Mốt “dao kéo” trên màn ảnh rộng
Phẫu thuật thẩm mỹ là yếu tố, chủ đề “thịnh hành” được các đạo diễn khai thác ngày một tinh tế hấp dẫn tại nhiều khu vực Âu Á.
Sắc đẹp ngàn cân (200 Pounds Beauty)
Bộ phim của đạo diễn Hàn Quốc Kim Yong Hwa năm 2006 “Sắc đẹp ngàn cân” đã mở đường cho chi tiết phẫu thuật thẩm mỹ “nở hoa” trên màn ảnh rộng châu Á. Câu chuyện xoay quanh Hanna – cô gái hát thế cho thần tượng nhạc Pop Ami luôn tự ti vì thân hình quá khổ trên chặng đường “lột xác” tìm kiếm tình yêu.
Ban đầu, Hanna cho rằng chỉ cần tìm đến “liều thuốc tiên” thẩm mỹ sở hữu sắc đẹp tuyệt trần sẽ lấy được tình cảm của “người trong mộng” Sang Jun. Tuy nhiên, sau khi tiến hành hàng loạt thủ đoạn “dao kéo”, cô đã phát hiện ra rằng hạnh phúc đích thực phải được xây dựng trên sự chân thành và rung động xuất phát từ trái tim.
Gương mặt giả (Cinderella)
Vẫn là một tác phẩm của đạo diễn Hàn Quốc nhưng “Gương mặt giả” lại mang phong cách hoàn toàn khác biệt. Nhấn mạnh yếu tố kinh dị gây “sốc”, đạo diễn Bong Man Dae đã khai thác thêm nhiều tình tiết bóng đè, quỷ ám làm tăng phần phong phú cá tính cho tác phẩm của mình.
Phim xoay quanh câu chuyện cô gái Hyun Su lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ để khắc phục hằn vết để lại từ vụ tai nạn đáng tiếc thời thơ ấu. Sau khi thoát khỏi gương mặt đầy sẹo kinh hoàng, Hyun Su lấy lại được tự tin khi xuất hiện nơi công cộng tuy nhiên sắc đẹp vẫn không mang đến cho cô sự yên bình khi hàng đêm cơn ác mộng ám ảnh liên tục quấy rầy, ám ảnh…
Phòng phẫu thuật thẩm mỹ ( Nip/Tuck)
Video đang HOT
Loạt phim truyền hình “Nip/Tuck” đã khai thác thành nhiều kỳ kéo dài trong khoảng thời gian hơn 7 năm nhưng vẫn được xem là tác phẩm ăn khách có rating cao.
Phim xoay quanh câu chuyện phòng khám của đôi bạn thân – 2 bác sỹ giải phẫu Sean McNamara (Dylan Walsh) và Christian Troy (Julian McMahon) với nhịp sống và số phận gắn liền với các bệnh nhân “mỗi người một vẻ”.
“ Nip/Tuck” hấp dẫn người xem bởi những cảnh quay sử dụng kỹ thuật vi tính cũng như tần suất cảnh “ nóng” khoe thân của các kiều nữ gợi cảm 1 cách “tự nhiên” và hợp lý. Tuy nhiên phim cũng bị không ít khán giả lên tiếng phản đối vì những trường đoạn đặc tả khủng khiếp như bệnh nhân tự dùng cưa điện cắt ngực…
Đổi mặt ( Face/off)
Bộ phim điện ảnh sản xuất năm 1997 mang tựa đề “Đổi mặt” được nhà sản xuất Touchstone Picture quy về thể loại hành động. Tuy nhiên, các diễn viên chính Nicolas Cage, Joan Allen hay John Travolta mỗi khi nhắc tới bộ phim này đều thường dùng cụm từ “kinh dị”, “trấn áp tâm lý” để mô tả vai diễn của mình.
Với động cơ phẫu thuật thẩm mỹ là mạo danh 1 người khác, phim mang đến nhiều tình tiết bất ngờ khiến người xem vô cùng ấn tượng. “ Đổi mặt” kể về câu chuyện thanh tra Sean Archer (John Travolta) trong kế hoạch tìm kiếm kẻ sát hại con trai mình Castor Troy (Nicholas Cage) đã nảy ra ý định nhờ 1 bác sĩ giải phẫu thẫm mỹ số 1 thế giới biến anh thành kẻ thù. Với dung mạo này, Sean dễ dàng thâm nhập vào thế giới của Castor nhưng lại dẫn tới bi kịch oái oăm khi người vợ anh không hề hay biết còn tên sát nhân thực sự thì lại nắm được mưu kế này…
Time
Đạo diễn “phù thủy” Kim Ki Duk tung ra tác phẩm “Time” và nhanh chóng nhận được phản hồi mạnh mẽ của dư luận. Đó là bởi nội dung phim hoàn toàn chống lại hàm ý kêu gọi sự cảm thông cho những người lựa chọn giải phẫu thẩm mỹ rũ bỏ vẻ ngoài thiếu hụt mà “Sắc đẹp ngàn cân” từng đưa ra. Kim Ki Duk làm bộ phim này với mong muốn đề cao nét đẹp tự nhiên, khẳng định vẻ đẹp giả tạo không thể thay thế nét riêng bình dị thuộc về chính mình.
