Một cuộc chiến giữa các cô bồ
Cách đây 200 năm, Hoạn Thư nói: Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai. Những anh chàng đa thê có lẽ không biết câu này.
Họ thấy cái cảnh hai người đàn bà có vẻ thân mật với nhau tưởng là “thương nhau như chị em ruột” nhưng nếu họ có dịp nghe tâm sự của những người trong cuộc qua các đường dây tư vấn hôn nhân mới biết, cái tình thương ấy nhiều khi chỉ là cái vỏ che đậy bên ngoài, khi họ chưa tìm ra cách nào khác thôi. Càng bề ngoài có vẻ êm ấm giả tạo bao nhiêu thì bên trong lại càng sục sôi, ấm ức bấy nhiêu. Giống như cái nồi áp suất càng bưng bít không thoát hơi đi đâu được thì khi nó nổ tung càng khủng khiếp.
Một tay “chủ đề” ở phố tôi kiêm cả cá độ bóng đá nên cái gì người ta có một thì hắn đều có hai, kể cả vợ. Hắn xây cho hai vợ hai ngôi biệt thự ở cách nhau chỉ mấy trăm mét. Mỗi vợ cưỡi một “con Paccy” mới cứng, còn gã lái “con Mẹc” đen bóng lộn. Gã ngủ ở mỗi bên một đêm. Vợ nào cũng phải ra sức chiều chuộng, bởi vì gã nói thẳng: “Không biết chiều thì cứ… nghỉ cho khoẻ!”.
Chẳng hiểu như thế có phạm luật hôn nhân gia đình không nhưng tôi thấy công an biết, chính quyền biết, mọi người trong phường đều biết mà chẳng ai có ý kiến gì. Được thể mặt gã cứ vênh vênh như là gã tài giỏi hơn người thì dĩ nhiên có quyền hưởng hạnh phúc gấp đôi, gấp ba người khác. Tuy nhiên có một điều mà gã không ngờ là cái toà lâu đài hạnh phúc của gã đang toạ lạc trên miệng hai quả núi lửa nung nấu trong lòng nó cái thứ dung nham ghen tuông nghìn độ. Ai biết được khi nó phun lên thì hậu quả sẽ thế nào?
Sự việc diễn ra đúng vào hôm gã có ông anh họ Việt kiều ở Anh quốc về thăm quê hương. Gã để hai vợ ở nhà, đưa anh chị đi chơi Hạ Long mấy ngày. Không ngờ hai mụ này đã trù tính một trận thư hùng từ lâu rồi nhưng vì tay chồng vừa là “chủ đề” vừa là “đại ca” nổi tiếng một vùng nên chưa dám.
Thừa cơ chồng đi vắng, hai ả Hoạn Thư mới có dịp đọ tài. Chồng đi hôm trước thì hôm sau mụ Cả dẫn một đoàn tuỳ tùng gần chục tay anh chị kéo quân sang nhà mụ Hai, hò hét từ cửa đòi ra quyết đấu. Nhưng mụ Hai thấy chồng đi vắng đã cảnh giác cho quân mai phục ở trong nhà theo kế “án binh bất động”. Bà con xung quanh thấy lạ kéo đến xem ngày một đông cho thoả lòng hiếu kỳ. Nhưng đến khi mụ “vợ cả” ra lệnh cho quân phóng hoả thì cả xóm hết hồn, vội vàng gọi 113. Hôm ấy cảnh sát cơ động không đến kịp chưa biết cuộc chiến sẽ diễn ra khủng khiếp đến thế nào?
Lại một hôm khác, buổi tối tôi vừa về đến nhà đang loay hoay mở khoá cửa thì giật nảy mình vì nghe đến “oành” một tiếng, chiếc xe máy không người lái lao thẳng vào cạnh chỗ tôi đứng, đổ lăn quay ra hè, máy vẫn nổ phành phành, bánh sau vẫn quay tít. Tôi hết hồn nhìn xem ai làm cái trò như trong phim hành động của Mỹ này thì một bóng đen ngã lăn queo dưới đất bỗng đứng bật dậy chạy bán sống bán chết vào trong ngõ. Tôi chưa hiểu sự thể thế nào lại một chiếc xe máy nữa lao tiếp theo và một bóng đen nữa phi như tên bắn vào trong ngõ đuổi theo bóng đen kia.
