Một cuốn sách dành cho trẻ em chứa nhiều nội dung bạo lực
Cuốn sách “100 bài tập rèn luyện trí thông minh-suy đoán” của tác giả Minh Khanh do NXB Thời Đại phát hành tuy được giới thiệu là loại sách dành cho thiếu nhi nhưng lại có rất nhiều thông tin bạo lực, nhảm nhí.
Bìa cuốn sách
Những bài tập… rợn người
Ghé hiệu sách Nguyễn Văn Cừ trước cổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi tìm mua một số cuốn sách về làm quà tặng em. Thấy tên cuốn sách “100 bài tập rèn luyện trí thông minh-suy đoán”, tôi định mua vì nghĩ đây là cuốn sách hay, sẽ góp phần bồi dưỡng kỹ năng sống cho em mình. Nhưng, vừa lật giở vài trang đầu tiên, tôi đã giật mình vì sách có những nội dung thiếu lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Cuốn sách là tập hợp 100 “bài học” dạy trẻ cách phán đoán, suy luận nhưng có đến hơn 40 trang dày đặc nội dung hỏi và đáp về giết chóc như những câu chuyện trong phim hành động phá án, thậm chí có những chi tiết vô lý thể hiện các hành vi vi phạm đạo đức xã hội. Hàng loạt bài tập như: “Vụ kiện”, “Sư tử mỉm cười”, “Căn cứ khoa học”, “Chứng cớ ở đâu?”, “Bí mật cái then cửa”, “Kẻ cướp tàng hình”, “Hung thủ giết người như thế nào?”, “Thủ đoạn tàn nhẫn”, “Tiếng động trong đêm”, “Người lái chính mất tích”, “Tự tử trên cột sắt”, “Thủ đoạn giết người”… đều chứa nhiều yếu tố bạo lực và nội dung không phù hợp với đối tượng tiếp nhận là các em học sinh.
Ví dụ, câu chuyện về “Người lái chính mất tích”, khi đưa ra tình huống người lái tàu “biến mất” một cách bất thường, đáp án mà sách đưa ra vừa bất ngờ, vừa gây kinh hoàng cho người đọc: “Lái chính bị lái phụ đánh chết, sau đó bỏ vào lò chưng khí đốt thành tro. Nhiệt độ trong nồi lò rất lớn nên chỉ cần một thời gian ngắn có thể thiêu hủy thi thể nạn nhân, chỉ còn sót lại một đống tro xương rất giống với tro than. Do tàu chạy nên khí đốt thải ra bị gió thổi tạt đi, đầu tàu giống như một lò thiêu di động”.
Đây không phải là “bài học rèn luyện tư duy suy đoán thông minh” duy nhất sử dụng nhiều tình tiết bạo lực, giết chóc, mà trong cuốn sách có rất nhiều câu chuyện giống như hồ sơ tội phạm của công an được đặt ra làm tình huống để “rèn” óc phán đoán của trẻ thơ. Trẻ phải suy luận xem tại sao con sư tử của đoàn xiếc mọi hôm rất ngoan hiền và thành thục diễn trò nhưng một hôm lại bất ngờ “ngoạm lấy đầu của nữ huấn luyện viên” đã quen thân với nó. Hay trong bài học “Hung thủ đã giết người như thế nào?”, từng tình tiết về cái chết của nạn nhân cộng với thủ đoạn của hung thủ được miêu tả rõ, điều này không khỏi gây phản cảm và tâm lý sợ hãi cho trẻ em.
Nhiều “bài học” được cuốn sách đưa ra còn có những nội dung rất nhảm nhí. Đơn cử là “bài học” mang tên “Căn cứ khoa học” đưa ra tình huống người dân nhìn thấy bà mẹ kế chụm môi vào đứa con riêng, “mồm bà ta đầy máu”. Câu hỏi được đặt ra cho trẻ là: “Người mẹ kế này có phải là quỷ hút máu người không? Có căn cứ khoa học nào để giải thích?”. Và câu trả lời thật khác với câu hỏi mang tính “giật gân” bên trên: “Đứa trẻ bị rắn độc cắn vào vai, bà mẹ kế giúp nó hút chất độc ở vết thương, bà không phải quỷ hút máu”?!
