“Một điều nhịn, chín điều lành” với chị em chồng
Chị em dù là chị em chồng thì có đi đâu mà thiệt. Thi thoảng tôi cũng cho em 500 – 1 triệu để em tiêu vặt. Tôi khẳng định với bạn rằng em chỉ lười thôi do bố mẹ chiều em từ nhỏ chứ em không hư.
Chào bạn Tường Vi – Tác giả Tâm sự “Điên đầu với em chồng bề trên”!
Hôm nay trời mưa và cũng là ngày nghỉ nên mình tranh thủ gửi bạn đôi dòng tâm sự. Trước hết mình kể cho bạn nghe những gì đang diễn ra trong cuộc sống của mình trước hôn nhân và khi kết hôn rồi nhé.
Mình là một cô gái tỉnh lẻ. Nhà mình cực nghèo đến nỗi cơm hiếm khi được ăn, chỉ ngô rang và rau khoai lang luộc qua bữa. Nhưng bởi sợ cái nghèo nên 2 anh em mình đã cố gắng học thật tốt để cuộc sống ổn định hơn, và để bù đắp công lao của mẹ.
Năm 2004, mình bắt đầu lên Hà Nội nhập học. Ngày ngày mình chỉ mua 2 bánh mỳ để ăn tối và trưa, còn buổi sáng thì mình nhịn. Ngày thi đại học cũng thế không ai đưa đi cả. Mẹ mình thì bận đi làm. Anh trai mình đang thời kỳ bận tối mắt bảo vệ luận án. Cuộc sống mới tại Hà Nội thật vất vả. Chân ướt chân ráo mình vừa đi học và kiếm việc làm thêm. Mình thèm được mặc một cái áo mới, được ăn phở Hà Nội, nhưng cuối cùng mình chỉ dám ăn bánh mỳ Hà Nội thôi. Bởi làm được đồng nào mình lo tiền học để mẹ đỡ vất vả.
Rồi năm đó khi kết thúc học kỳ 1 của năm nhất đại học, mình gặp chồng mình bây giờ. Anh là người ở quận Ba Đình – Hà Nội. Ba tháng đầu quen nhau, anh nói dối mình là anh cũng là người tỉnh khác lên học. Nhưng với mình điều đó không quan trọng. Và rồi chúng mình yêu nhau. Và khi sắp kết hôn anh mới nói rằng đó là anh thử thách xem mình có đến với anh bằng tình yêu không.
3 tháng kể từ ngày quen, anh đưa minh về nhà giới thiệu với bố mẹ. Mình ngạc nhiên vì sau khi lòng vòng qua các phố rồi anh đưa mình về nhà nhưng không phải nhà ở bắc ninh như anh bảo. Từ đó tuần nào cũng thế, cuối tuần anh đưa mình về dùng cơm với gia đình anh. Anh có 1 anh trai, 1 em gái và 1 cậu út.
Video đang HOT
Mình nhận thấy rằng, bố mẹ chồng mình quá nuông chiều các em, đặc biệt là cô em gái. Thời gian yêu chồng mình 6 năm, và kết hôn đến bây giờ là 2,5 năm. Nhưng hơn 8 năm nay, chưa 1 lần mình thấy cô em chồng giúp mình làm một việc gì. Ngày còn yêu cứ cuối tuần em lại nũng nịu mua quần áo cho em, mua đồ dùng cho em và mua những gì em thích. Em thích đi du lịch cùng tôi, dĩ nhiên là tôi đồng ý và tất cả chi phí do tôi chi trả, mặc dù số tiền nộp cho em đi là 1,5 triệu bằng nửa tháng lương của tôi. Nhưng tôi cũng chỉ bảo với chồng là tháng này tôi đi du lịch cùng em thì vợ chồng mình chi tiêu tiết kiệm 1 tí. Đến bây giờ bố mẹ chồng và em vẫn cứ nghĩ là do cơ quan tôi chi trả. Tôi nghĩ rằng lọt sàng xuống nia.
Chị em dù là chị em chồng thì có đi đâu mà thiệt. Thi thoảng tôi cũng cho em 500 – 1 triệu để em tiêu vặt. Tôi khẳng định với bạn rằng em chỉ lười thôi (do bố mẹ chiều em từ nhỏ) chứ em không hư. Đêm nào 2 chị em tôi cũng tâm sự thâu đêm. Bây giờ là chị dâu của em rồi, em vẫn như thế, hiền lành, ngoan nhưng vẫn chưa biết làm gì. Kể cả nấu cơm. chị dâu cứ nấu nướng phục vụ em, em thích ăn quả gì, mua về em cũng lười không muốn gọt, chị lại tiện tay gọt cho nhanh. Em đi làm móng tay, muộn rồi không lên hàng gội được lại chị dâu ơi gội đầu cho em. Nói chung mọi sinh hoạt hàng ngày lẽ ra em có thể làm được thì em vẫn chưa biết làm. Em chỉ chờ dọn cơm ra ăn mà nhiều khi gọi em ra ăn cơm cũng phải mất nửa tiếng. Ăn xong em vào phòng, có hôm nấu những món mất nhiều thời gian, muốn nhờ em nhặt cái rau cũng ngại.
