
Dự án gồm 5 hợp phần: tăng cường năng lực xây dựng, rà soát, cập nhật, triển khai Đóng góp do quốc gia tự quyết định và Thỏa thuận Paris; tăng cường khung pháp lý thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và lồng ghép Đóng góp do quốc gia tự quyết định vào chiến lược ngành của các bộ; thực hiện thí điểm thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại Hà Tĩnh và Quảng Bình; xây dựng một số hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia; tăng cường điều phối các dự án trong khuôn khổ Quỹ Sáng kiến khí hậu toàn cầu (IKI).
Xúc tiến thương mại và đầu tư với Bremen (Đức) Ngày 31-3, tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức "Hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư với Bremen - Trung tâm logistics cung ứng hàng hóa ở châu Âu". Trong những năm qua, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang...