Một địa chỉ đỏ của du lịch Hà Nội
Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò là một trong những địa chỉ đỏ của du lịch về nguồn của Hà Nội, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng tới các tầng lớp nhân dân Thủ đô và cả nước. Đây cũng là nơi thu hút đông khách du lịch quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.
Khách tham quan dâng hương tại Đài tưởng niệm các chiến sĩ yêu nước và cách mạng tại di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò. Ảnh: Anh Tuấn
Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò nằm ngay trung tâm TP Hà Nội do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1896 nhằm giam giữ những người Việt Nam yêu nước đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc. ược xây trên đất của một làng nghề với các lò nung gốm, cho nên nơi đây thường được gọi là Nhà tù Hỏa Lò. Với thiết kế ban đầu dự định giam giữ khoảng 450 tù nhân, nhưng cùng với các phong trào cách mạng sục sôi, thực dân Pháp phải nhiều lần mở rộng các khu vực nhà giam lên 2.000 người với các trang thiết bị, công cụ tra tấn và chế độ lao lý hà khắc. ây là một trong những nhà tù được canh phòng cẩn mật với bức tường bằng đá, cốt thép cao 4 m, dày 0,5 m, được gia cố bởi hệ thống dây thép gai có dòng điện cao thế chạy qua, bốn góc là những tháp canh có lính gác ngày đêm. Hệ thống phòng giam được xây dựng kiên cố với các phòng giam, phòng tối, xà lim chật chội, thiếu không khí cùng những tên cai ngục dữ dằn.
Hàng vạn chiến sĩ cách mạng Việt Nam ở khắp các tỉnh phía bắc từng bị giam cầm tại đây. Trong đó có nhiều chí sĩ yêu nước, đến các lãnh tụ của ảng cùng nhiều cán bộ chiến sĩ cách mạng. Dù bị giam hãm trong ngục tù, tra tấn dã man, song những người con ưu tú của dân tộc vẫn giữ vững ý chí đấu tranh, biến nhà tù trở thành trường học cách mạng, là môi trường rèn luyện ý chí và tư tưởng cách mạng. Nhiều lớp huấn luyện chính trị đã được thành lập, rèn luyện cho phong trào cách mạng nhiều chiến sĩ kiên trung.
Sau ngày Thủ đô giải phóng năm 1954, Nhà tù Hỏa Lò được đổi tên thành Trại tạm giam phạm nhân Hà Nội và trực thuộc quyền quản lý của Công an thành phố Hà Nội. Trong thời kỳ chống chiến tranh ném bom phá hoại của đế quốc Mỹ, nhà tù còn là nơi giam giữ nhiều phi công Mỹ bị ta bắt giữ. Hiện tại, trên diện tích phần lớn Nhà tù Hỏa Lò xưa kia đã trở thành một trung tâm thương mại, khách sạn và văn phòng cho thuê. Phần còn lại được bảo tồn, tôn tạo thành Khu lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò. Nơi đây trở thành bảo tàng di tích lịch sử cách mạng đặc biệt của Thủ đô, lưu giữ các hiện vật, hình ảnh, tài liệu, hồ sơ về những tấm gương bất khuất, chiến đấu hy sinh oanh liệt của nhiều thế hệ các chiến sĩ cộng sản bị địch bắt tù đày và các chứng tích tội ác của thực dân Pháp. Tại khu di tích, hiện có đài tưởng niệm các chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã hy sinh tại Nhà tù Hỏa Lò với các mô hình tái tạo hình ảnh lao tù thực dân cùng chiếc máy chém mà thực dân Pháp đã dùng để hành quyết các chiến sĩ yêu nước, cách mạng. ây cũng là nơi trưng bày các hiện vật, hình ảnh thể hiện tinh thần nhân đạo của Nhà nước ta với những phi công Mỹ từng bị bắn rơi trên bầu trời miền bắc.
