Một đề thi Văn đang được chia sẻ rầm rộ, dân tình đọc xong phán đúng 3 từ: Đề quá đỉnh!
Đề thi môn Ngữ văn bám sát chương trình sách giáo khoa lớp 12, không tăng cường câu hỏi mở nhưng vẫn có đầy đủ các mức độ nhận thức, đảm bảo tính phân loại học sinh.
Dù kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm học 2021 – 2022 đã kết thúc nhưng những câu chuyện quanh đề thi, bài làm, đặc biệt là môn Văn vẫn nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ.
Chẳng hạn như bài văn đạt điểm 10 năm nay của chàng trai xứ Quảng – Nguyễn Văn Quang; tranh luận gay gắt xung quanh bài phân tích Sóng của nam sinh thủ khoa khối D14 năm ngoái, hay mới đây, cư dân mạng lại truyền tay nhau một đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT năm học 1998 – 1999.
Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT năm học 1998 – 1999.
Theo đó, đề thi môn Văn đưa ra hai lựa chọn cho thí sinh với tổng điểm đều là 10, thời gian làm bài cùng 150 phút.
ĐỀ 1 (10 điểm) gồm 2 phần. Phần 1 (2 điểm) về nhà văn M. Gorki: Trong tiếng Nga, gorki có nghĩa là cay đắng. Bằng hiểu biết về cuộc đời của M.Gorki (1868 – 1936), anh (chị) hãy giải thích vì sao nhà văn lại lấy bút danh như thế? Những tác phẩm nào của M. Gorki giúp ta hiểu thêm về điều đó?
Phần 2 (8 điểm) phân tích đoạn thơ trong bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi), đồng thời yêu cầu liên hệ với một số tác phẩm thơ giai đoạn 1945 – 1975 để thấy đất nước luôn là đề tài dồi dào của thơ ca.
ĐỀ 2 (10 điểm) rơi vào tác phẩm Đôi mắt (Nam Cao) với yêu cầu phân tích cách nhìn, thái độ đối với người nông dân và cuộc kháng chiến của hai nhân vật Hoàng và Độ. Từ đó rút ra ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm này.
Có thể thấy, đề thi môn Ngữ văn tương đối bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa lớp 12, không tăng cường câu hỏi mở, gắn liền thực tiễn nhưng vẫn có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại học sinh từ căn bản đến phức tạp.
Phần 1 của câu hỏi 1 về nhà văn M. Gorki đòi hỏi thí sinh muốn làm bài đạt điểm cao không những học tác phẩm mà phải học cả cuộc đời tác giả để có những liên hệ, phân tích hợp lý. Các câu hỏi chính ngoài tác phẩm được yêu cầu phân tích cũng đòi hỏi thí sinh phải có nền kiến thức văn học tốt, nắm bắt được các tác phẩm khác để nội dung bài đầy đủ, có chiều sâu.
Video đang HOT
Dù kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm học 2021 – 2022 đã kết thúc nhưng những câu chuyện quanh đề thi, bài làm, đặc biệt là môn Văn vẫn nhận được sự quan tâm. Ảnh: Gia Đoàn
Đề thi này được nhiều bạn trẻ chia sẻ trên mạng xã hội và nhận về nhiều sự yêu thích: “Quào năm này bố mình thi tốt nghiệp nè, đỉnh ghê, đề như thi học sinh giỏi”; “Đề hay thật, thích kiểu đề này, vậy mới đánh giá được khả năng cảm thụ văn học của học sinh”; “Đề này xịn thực sự vậy mới nói bậc cha chú ngày xưa giỏi là giỏi thực sự luôn”; “Đề hay quá, đánh giá đúng năng lực và kiến thức của thí sinh, cả văn học Việt Nam lẫn văn học nước ngoài”…
Những người lớn đọc xong đề Văn cũ thì nhớ về cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT (lúc ấy gọi là thi tú tài) là nỗi lo hàng đầu của hầu hết học sinh, bởi những năm ấy, tỉ lệ rớt tốt nghiệp khá nhiều. Cho nên, đa phần học sinh cố gắng kiếm cho được “tấm vé tốt nghiệp” rồi mới tính “tấm vé ĐH”.
Qua không gian hồi tưởng ấy, người ta lại ao ước thêm một lần nữa được khoác lên mình chiếc áo trắng đồng phục, trải nghiệm cảm giác đi thi đại học, được hý hoáy giải đề và ra về trong vòng tay chào đón của mẹ cha.
Còn bạn thì sao, nếu là một thí sinh dự thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT toàn quốc năm nay, bạn sẽ “vote” cho đề Văn này chứ?
Giảng viên trường ĐH nổi tiếng bậc nhất TP.HCM gây tranh cãi khi thẳng thừng: "Review trường là câu hỏi dở nhất, chỉ SV dở mới trả lời"
Theo thầy giáo: "Sinh viên thích trả lời review là sinh viên dở. Nó còn hận đời, bất mãn và thích la làng".
Cứ mỗi mùa tuyển sinh đến, học trò lớp 12 lại lên trang confession hay fanpage các trường đại học để xin review môi trường học, ngành nghề nào đó. Dù sẽ có bình luận tốt - dở, nhưng cũng không phủ nhận đây là kênh thông tin thiết thực cho học sinh.
Song mới đây, một giảng viên tên là N.T của một trường đại học nổi tiếng bậc nhất TP.HCM đã có những dòng chia sẻ gây tranh cãi trên trang cá nhân.