Cẩu thả trong kiểm duyệt, phát hành
Video đang HOT
Khi được hỏi về những bất cập của cuốn sách “100 bài tập rèn luyện trí thông minh-suy đoán”, một biên tập viên sách lâu năm (xin giấu tên) cho biết: “Tôi nhận thấy cuốn sách này giống như một “thực phẩm” không rõ nguồn gốc. Thứ nhất, về nguyên tắc, cuốn sách này cần phải chú thích rõ ràng là sưu tầm, biên soạn chứ không thể để tên tác giả. Và kèm với chú thích sưu tầm, ở phần cuối sách cần có một trang nêu cụ thể danh mục tài liệu tham khảo, lấy từ những nguồn nào.
Ở đây có sự sao chép, “ăn cắp” bản quyền trắng trợn nội dung, kiến thức khoa học nhưng lại đứng ra tự nhận là tác giả. Thứ hai, trong cuốn sách không hề có dòng nào giới thiệu thông tin về tác giả cuốn sách. Minh Khanh là ai, có học vị, kiến thức thế nào, trình độ ra sao?
Liệu đã thực sự đáp ứng đủ tiêu chí để có thể viết sách dạy kỹ năng tư duy cho trẻ? Hơn nữa, sự thiếu hụt thông tin về tác giả, khiến khi muốn phê bình cuốn sách sẽ không biết tranh luận với ai, phê phán ai, chỉ một cái tên được đặt trên sách là rất “ảo”. Tóm lại, đây là một cuốn sách không chuẩn, vậy mà ban lãnh đạo vẫn duyệt, vẫn cho in thì thực sự khâu biên tập, khâu thẩm định có vấn đề”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Văn Hợp, Giám đốc Nhà xuất bản Thời Đại cho biết: Cuốn sách này đã được thu hồi và chịu trách nhiệm xuất bản là giám đốc cũ, ông Bùi Việt Bắc. Tuy nhiên, trên thực tế, phóng viên ghi nhận cuốn sách vẫn được bày bán công khai ở hệ thống Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) và được ghi chú phát hành tại Nhà sách Thành Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cùng hệ thống nhà sách-siêu thị Nguyễn Văn Cừ trên toàn quốc.
Đề nghị cơ quan quản lý sớm kiểm tra, thu hồi, chấm dứt việc phát hành cuốn sách nêu trên, đồng thời xử lý nghiêm những người vi phạm.
Theo_Dân việt
Để sinh viên cảm thấy lý tưởng Đảng không quá cao xa!
Tránh giáo điều, khô khan hay ép buộc, mà cần có nhiều hình thức thể hiện, để đoàn viên sinh viên cảm thấy lý tưởng Đảng không quá cao xa, mà sinh động, gần gũi với cuộc sống học tập và rèn luyện hàng ngày.
Công tác phát triển Đảng trong sinh viên và cán bộ trẻ là một nội dung hoạt động trọng tâm của Đoàn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội. Nhờ sự giới thiệu, dìu dắt của chi đoàn, chi bộ các cấp, các đảng viên trẻ đã ngày càng trưởng thành, trở thành hạt nhân của phong trào chung.
Tuy nhiên, bối cảnh mới cũng đặt ra nhiều thách thức cần đổi mới trong công tác này. Đó là những nội dung chính mà ThS. Trần Bách Hiếu - Bí thư Đoàn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN chia sẻvới chúng tôi.
ThS. Trần Bách Hiếu - Bí thư Đoàn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.
Thưa anh, công tác phát triển Đảng trong cán bộ và sinh viên có vị trí như thế nào trong hoạt động của Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH QGHN?