Mình muốn dẫn chúng như thế để bạn hiểu rằng, hãy cứ cho đi bạn sẽ nhận được nhiều hơn nữa. Mặc dù mình không tính toán, nhưng ít ra cô em chồng sau này cũng về nhà chồng ở. Thòi gian ở nhà sinh hoạt với bạn cũng rất ít, giỏi lắm thì còn vài năm nữa. Cái mà bạn nhận được nhiều hơn đó là bố mẹ chồng bạn hài lòng về cô con dâu, anh chị em đoàn kết. Cái quần cái áo, bạn có thể cho em cũng chẳng sao, giầu nghèo nó cũng có số. Bản thân mình thấy bạn hơi tính toán khi cô em muốn đổi đồ mà bạn không đồng ý.
Tường Vi ạ, cách suy nghĩ của bạn với gia đình chồng, với bố mẹ chồng không phải đạo làm con. Là con cái dù bố mẹ chồng có thế nào đi nữa thì vẫn là người sinh ra chồng bạn, là ông bà của những đứa con bạn và là tổ tiên của các thế hệ sau. Bạn coi thường và không tôn trọng họ thì liệu bạn có dạy được con bạn sau này không?
8 năm nay mình chưa bao giờ than vãn 1 lời vì cũng nghĩ rằng một điều nhịn 9 điều lành. Anh chị em còn ăn ở với nhau cả đời, cưới xong vợ chồng mình không được cầm 1 đồng tiền cưới nào, gần 30 triêu bây giờ vẫn phải trả nợ, lại cả khoản mẹ chồng nợ mấy chục triệu trước khi vợ chồng mình cưới cũng phải làm để trả cho mẹ. Mình cũng nghĩ bố mẹ vất vả nuôi nấng 4 anh em ăn học, 55-60 tuổi rồi cũng phải để bố mẹ nghỉ ngơi chứ. Đâu sẽ có đó bạn à, dù mình biết bố mẹ mình còn tiền nhưng cứ coi như đó là tiền dưỡng già của bố mẹ. Sau này bố mẹ có ốm thì trách nhiệm là con cái cơ mà, thế mới có câu trẻ cậy cha, già cậy con.
Đừng bao giờ nói bố mẹ tính toán, bố mẹ đẻ ra các con, nuôi nấng trưởng thành, dựng vợ gả chồng… Tầm nhìn của bạn thiển cận quá, bởi thế khoản nợ của mẹ, vợ chồng mình phấn đấu làm để trả nợ.
Một điều mình không hài lòng về bạn nữa là bạn nhắn tin cho mẹ chồng để bày tỏ quan điểm của mình. Với mình thì hãy im lặng, ai cũng có quan điểm của mình, cái tôi của mình, tranh cãi lúc này chẳng giải quyết được vấn đề gì. Im lặng là vàng, rồi bố mẹ sẽ ngẫm nghĩ và hiểu mình hơn.
Chính bạn đang phá dần đi tình cảm của gia đình. Bởi vì mặc dù đang trong hoàn cảnh như thế, bạn hãy về nhà chồng và phá tan cái không khí ảm đạm đó đi. Đây mới là cách tốt nhất vì con người ai cũng có lòng vị tha nhân hậu. Mình nghĩ bạn viết tâm sự này trong lúc đang tức giận nên không kiềm nén được cảm xúc, mình nghĩ đây không phải là con người của bạn. Mình chỉ tâm sự đó thôi, đó là suy nghĩ của mình. Chúc bạn có mối quan hệ tốt với gia đình chồng!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tâm sự của một GM Việt Nam về game online
Từ cái hồi còn bé tí, cái hồi mà nhà còn chưa có máy tính, vẫn phải dành dụm từng vài nghìn tiền ăn sáng, tiêu vặt một để trả tiền điện tử, tôi đã biết tới game. Tuy vậy, lúc đó, tôi vẫn chỉ biết đến các game offline như đế chế, Quake, Counter-Strike, StarCraft, DDay... Những trận chiến tưởng chừng như không bao giờ dứt ấy đã theo cùng tôi trong suốt quãng thời gian tiểu học cho đến tận cấp 2.