Video đang HOT
Với nội dung trưng bày được sắp xếp theo chủ đề ở từng thời điểm, áp dụng công nghệ thuyết minh hiện đại, giúp khách chủ động trong tham quan, tìm hiểu cùng việc xây dựng nhiều chương trình trải nghiệm hấp dẫn, di tích lịch sử Khu lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò thường xuyên đón nhiều khách trong nước và ngoài nước, nhất là vào những ngày này khi cả nước đang hướng tới kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
Khách ùn ùn kéo về Đà Lạt
Hàng chục nghìn du khách đổ về Đà Lạt trong ngày cuối tuần, khiến nhiều cung đường trong thành phố ùn ứ vào sáng sớm và chiều tối.
Trong khi những địa phương khác đang phải chịu thời tiết nắng nóng thì tại Đà Lạt mát mẻ, thu hút lượng khách lớn vào ngày cuối tuần. Ước tính, ngày cao điểm TP Đà Lạt đón khoảng 40.000 lượt khách, tạo áp lực không nhỏ lên hạ tầng giao thông của thành phố.
Anh Thái, du khách đến từ TP HCM, than thở đoàn khách của mình phải mất 3 tiếng để đi hết 12 km vào sáng 18/7 - điều hiếm khi xảy ra ở Đà Lạt.
Chợ đêm Đà Lạt là điểm thu hút khách đến ăn uống, mua sắm tối 18/7. Vào ngày cuối tuần, nơi đây trở thành phố đi bộ. Ảnh: Khánh Hương.
Tại một số tuyến đường chính như Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Đại Hành, Phan Bội Châu, Ba Tháng Tư, Trần Hưng Đạo, Hoàng Văn Thụ, Phù Đổng Thiên Vương, Trần Phú, quanh hồ Xuân Hương... luôn có lượng lớn phương tiện chở khách.
Do Đà Lạt vẫn chưa có hệ thống đèn tín hiệu giao thông nên tại các nút giao và bùng binh, lực lượng cảnh sát giao thông cùng cảnh sát trật tự thường xuyên phải phân luồng cho các phương tiện tránh ùn tắc.
Anh Lê Phong, du khách đến từ TP HCM, chia sẻ: "Sau khi các cháu nghỉ hè, gia đình chúng tôi đi Đà Lạt nghỉ mát. Thời tiết tại đây khá ổn, tuy nhiên lại kẹt xe ở nhiều tuyến đường khiến cho việc di chuyển giữa các địa điểm mất nhiều thời gian".
Phương tiện nối đuôi nhau di chuyển trên đường phố Đà Lạt ngày cuối tuần. Ảnh: Khánh Hương.
Trong khi đó, một số dịch vụ khác như ăn uống, taxi có những thời điểm quá tải do khách tập trung sử dụng vào cùng thời điểm, điều này gây ra không ít phiền toái cho du khách khi phải chờ đợi rất lâu.
Chị Nguyễn Thu, hướng dẫn viên du lịch tại Đà Lạt cho biết, thời gian gần đây có sự dịch chuyển lớn trong thị hiếu của du khách khi đến với Đà Lạt. Khách du lịch lựa chọn các địa điểm mới, lạ, đáp ứng được nhu cầu chụp ảnh "sống ảo".
Trong khi đó, các đơn vị lữ hành, cơ sở lưu trú tại TP Đà Lạt đang trong quá trình giảm giá kích cầu du lịch. Hiện có hơn 30 công ty du lịch, lữ hành, cơ sở lưu trú (từ 3 đến 5 sao), khu du lịch... tại Đà Lạt công bố các gói giảm giá trung bình từ 10 - 60% so với giá niêm yết, áp dụng đến hết năm 2020.
Dòng người chen lấn cùng xe cộ ở trung tâm Đà Lạt tối 18/7. Ảnh: Khánh Hương.
7 trải nghiệm nhất định phải thử ở Hạ Long Ngắm thành phố từ trên cao, vui chơi tại công viên nước hay ngắm vịnh từ bể bơi là gợi ý cho du khách. Ảnh: Paradise Cruise. Du thuyền trên biển Vịnh Hạ Long là một trong 3 điểm đến để trải nghiệm du thuyền tốt nhất châu Á, theo bình chọn của Travel and Leisure. Vùng vịnh có diện tích hơn 1.550...