Công tác phát triển Đảng trong sinh viên và cán bộ trẻ là một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đoàn Thanh niên Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN). Đây cũng là một nội dung hoạt động đạt được nhiều thành tích của Đoàn trường nhiều năm qua. Hàng năm, Đoàn trường giới thiệu khoảng hơn 50 sinh viên và cán bộ trẻ được kết nạp Đảng, trong đó đa phần là đoàn viên sinh viên.
Có thể nói, đây là hoạt động rất quan trọng đối với các chi bộ, Đảng bộ Nhà trường và tổ chức Đoàn Thanh niên. Bởi các đảng viên trẻ sẽ được chọn lựa từ những đoàn viên ưu tú, có phẩm chất tốt, có lý tưởng cống hiến cho hoạt động chung. Khi trở thành những đảng viên trẻ, họ sẽ là những hạt nhân của phong trào Đoàn, tiếp tục quá trình tu dưỡng, rèn luyện để có thể gánh vác những trọng trách lớn hơn.
Họ là tấm gương, là người dẫn đầu, cỗ vũ những cá nhân khác và trở thành nguồn lực quan trọng trong xây dựng đội ngũ của bất kỳ một tổ chức, tập thể nào. Công tác này nếu làm tốt thì mới nâng cao được chất lượng đảng viên, chất lượng đội ngũ, làm nền tảng cho sự phát triển của tổ chức.
Anh có nhận xét như thế nào về những đoàn viên ưu tú được giới thiệu kết nạp Đảng tại Đảng bộ trường?
Trước hết, các bạn có lòng tự hào rất lớn về mái trường, về ngành học, về trách nhiệm của những thanh niên trẻ đang theo đuổi các ngành học KHXH&NV đối với xã hội và với đất nước. Các bạn có lý tưởng và có hướng phấn đấu rõ rệt. Tác phong, lối sống, cách ứng xử của những đoàn viên này theo đó cũng thể hiện những phẩm cách tích cực như: nhiệt tình, nỗ lực, trung thực, có tinh thần xây dựng nhưng cũng khéo léo, biết chia sẻ, cảm thông... Đây là những phẩm chất của sinh viên ĐHKHXH&NV mà Đoàn trường đang hướng tới để xây dựng và bồi đắp.
Thứ hai, đó là những sinh viên có học lực tốt, tích cực và yêu thích tham gia nghiên cứu khoa học. Đó cũng là một đặc điểm rất riêng của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV, môi trường đề cao học tập, giảng dạy kết hợp với nghiên cứu.
Thứ ba, họ là những cá nhân nhận được sự tín nhiệm lớn của các thành viên trong lớp, trong chi đoàn mình sinh hoạt. Các bạn ấy còn thế hiện được tính xung kích, tiên phong của mình trong rất nhiều hoạt động tập thể. Điều này rất quan trọng đối với những đảng viên trẻ.
Hiện nay, phong trào Đoàn - Hội nói chung và công tác phát triển Đảng nói riêng đang đứng trước những khó khăn: hiện tượng "phai nhạt" lý tưởng sống trong thanh niên; hoạt động phong trào chưa thực sự thu hút sự yêu thích, quan tâm của đoàn viên, đảng viên trẻ... anh có thể chia sẻ về quan điểm này ?
Đây cũng là một thực trạng, một khó khăn mà tổ chức Đoàn, Hội đang phải đối mặt. Lý do thì có nhiều. Môi trường hiện nay có nhiều biến động: toàn cầu hoá, hội nhập, sự phát triển của kinh tế, công nghệ, sự đa chiều của thông tin, sự thay đổi các giá trị sống, cái tôi cá nhân ngày càng được đề cao, mối liên hệ giữa cá nhân và tổ chức, tập thể thiếu khăng khít... Môi trường hiện giờ giúp các bạn trẻ dễ tiếp cận cái mới, dễ chạy theo xu hướng, nhưng đồng thời cũng sẽ khó hơn trong việc giữ bản sắc riêng của mình, kiên trì lý tưởng mà mình theo đuổi. Không ít các bạn trẻ bị mất phương hướng, sống không có lý tưởng, hiểu không đúng về tổ chức Đảng và Đoàn, Hội.