Nhưng rồi, bước vào cấp 3, khi mà làn sóng game online tràn về Việt Nam với những Gunbound, Võ Lâm Truyền Kỳ... cùng với những đứa bạn, tôi chuyển từ những game off kia sang những tựa game online. Ở đây, tôi tìm thấy một thế giới khác, một cảm giác bị cuốn hút ngay từ những lần chơi đầu tiên. Kể từ đó, tôi bắt đầu bước vào những cuộc chơi đầy thú vị nhưng cũng mất đi nhiều thứ.
Quả thực, trong suốt một thời gian dài, tôi lao đầu vào cày kéo game online một cách hăng say, không ngừng nghỉ. Tôi có thể ngồi cả ngày liền bên máy vi tính để điều khiển nhân vật Võ Lâm của mình. Từ làm nhiệm vụ dã tẩu, luyện cấp, tống kim cho đến những trận công thành chiến đầy hào hùng cùng các anh em trong bang. Một thế giới với những cảm giác mới lạ, cuốn hút hơn rất nhiều so với các game offline.
Lúc ấy, hạnh phúc của tôi là khi được thấy nhân vật của mình lên một level, là khi đánh bại những người chơi khác hay ngẫu nhiên nhặt được một món đồ xịn... và rất nhiều những thứ khác nữa. Ngoài thời gian đến trường thì tất cả thời gian còn lại của tôi đều dùng để ngồi trước máy vi tính. Và cũng qua game online, tôi quen thân được những người bạn mà bây giờ, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn hay đi nhậu cùng nhau.
Vậy còn những cái đã mất. Thú thật, phải khi đã trở thành một GM, tôi mới nhận ra là mình đã mất quá nhiều khi chơi game online. Là khi tôi biết được rằng hóa ra những món đồ ảo "khủng" mà tôi từng ao ước, cày kéo vài tháng trời mới sắm nổi được tạo chỉ trong vài phút. Khi đó, tôi chợt cảm thấy thời gian mình đổ vào chơi game thật lãng phí biết bao. Và tôi bỗng nhận ra mình đã mất quá nhiều khi lao đầu vào cày kéo game một cách vô tội vạ.
Đó là sức khỏe, từ thị lực bình thường, giờ đây tôi đã cận một bên tới 4 độ. Đi đâu cũng phải đeo kính, vướng chết đi được. Rồi còn những lần thức đêm, bỏ bữa khiến mặt tôi nhợt nhạt, nổi mụn... Đó là thời gian, khi mà tôi cứ lao đầu vào cày game, bỏ bê việc học đến nỗi suýt trượt đại học. Nếu như người khác hàng ngày chơi thể thao, tham gia các hoạt động ngoại khóa thì tôi ngồi nhà, cắm đầu vào chơi game đến mờ cả mắt.
Và tiền bạc. Chỉ khi đi làm, kiếm được tiền rồi, tôi mới nhận ra số tiền mình bỏ vào game để sắm những món đồ "ảo" trước kia thật là phí. Cuộc sống còn biết bao việc mình phải làm, mình còn bao thứ đáng phải chi tiêu trong khi game online như một cái hố vô tận hút lấy thời gian, sức khỏe và cả tiền bạc.
Là một người đang kiếm tiền dựa vào game online, hàng ngày tiếp xúc với những bạn trẻ tuổi vẫn đang hăng say cày kéo game online, vẫn đang dần mất đi sức khỏe, thời gian lẫn tiền bạc của mình vào game online, tôi không thấy ghét hay phê phán gì game online, tôi chỉ thấy buồn và tiếc rằng mình đã từng đánh mất nhiều thứ khi chơi game quá độ.
Game online sẽ giúp ta học và biết được rất nhiều điều nếu bạn sử dụng nó đúng cách. Đừng lạm dụng game online quá độ để nó mất đi ý nghĩa đơn thuần ban đầu của mình là "giải trí". Lúc ấy, đó sẽ là nơi bạn được thể hiện bản thân mà chẳng phải sợ điều gì, là nơi để bạn gặp gỡ, kết giao cùng những chiến hữu thân thiết.
Đôi khi, chúng ta cũng phải học cách "dừng lại" để có thể "đi tiếp". Đừng lạm dụng game online quá độ để xã hội có thể nhìn nó với một ánh mắt thiện cảm, ít định kiến hơn hiện nay.
Theo Game Thủ
Dạy HS cách tiêu tiền Từ nay đến ngày 15/6/2012, dự án "Giáo dục tài chính cho học sinh THPT" sẽ được triển khai thực hiện đến 50 trường THPT tại TPHCM. Theo đó, 6.750 HS sẽ được tư vấn, định hướng cách chi tiêu hợp lý. Trong đó 4.000 HS và khoảng 600 phụ huynh sẽ có cơ hội tham gia các sự kiện, các cuộc đối...