Một cuộc điện thoại bị lừa 400 triệu đồng
Đầu dây bên kia tự xưng là công an, thông báo bà Phương liên quan đến đường dây ma túy, rửa tiền số lượng lớn, cần phải cung cấp số tài khoản ở ngân hàng cho cơ quan điều tra.
Ngày 7/5, thượng tá Ngô Minh An (Phó trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, PC50 Công an Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây trên địa bàn Hà Nội tái diễn chiêu lừa mạo danh công an qua điện thoại để lừa đảo, chiếm đoạt tiền.
Theo lãnh đạo PC50, từ tháng 4, đơn vị nhận được 13 đơn trình báo của bị hại với số tiền thiệt hại gần 3 tỷ đồng.
Theo lời kể của bà Phương (52 tuổi, ở quận Đống Đa), ngày 15/4, bà có nhận được cuộc gọi tới số máy bàn của gia đình thông báo nợ cước điện thoại 8,9 triệu đồng. Người phụ nữ trung tuổi thắc mắc thì đầu dây bên kia hướng dẫn gọi đến nhánh số 0 để được tư vấn.
Làm theo lời, bà Phương nhận được giải thích đã đăng ký số điện thoại ở Tây Ninh, nhưng chưa thanh toán tiền cước.
Video đang HOT
Một người tự xưng Công an tỉnh Tây Ninh đề nghị bà Phương cần phối hợp để điều tra vì thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ trộm cắp thông tin cá nhân dùng vào mục đích phạm pháp. Người này nói, mới nhận quyết định của VKSND về những người liên quan đến đường dây ma túy, rửa tiền số lượng lớn, trong đó có bà Phương.
Thấy người phụ nữ trung tuổi còn nghi ngờ, đầu dây yêu cầu bà phải khai báo những tài khoản ngân hàng, số tiền tiết kiệm để xác minh. Tiếp đó, nghi can lừa đảo gửi thông báo với nội dung: “Hiện nay tài khoản của chị đã bị đánh cắp thông tin có thể bị rút bất cứ lúc nào. Để bảo toàn số tiền, chúng tôi sẽ hướng dẫn chị ra ngân hàng rút tiền và chuyển tiền vào tài khoản của chúng tôi cung cấp”.
Tin lời, bà Phương làm theo và chuyển 400 triệu đồng vào tài khoản của nghi can. Đến khi không nhận lại được tiền, bà Phương biết mình bị lừa nên trình báo công an.
Cùng thủ đoạn trên, ngày 5/5, một nạn nhân khác tên Xuân (62 tuổi, ở quận Đống Đa) cũng bị lừa số tiền 240 triệu đồng.
PC50 khuyến cáo người dân nên cẩn thẩn với hành vi lừa đảo, bởi thông thường công an không triệu tập, hỏi qua điện thoại. Khi mời làm việc đều phải có giấy mời hoặc triệu tập.
* Tên các nạn nhân đã được thay đổi.
Theo_Zing News
Bị lừa đảo qua điện thoại hãy gọi ngay đến số 04.800126 và 04.38700700
Trước hiện tượng lừa đảo qua điện thoại vẫn đang diễn ra tại Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước, VNPT Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước vấn nạn này.
Tang vật một vu lừa đảo qua điện thoại bị công an Hà Nội triệt phá năm 2014. Ảnh: H.P
Trong thời gian vừa qua, một số khách hàng của VNPT Hà Nội nhận được các cuộc gọi giả mạo VNPT nhắc nợ khách hàng hiện đang nợ cước với số tiền lớn (thường 7-8 triệu đồng) yêu cầu thanh toán ngay nếu không sẽ tạm dừng liên lạc và khởi kiện ra tòa.
Mục đích của của các cuộc gọi giả mạo là thu thập trái phép không tin cá nhân của khách hàng (gồm tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, tài khoản ngân hàng ...), chiếm đoạt tiền bằng cách cung cấp số tài khoản không phải của VNPT Hà Nội để khách hàng thanh toán, hoặc hướng dẫn khách hàng bấm số gọi lại và chuyển tiếp cuộc gọi vào các đầu số dịch vụ giá cước cao để hưởng cước phí gọi đi.
Để bảo vệ quyền lợi và tránh thiệt hại không đáng có cho khách hàng, VNPT Hà Nội đề nghị khách hàng khi nhận được các cuộc gọi giả mạo nêu trên cần bình tĩnh, không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, không chuyển tiền thanh toán qua ngân hàng vào số tài khoản không phải của VNPT Hà Nội, không thực hiện bấm số gọi lại để tránh phát sinh cước.
Bên cạnh đó, liên hệ ngay với tổng đài chăm sóc khách hàng của VNPT Hà Nội 04.800126 hoặc 04.38700700 để được hướng dẫn chi tiết, đồng thời VNPT Hà Nội sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn.
Ngoài ra, khách hàng cũng có thể trực tiếp trình báo các cơ quan công an để được hỗ trợ.
Bên cạnh hình thức giả mạo nhà mạng để "nhắc nợ" với số tiền hàng triệu đồng, trong thời gian qua, hành vi lừa đảo qua điện thoại còn diễn biến phức tạp với chiêu thức: đối tượng lừa đảo mạo danh các nhà mạng, nhắn tin hoặc gọi điện cho khách hàng thông báo trúng thưởng với giá trị lớn, sau đó yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, nạp tiền, chuyển tiền vào tài khoản đã được chỉ định,... hoặc giả danh bạn bè, người thân nhờ nạp thẻ cào.
H.P (nguồn: VNPT Hà Nội)
Theo_Ictnews
Ôm mộng sang Malaysia đổi đời, bị buộc bán dâm Ngày 20.4, nguồn tin từ Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (C45B) - Bộ Công an cho biết vừa phối hợp với các cơ quan chức năng triệt phá, giải cứu 9 phụ nữ, nạn nhân bị lừa đưa sang nước ngoài bán dâm. Ông Ngu Weng Hie (cầm đầu) bị bắt tại cơ quan điều tra CQĐT đang tạm...