“Time” kể về cô gái luôn mang ám ảnh bạn trai không yêu hết lòng do vẻ ngoài chưa thực sự “bắt mắt” của mình. Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, cô quyết định tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ và trở lại gặp người yêu với diện mạo mới. Dù hiện tại vẻ ngoài thay đổi xinh đẹp hơn so với quá khứ gấp nhiều lần nhưng cô vẫn không thể quyến rũ được bạn trai cũ. Đến khi hối hận muốn tìm lại quá khứ thì câu chuyện đã diễn biến thành bi kịch không thể thay đổi.
HChâu (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Những bộ phim Việt "cất cánh" từ trang sách
Từ lâu điện ảnh Việt Nam đã có duyên với các tác phẩm văn học. Và kết quả của cuộc kết đôi ấy là những tác phẩm thành công trên màn ảnh rộng.
Kịch bản là yếu tố đầu tiên quyết định thành công của một bộ phim. Thấu hiểu điều đó, nhiều đạo diễn đã lấy chất liệu từ những truyện ngắn, tiểu thuyết để xây dựng nên kịch bản. Gần đây, bộ phim Cánh đồng bất tận được dư luận quân tâm chủ yếu nhờ tiếng vang của nguyên tác văn học.
Không ít nhà văn đã bén duyên điện ảnh bằng cách chuyển thể tác phẩm văn học thành kịch bản phim, biến truyện ngắn, tiểu thuyết trở thành những "bộ phim trên giấy". Nhờ đó tác phẩm cũng nổi tiếng hơn. Dưới đây là một số bộ phim Việt đã toả sáng từ những trang sách văn học.
Chị Tư Hậu (1963)
Chị Tư Hậu được chuyển thể từ tiểu thuyết Một chuyện chép ở bệnh viện của nhà văn Anh Đức. Nhà văn cũng là người chấp bút cho kịch bản phim. Phim được đạo diễn Phạm Kỳ Nam thực hiện. Đây là một trong những tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam.
Chị Tư Hậu do NSND Trà Giang đảm nhận
Trong phim, nhân vật chính - chị Tư Hậu do NSND Trà Giang đảm nhận. Đây là vai diễn để đời của Trà Giang. Đôi mắt biết nói, gương mặt đẹp giàu biểu cảm, diễn xuất giản dị mà tinh tế... "chị Tư Hậu" của Trà Giang đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Nam bộ thời kháng chiến - giàu vị tha, chịu đựng nhiều mất mát, quật cường anh dũng.
Phần hình ảnh trong phim được thực hiện bởi nhà quay phim Nguyễn Khánh Dư. Nhiều trường đoạn đã trở thành kinh điển. Tiêu biểu là trường đoạn chị Tư Hậu lao ra biển tự tử. Bãi biển trống vắng, tiếng sóng vỗ ầm ào. Những bước chân mạnh mẽ, nét mặt uất ức của chị Tư Hậu. Tiếng khóc xé lòng của đứa con thơ... Tất cả được đặc tả bằng những góc máy nhiều xúc cảm.
Thành công của phim nằm ở tính đồng bộ qua diễn xuất của Trà Giang, tạo hình của Nguyễn Khánh Dư,và giá trị văn học của tiểu thuyết, trong đó đạo diễn Phạm Kỳ Nam là người nhạc trưởng. Phim đã giành giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần II (1973).
Làng Vũ Đại ngày ấy (1982)
Làng Vũ Đại ngày ấy được chuyển thể từ ba tác phẩm: Lão Hạc, Chí Phèo, Sống mòn của nhà văn Nam Cao. Đây là một sáng tạo của các nhà làm phim, đặt ba nhân vật điển hình là lão Hạc, Chí Phèo, ông giáo Thứ vào cùng một không gian nghệ thuật là làng Vũ Đại.
Chí Phèo hung hăng, Thị Nở nhấm nhẳng bên bát cháo hành
Nếu Nam Cao đã xây dựng nên những hình tượng văn học bất tử thì các vai diễn trong Làng Vũ Đại ngày ấy cũng để lại những dấu ấn khó quên. Đạo diễn Phạm văn Khoa đã chọn lựa được những diễn viên đích đáng cho các vai diễn chủ chốt: diễn viên Bùi Cường trong vai Chí Phèo, diễn viên Đức Lưu trong vai Thị Nở, nhà văn Kim Lân trong vai lão Hạc...
Người xem được gặp một Chí Phèo hung hăng, Thị Nở nhấm nhẳng, Bá Kiến độc ác, lão Hạc khổ sở, cùng cực, và một giáo Thứ - người thanh niên sống có lý tưởng. Làng Vũ Đại như là một xã hội thu nhỏ với đủ các thành phần, tầng lớp nhân dân, phản ánh hiện thực đời sống vào những năm tháng chiến tranh.