Theo thầy giáo, "câu hỏi xuẩn ngốc nhất trước khi vào đại học: Xin review về một khoa nào đó, hay một môn học nào đó" . Lý do bởi: "Sinh viên giỏi rất ít đi trả lời những câu hỏi đó".
Dòng trạng thái đã tạo nên luồng ý kiến trái chiều xung quanh việc phân loại học sinh giỏi - dốt của thầy N.T, cũng như khiến học sinh cuối cấp không khỏi hụt hẫng.
Dòng trạng thái gây tranh cãi của nam giảng viên từ 1 trường ĐH lớn hàng đầu TP.HCM
Nguyên văn dòng chia sẻ của nam giảng viên trên trang cá nhân:
"Câu hỏi xuẩn ngốc nhất trước khi vào đại học là: Xin review về một khoa nào đó, hay một môn nào đó.
Nguyên nhân: Sinh viên giỏi rất ít đi trả lời những câu hỏi đó.
Sinh viên thích trả lời những câu hỏi đó thường là sinh viên dở. Nó không chỉ học dở mà còn hận đời, bất mãn và thích la làng. Hầu hết người học dở thường thích chê trường, chê lớp.
Chê bai là một cách để trả thù đời!
Combo: Học dở - thích chê - chán đời. Quý vị để ý coi đúng không?
À quên, điều thú vị là: Khi sinh viên năm nhất chưa biết gì và được review từ một sinh viên hạng bét thì nó sẽ mang tâm lý đó. Nó sẽ tiếp tục học dở và trở thành hậu duệ của reviewer năm xưa, để năm nay nó sẽ trở thành một reviewer bất mãn mới. Vòng đời cứ thế mà tiếp tục!"
Dòng chia sẻ của nam giảng viên đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều, trong số đó phần lớn sinh viên không đồng tình với ý kiến của thầy giáo này.
Bởi lẽ việc hỏi review trường lẫn ngành học là điều tất yếu với học sinh cuối cấp. Nếu không thông qua kênh review, chỉ đọc bài viết được đăng tải trên trang thông tin trường thì khó lòng có cái nhìn khách quan và toàn diện được.
Bên cạnh đó, không thể quy chụp rằng "Sinh viên giỏi rất ít đi trả lời review - Sinh viên thích trả lời review thường học dở" . Thường những bạn trẻ review không phải phân theo mức độ học giỏi - học dốt, mà đó là sinh viên ưa thích hoạt động ngoại khóa, cũng như nhiệt tình với các em học trò khóa dưới.
Tất nhiên khi đưa ra review sẽ có cái nhìn cả tốt lẫn xấu. Song đây cũng là ý kiến đóng góp của sinh viên. Chính nhờ ý kiến đó thì thầy cô giáo cũng biết được ý kiến của các bạn trẻ đang học thế nào để biết cách sửa đổi hoặc phát huy.
Một số ý bình luận bày tỏ quan điểm không đồng tình với ý kiến của thầy giáo N.T:
Bạn M.H (một sinh viên trong trường) đưa ra luận điểm phản pháo lại: "Nếu mình có đặt câu hỏi review trường lớp, môn học thì những sinh viên giỏi hoàn toàn có thể trả lời được, và phân tích rất kỹ càng cái hay dở của khoa, của trường, của giảng viên. Mình không nghĩ những ai 'hay trả lời' là sinh viên hận đời - bất mãn - thích la làng.
Một quan điểm khác, người học dở thích chê trường nói vậy thì tội nghiệp các bạn quá. Vì mình nghĩ những bạn học giỏi cũng có quyền chê để góp ý, xây dựng trường tốt đẹp hơn.
Chê bai không phải là một cách để trả thù đời? Mình thì muốn nhìn theo khía cạnh người nhận những lời chê bai đối diện với vấn đề như thế nào, có đủ khoan dung, khai phóng hay dẫn dắt để điều chỉnh lại không thôi".
Bài đăng của nam giảng viên khiến nhiều sinh viên không khỏi ngỡ ngàng (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, cũng có không ít sinh viên cho rằng, thầy giáo cũng có ý đúng ở đoạn: "Khi sinh viên năm nhất chưa biết gì và được review từ một sinh viên hạng bét thì sẽ mang tâm lý đó. Nó sẽ tiếp tục học dở và trở thành hậu duệ của reviewer năm xưa".
Bài đăng của nam giảng viên cũng có thể được chấp nhận theo góc nhìn khác. Đó là nhiều sinh viên vì muốn dìm hàng trường nên đã cố tình bôi kích, nói xấu hay phóng đại về đặc điểm của trường.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về dòng trạng thái của nam giảng viên này?
Đề thi Ngữ Văn vào chuyên lớp 10 ở Đồng Nai "cấp tiến" cỡ nào mà Trác Thúy Miêu cùng hội người lớn đồng loạt đòi được nhập vai thí sinh? Lâu lắm rồi mới lại có 1 đề thi khiến người lớn cũng bị kích thích như thế... Đề thi Ngữ Văn vào lớp 10 chuyên tỉnh Đồng Nai năm nay khiến khá nhiều người hào hứng và ngợi khen hết lời. Tuy đề khá lạ nhưng ai cũng phải khen hay từ tư duy đến cách đặt vấn đề và quan trọng...