Mới đầu tưởng là người ta săn bắt cướp, nhưng sau khi bà con hàng xóm xúm đến bình luận mới hay đó là đám đánh ghen. Bóng đen chạy trước là cô bồ đang đóng vai cô dâu “làm lẽ” trong đám cưới “chui” thì bị cô con gái của bà vợ cả phát hiện, xông vào giữa đám cưới với một chai a-xít lăm lăm trong tay làm những người đang ăn cỗ ai cũng sợ a-xít bắn vào người, xô nhay chạy tán loạn. Chú rể đứng đờ ra luýnh quýnh không biết làm thế nào. Cô dâu chạy thục mạng ra chỗ lấy xe, nhảy lên phóng bạt tử. Họ đuổi nhau về đến cửa nhà tôi thì cô dâu thoáng nhìn cái ngõ nhỏ nghĩ rằng có thể chạy vào đó thoát thân, chứ nếu cứ chạy trên đường chắc chắn sẽ bị xe kia đuổi kịp.
Video đang HOT
Càng bề ngoài có vẻ êm ấm giả tạo bao nhiêu thì bên trong lại càng sục sôi, ấm ức bấy nhiêu… (Ảnh minh họa)
Một lúc sau, cảnh sát đến. Họ đuổi theo vào trong ngõ định ngăn chặn vụ đánh ghen nhưng không kịp. Cô con gái đánh ghen hộ mẹ đuổi một lúc thì tóm được kẻ tình địch của mẹ cũng chỉ ngang tuổi với mình. May là cô ta vừa giơ chai a-xít lên thì đối phương hất mạnh văng xuống đất vỡ ra làm cả hai đều bị bỏng nặng ở chân. Công an phải gọi tắc-xi chở cả hai về đồn vì họ đều ôm chân kêu khóc đau đớn không đi được. Mới biết cái trò đa thê ngày nay thường đi liền tội ác mà những ai chơi với lửa đều phải coi chừng.
Có ngày “chết oan”
Tuy nhiên có những gã đa thế vào loại “siêu hạng” có đến vài chục cô bồ. Ở nước ta, tôi chưa thấy tay nào đến “tầm cỡ” đó.
Chỉ biết một tay giám đốc công ty ngoại thương xuất khẩu của một huyện ngoại thành, tôi cho có lẽ là “đầu bảng” trong đám đa thê. Gã giám đốc này đi nước ngoài xoành xoạch như đi chợ, tiêu tiền không cần đếm. Người làm ăn chí thú cho là gã dại gái, vì vơ vét được bao nhiêu, gã cho gái hết. Giá có tịch thu nhà gã bây giờ cũng chỉ có ba gian nhà ngói kiểu cổ ở ngoại thành, nghe nói được chia từ hồi cải cách ruộng đất. Kẻ ăn chơi lại bảo gã khôn lõi đời vì ngoài 3 cô “vợ bé” mà gã xây cho 3 ngôi nhà ở 3 nơi cách xa nhau để không ai biết ai, gã còn có không dưới… hai mươi cô bồ “cực ngon”.
Nhưng một lần đi đêm, đang ngồi trên xe máy, gã bị chồng của một cô bồ rình phang một gậy ngang ống đồng vỡ xương ống, phải vào cấp cứu ở bệnh viện E gần đấy. Tình cờ hai cô bồ khác đến thăm cùng một lúc. Hai đối thủ hằm hè nhìn nhau rồi bỗng cô này nhận ra cô kia đang đeo cái đồng hồ mạ vàng của mình.
Thì ra tuần trước do đánh rơi, đồng hồ bị hỏng, cô đưa gã chữa hộ. Chữa xong, gã chẳng nhớ là của “bồ” nào, lại đưa nhầm cho “bồ” khác. Thế là hai nàng “thương lượng” bằng miệng không xong bèn chuyển sang nói chuyện bằng chân tay làm mọi người trong viện kéo đến xem đông hơn đám chọi gà. Gã giám đốc vướng cái chân bó bột, không dậy được, chỉ còn nước nằm trên giường rền rĩ:
- Thôi, thôi, anh lạy hai em!
Nhưng máu Hoạn Thư đã biến hai mụ đàn bà thành hai con sư tử cái xông vào nhau với tất cả sức lực bừng bừng của tuổi 30. Đến nỗi náo loạn cả khoa, nhân viên y tế phải chạy vội ra thùng nước cứu hoả gần đấy múc mấy xô giội vào đầu hai ả, mới gỡ được hai mớ tóc đã xoắn bện vào nhau. Rồi phải mấy người đàn ông lực lưỡng mới lôi được họ ra. Tan cuộc, người trong bệnh viện đổ xô đến xem mặt gã giám đốc dê cụ thì chỉ còn mỗi cái giường không. Hoá ra vì quá xấu hổ đến không có lỗ nẻ nào mà chui, gã bèn dùng hai tay đu người qua cửa sổ, rơi xuống bãi cỏ bên ngoài rồi mặc cho vết thương đau đớn, gã liều chết trườn qua cái đầm cạn, sền sệt bùn rác, bắt tắc-xi trốn về nhà.