Quả thực, hoạt động Đoàn, Hội cũng đứng trước những thách thức là phải đổi mới hoạt động của mình sao cho hiệu quả, thiết thực hơn; thu hút sự quan tâm của đoàn viên thanh niên; thực sự nắm bắt được suy nghĩ và nhu cầu của các bạn để có hướng hỗ trợ. Hay như nâng cao nhận thức về Đảng, về trách nhiệm và lợi ích của cá nhân đoàn viên khi đứng trong hàng ngũ của Đảng cũng cần có nhiều cách tiếp cận. Tránh giáo điều, khô khan hay ép buộc, mà cần có nhiều hình thức thể hiện, để đoàn viên sinh viên cảm thấy lý tưởng Đảng không quá cao xa, mà sinh động, gần gũi với cuộc sống học tập và rèn luyện hàng ngày.
Những nội dung thông tin ấy cần được thẩm thấu tự nhiên vào suy nghĩ của các bạn trẻ. Tôi ví dụ cuộc thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh dưới hình thức sân khấu hoá ở Trường ĐHKHXH&NV đã giúp truyển tải và phổ biến một nội dung tưởng như là khó và khô, trở nên hấp dẫn, thú vị và dễ đi vào lòng người.
Sắp tới, công tác phát triển Đảng trong sinh viên và cán bộ trẻ sẽ có những định hướng mới nào, thưa anh?
Nhiều năm về trước, sau một thời gian theo dõi, đánh giá, thường thì sinh viên đến năm thứ ba mới được chi đoàn, chi bộ giới thiệu kết nạp Đảng. Nhưng khi hết thời gian thử thách một năm thì các đồng chí Đảng viên trẻ cũng hoàn thành khóa học tại trường nên ít có cơ hội được thể hiện, đóng góp vào hoạt động chung. Để khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, các chi bộ đã theo dõi và kết nạp đoàn viên ưu tú ngay từ năm thứ nhất, thứ hai để các bạn sớm trưởng thành và có nhiều thời gian cống hiến cho tổ chức Đoàn, tổ chức Đảng.
Một yếu tố nữa sẽ được chú trọng hơn trong thời gian tới đó là Đảng bộ, các chi bộ, tổ chức Đoàn có kế hoạch cụ thể và tạo điều kiện để các đảng viên trẻ thực sự phát huy được năng lực và tính tiên phong của mình trong tập thể. Chúng ta đã làm tốt khâu lựa chọn và kết nạp đoàn viên ưu tú, đã xây dựng được cho mình nguồn "đầu vào" chất lượng cho đội ngũ đảng viên trẻ.
Nhưng không phải là sau khi trở thành đảng viên chính thức thì được phép dừng lại. Cần tin tưởng và giao nhiệm vụ một cách cụ thể. Ví dụ: đối với cán bộ trẻ là phải nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu, chuẩn hoá học vị, có sáng kiến, sáng tạo trong công việc, rèn luyện đạo đức tác phong. Đối với sinh viên thì cần tiếp tục có những đích mới trong công việc học tập và hoạt động phong trào để xứng đáng với vai trò Đảng viên của mình.
Xin trân trọng cám ơn anh!
Anh Hoàng (thực hiện)
Theo Dantri
Dự án Cát Linh - Hà Đông không có nội dung chặt cây Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông thực hiện năm 2008 không có nội dung chặt cây xanh, đại diện Tổng cục Môi trường cho biết. Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tài nguyên và Môi trường chiều 27/3, nội dung nhận được nhiều sự quan tâm là vấn đề...