Phim đã được gửi đi Liên hoan phim quốc tế Hawaii. Ngoài Làng Vũ Đại ngày ấy, đạo diễn Phạm Văn Khoa còn dàn dựng bộ phim Chị Dậu, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố. Bộ phim đã đạt giải thưởng Lớn tại liên hoan phim Nantes (Pháp). Năm 2007, ông được nhận giải thưởng Nhà nước với 3 tác phẩm: Lửa trung tuyến, Chị Dậu, Làng Vũ Đại ngày ấy.
Thương nhớ đồng quê (1995)
Thương nhớ đồng quê lấy cảm hứng từ hai truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Thương nhớ đồng quê, Những bài học nông thôn). Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là một "hiện tượng" trong giới văn học thập niên 80 - 90 và rất có duyên với điện ảnh. Nhiều tác phẩm của ông đã được dựng thành phim (Tướng về hưu, Những người thợ xẻ, Thương nhớ đồng quê).
So với nguyên tác, bộ phim có nhiều thay đổi, đặc biệt là sáng tạo mối quan hệ của các nhân vật chính Nhâm - Quyên - Ngữ. Phim phản ánh tâm hồn của người nông dân Việt Nam trước những đổi thay của thời đại.
Thương nhớ đồng quê được đài NHK (Nhật Bản) tài trợ toàn bộ kinh phí và kĩ thuật làm phim. Khi ra mắt, phim đã gây được xúc động mạnh mẽ, đặc biệt là đối với khán giả Việt kiều. Diễn viên Tạ Ngọc Bảo (vai Nhâm), nghệ sĩ quan họ Thuý Hường (vai chị Ngữ) đã có một khởi đầu ấn tượng ngay trong lần đầu "chạm ngõ" điện ảnh.
Bộ phim đã giành được khá nhiều giải thưởng và lời khen của đồng nghiệp quốc tế. Các giải thưởng chính: Giải đạo diễn xuất sắc nhất (Liên hoan phim Việt Nam 1996), Giải khán giả (Liên hoan phim Nantes 1996), Giải Kodak (Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương 1996)...
Sau bộ phim này, đạo diễn Đặng Nhật Minh còn có thêm Hà Nội màu đông năm 46 (dựa trên tác phẩm Luỹ hoa của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng) và Mùa ổi (chuyển thể từ một truyện ngắn của chính tác giả).
Mê Thảo thời vang bóng (2003)
Đưa tác phẩm của Nguyễn Tuân lên màn ảnh rộng là điều rất khó bởi văn ông không dễ đọc và cũng không dễ lĩnh hội tư tưởng nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. Nhưng đạo diễn Việt Linh đã làm được điều đó với Mê Thảo thời vang bóng. Bộ phim được chuyển thể từ truyện Chùa Đàn - nằm trong mạch sáng tác "Vang bóng một thời" trước cách mạng 1945.
Mê Thảo thời vang bóng được đánh giá cao ở ngôn ngữ điện ảnh, cảnh quay đẹp. Những hình ảnh ấn tượng trong phim là cảnh cô Cam rửa giỏ trên sông, cảnh thả đèn trời... Phim cũng là tư liệu tham khảo có giá trị về những phong tục sinh hoạt Bắc Bộ thời kỳ trước, đặc biệt là lĩnh vực ca trù.
Đây là một bộ phim ám ảnh bởi chất "liêu trai" sẵn có trong tác phẩm và những thủ pháp điện ảnh ấn tượng. Diễn xuất trong phim cũng góp phần làm nên cái mơ hồ, kỳ ảo. Khán giả đã từng quen biết Dũng Nhi qua những vai thầy giáo, trí thức hiền lành sẽ bất ngờ với sự hoá thân vào nhân vật Nguyễn - một chủ đất và cũng là người tri âm với nghệ thuật. Đơn Dương - người đã đóng nhiều thể loại - cũng diễn khá "ngọt" vai Tam - một nghệ sĩ ca trù mang trên mình án ngộ sát.
Mê Thảo thời xa vắng không thành công với các giải thưởng trong nước nhưng lại được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Phim đã tham gia nhiều liên hoan phim, trình chiếu tại hàng chục rạp chiếu bóng. Năm 2003, phim giành giải Bông vàng Vàng - giải thưởng cao quý tại liên hoan phim Bergamo (Ý).
Vân Hương
Theo 2sao
Kim Tae Hee - Kẻ không có duyên với màn ảnh rộng Mặc dù là một ngôi sao thần tượng số 1 xứ Hàn, với nhiều phim truyền hình có rating cao, nhưng Kim Tae Hee chưa từng thành công trên màn ảnh rộng. Đâu là nguyên nhân? Không ai có thể phủ nhận Kim Tae Hee là một trong những nữ diễn viên nổi tiếng trong thế hệ này và là một nữ hoàng...