Sau đận ấy, chân gã bị nhiễm trùng chuyển sang hoại thư. Các bác sĩ cho rằng nếu chưa muốn đi Văn Điển thì chẳng còn cách nào hơn là tháo khớp đầu gối. Trăm thứ khổ lại đổ lên đầu bà “vợ cả” vẫn ngày ngày vác cái cuốc ra đồng, chiều về lại nấu nướng cho gã ăn, cho trọn cái tình nghĩa vợ chồng từ thưở hàn vi cách đây gần nửa thế kỷ.
Bây giờ, ai đi qua nhà gã, nhìn vào mảnh sân nhỏ, thỉnh thoảng lại thấy một ông già đã bạc nửa mái đầu, ngồi ủ rũ ở đầu hè, giữa hai cái nạng gỗ gác hai bên, đợi màn đêm buông xuống. Làm sao tin được đó là ông giám đốc từng tung hoành giữa ba cô “vợ bé” và không dưới hai chục cô “bồ” mà dân sành chơi cũng phải thừa nhận là… “cực ngon”?
Theo VNE
Giường đâu chỉ để mơ
Những gì đã diễn ra trên giường mới là thứ khiến người ta đau đớn hay hân hoan. Giả sử có một cuộc thi, cho các vật dụng trong nhà kể chuyện, thì tôi luôn tin rằng, ít có vật dụng nào chiến thắng được cái giường bởi sự thấu hiểu, bởi cảm nhận tinh tế mà xác thực mà chiếc giường có được. Chiếc giường thấy sự đợi chờ của vợ, thấy cả sự trằn trọc của chồng. Chiếc giường dự báo thời tiết được ngày mai khi đêm nay, tình yêu là nồng nàn hay hờ hững.
1. Hồi tôi bé tí, mỗi năm được ba mẹ chở đi chơi Sài Gòn một lần vào dịp hè, thường là sẽ đi chơi sở thú rồi tối về ngủ ở nhà bác ruột, một căn hộ lầu ba của cư xá Thanh Đa. Em trai tôi khi ấy bốn tuổi, về lại quê "tuyên truyền" nhà bác Tư là giàu nhất, vì nhà bác to và có đến bốn, năm tầng lầu! Tôi cũng thấy bác tôi giàu theo cách hiểu của mình, các anh tôi thì ăn mặc đẹp đẽ bơi ở hồ nước xanh ngăn ngắt chứ không phải tắm sông như bọn bạn ở quê. Trong nhà bác thì đèn điện sáng trưng và phòng ngủ thì không cần giường! Thế giới quanh tôi nhỏ bé, ở quê tôi lúc ấy, nhà ở nhất thiết phải có giường. Giường để ngủ không nằm trong phòng ngủ. Thời ấy cũng ít thấy ai dùng nệm, quê tôi cũng không bị gió rét khắc nghiệt nên quanh năm cứ giường tre hay giường gỗ rồi trải chiếu cói hoặc đệm bàng mà nằm cho nó mát. Cho nên, ở một nơi điện đuốc sáng choang, nhà lát gạch bông trơn láng mát rượi, phòng ngủ có một cái nệm cao ba tấc trải drap sặc sỡ thì đích thực, bác tôi giàu. Tôi đã nghĩ rằng, giường ngủ là của người nghèo, nhà giàu dùng nệm lò xo để con nít nhảy tưng tưng trên đó rồi tưởng là mình đã chạm được thiên đàng. Lúc ấy tôi còn quá nhỏ để hiểu rằng, người giàu thì không phải 4 giờ sáng thức dậy để hứng nước ở dưới đất rồi kéo lên dùng cho cả ngày, người giàu thì không phải leo ba tầng lầu để vừa tra khoá cửa vừa lè lưỡi thở! Lúc ấy tôi chỉ nghĩ rằng khác với cái nghèo "phổ thông" ở quê mình là giàu, vậy thôi.
2. Chiếc giường, có lẽ là vật gắn bó mật thiết nhất trong một đời người. Từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay. Chiếc giường nằm im cưu mang, nâng đỡ và tái tạo năng lượng. Chiếc giường, còn để cho mơ khi ta có tình yêu và mong muốn được cùng ai đó gắn bó đến suốt đời. Trên một cái giường, kiểu gì cũng được, kích cỡ nào cũng được, miễn sao được nằm với người ta thương. Tháng năm dặm dài phía trước, nóng nực hay chật chội gì thì tính sau. Chiếc giường là chứng nhân đầu tiên và rõ ràng nhất cho bất kỳ cuộc hôn nhân nào. Giả sử có một cuộc thi, cho các vật dụng trong nhà kể chuyện, thì tôi luôn tin rằng, ít có vật dụng nào chiến thắng được cái giường bởi sự thấu hiểu, bởi cảm nhận tinh tế mà xác thực mà chiếc giường có được. Chiếc giường thấy sự đợi chờ của vợ, thấy cả sự trằn trọc của chồng. Chiếc giường dự báo thời tiết được ngày mai khi đêm nay, tình yêu là nồng nàn hay hờ hững.
Một cái giường vật chất không khó để sở hữu, những gì đã diễn ra trên giường mới là thứ khiến người ta đau đớn hay hân hoan (Ảnh minh họa)
Một cái giường chắc chắn sẽ là một khởi đầu tốt đẹp cho hôn nhân. Nhiều người quê tôi tin như vậy, mỗi khi con gái đi lấy chồng, cha mẹ cô dâu sẽ có cách này hay cách nọ để tặng đôi vợ chồng trẻ một cái giường. Không phải e ngại nhà chồng không đủ khả năng lo cho đôi trẻ một cái giường mà về cơ bản, đó là một ý nghĩa nhân văn không kém phần dễ thương. Ít nhất, khi bỡ ngỡ về làm dâu nhà chồng, người con gái nọ cũng có một vật dụng thân yêu của cha mẹ mình nâng đỡ, vỗ về mỗi khi mỏi mệt. Rồi trẻ con được sinh ra, bú ngủ trên giường, thậm chí tè trên giường đến mục cả chiếu, được mẹ cha ấp ôm đùa giỡn cũng trên chiếc giường ấy rồi lớn lên. Trẻ con thấm đẫm tình yêu hay sự lạnh nhạt, trẻ con được nhuộm sắc yêu thương hay bạc màu chối bỏ trên chiếc giường nó được sinh ra, tất cả, sẽ là hành trang khi chúng bước vào đời.
3. Nhưng, còn một chiếc giường nữa, vòng đời của nó ngắn ngủi chẳng tày gang, ấy là chiếc giường cho người đã chết.
Sau này thì tôi hiểu, đó là vì lý do vệ sinh chứ không phải do tâm lý hoá vàng toàn bộ vật dụng mà người đã chết từng dùng, để "xuống dưới có mà xài". Sau đám tang ông hai ngày, chú tôi mua về một bình dầu hoả rồi châm lửa đốt cái giường tre có buộc vải trắng ở bốn chân ấy. Chiếc giường được mua về trước khi ông mất vài ngày nên chất gỗ còn tươi. Tiếng nổ tí tách từ những đoạn tầm vông không khiến cho ánh mắt bà tôi bớt u sầu được. Nhìn ngọn lửa bùng cao, tôi nghe lòng mình nóng rẫy. Nhưng cần thiết phải như thế, chị dâu dấm dúi nói sau lưng tôi, thì đốt đi chứ để đó có ai dám nằm! Có ai dám nằm trên cái giường của người chết không? Thôi thì đốt đi, coi như xoá đi một kỷ vật buồn. Thấy tôi bần thần vừa thương ông vừa thắc mắc sao phải đốt một cái giường còn mới như thế, ba tôi ôm tôi vào lòng nói thêm, vì ông thích cái giường ấy, nên ông nằm hoài nằm hoài không chịu dậy, mình đốt để ông mang theo!
Tuổi nhỏ ham mê đồ hàng, đánh đũa nhưng sau đám tang ông, thấy ông sư chùa nhà hiền từ không khác ông tôi mấy nên theo hướng chỉ của cảm xúc, tôi thường xuyên qua lại nhà chùa, để thắp nhang và... chơi. Lâu lâu sư ngoắt tôi lại để kể cho nghe vài câu chuyện. Sư nói cái giường mà ta nằm ngủ hàng ngày, dù gì, cũng là giả tạm nốt. Nếu nó không ướt, không gai nhọn, không lổn nhổn gút mắt là được rồi. Hãy yêu thương và biết ơn nó đã giúp ta yên giấc để sáng ra đón ánh mặt trời. Chiếc giường là một ga xép nhỏ trong hành trình tưởng dài mà thật ngắn của đời người. Tàu mỗi ngày về ga, ta mỗi ngày về giường rồi sáng ra đi tiếp.
Một cái giường vật chất không khó để sở hữu, những gì đã diễn ra trên giường mới là thứ khiến người ta đau đớn hay hân hoan. Chiếc giường không chỉ để lên giường. Tôi vẫn nghĩ, một cái giường giá trị, ấy là khi nó mang trên mình những vết thương sâu, những lấm tấm bụi vàng hạnh phúc, để mỗi khi nghĩ về nó, lòng người được bình an lại, rồi bay lên, nhẹ nhàng như mây, như ngủ.
Theo VNE
Em tin có số kiếp 10 năm qua, em đã cố quên... Thế nhưng em không thể làm được điều đó. Ngày ấy anh nổi tiếng thông minh nhất lớp, học giỏi nhất lớp, lại đàn giỏi hát hay. Các cô gái vây quanh cố ý làm một điều gì đó để anh chú ý; các chàng trai thì vẻ ganh tị không giấu được lộ rõ trên...