Một cực đông, hai điểm đến
Nếu cực đông Mũi Đôi là điểm đến ưa chuộng của những tín đồ du lịch bụi bởi hành trình khám phá đầy gian nan và cực nhọc thì Mũi Điện là nơi lý tưởng để các cặp đôi tìm đến hẹn hò.
Suốt hành trình khám phá hai danh thắng này, du khách sẽ bắt gặp những con đường nhựa phẳng lì, uốn lượn theo những dãy núi hùng vĩ chạy dọc bờ biển, băng qua sa mạc cát nóng bỏng hay hòa mình vào làn nước xanh trong như ngọc bích hoặc chiêm ngưỡng những nét kiến trúc cổ điển thời Pháp của ngọn hải đăng… Tới cực đông Mũi Đôi, du khách nên qua đêm để sáng sớm hôm sau đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.
Để đến Mũi Đôi, điểm cực đông trên đất liền Việt Nam, du khách sẽ băng qua sa mạc cát trải dài gần 10 km. Trong ảnh: Một nhóm bạn trẻ phấn khích giữa sa mạc cát trên hành trình tới cực đông Mũi Đôi.
Những hàng dương cao vút ở Mũi Đôi.
Ngày nay, cực đông Mũi Đôi đã trở thành địa điểm chụp hình cưới lý tưởng của nhiều cặp đôi.
Gần 5h sáng là thời điểm lý tưởng để bạn băng qua bãi đá khổng lồ tới nơi đặt cột mốc tọa độ cực đông và ngắm bình minh.
Video đang HOT
Nhóm bạn trẻ chụp hình bên mốc tọa độ cực đông Mũi Đôi trên đất liền của Việt Nam.
Trước khi rời cực đông Mũi Đôi, bạn ghé qua Xuân Đừng (còn gọi là Sơn Đừng), một làng chài nhỏ với nhiều cảnh đẹp hoang sơ.
Bao quanh làng chài Xuân Đừng là biển nên người dân thường di chuyển bằng thuyền hoặc đi dọc bãi cát.
Làng chài Xuân Đừng là nơi sống của người dân tộc Đàng Hạ và ngày nay nếp sống, ngôn ngữ của họ đã được Việt hóa hoàn toàn. Trong ảnh: trẻ con ở Xuân Đừng hồn nhiên chụp hình.
Nằm trên doi đất nhô ra biển của tỉnh Phú Yên, Mũi Điện (còn gọi là Mũi Đại Lãnh) được xem là điểm đón ánh mặt trời thứ hai trên đất liền Việt Nam.
Sau khi để xe máy tại nhà dân ven đường, du khách tiếp tục đi bộ theo con đường đất để lên Mũi Điện.
Tâm điểm của cảnh quan Mũi Điện chính là ngọn hải đăng được người Pháp xây dựng từ năm 1890 và là một trong số 45 ngọn hải đăng cấp quốc gia hiện nay.
Đứng từ trên ngọn hải đăng, du khách sẽ được ngắm toàn cảnh bức tranh sơn thủy hữu tình còn nguyên sơ của xã Hòa Tâm…
Hay ngắm cảnh biển Mũi Điện đan xen với núi.
Trước khi rời Mũi Điện, du khách nên dừng chân nghỉ ngơi ở bãi Tiên, một bãi biển êm đềm cách đó chừng 5 km về phía nam.
Theo Zing
Đón ánh bình minh đầu tiên trên đất Việt
Một đêm nằm giữa bãi Môn hiền hòa, nghe tiếng sóng biển ầm ầm vỗ bờ và chờ đợi khoảnh khắc đón ánh bình minh đầu tiên của dải đất hình chữ S là kỷ niệm đặc biệt.
Bãi Môn và mũi Đại Lãnh (mũi Điện) thuộc xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Nơi đây, tấm biển gắn mốc tọa độ cực Đông của Tổ quốc khiến bao người ao ước một lần đặt chân. Mỗi ngày, mũi Đại Lãnh đón tiếp hàng trăm khách du lịch, chủ yếu là các bạn trẻ, các gia đình đi theo nhóm lớn nhỏ khác nhau đến thăm quan. Đa phần chọn ở lại qua đêm, để sáng sớm, khi hơi sương còn mờ ảo, họ sẽ chờ đến khoảnh khắc ngắm mặt trời mọc.
Những bạn trẻ mặc áo có in hình cờ tổ quốc chụp hình tại cột mốc điểm cực Đông tổ quốc.
Chúng tôi đến với mũi Điện khi ánh hoàng hôn của buổi chiều tà dần tắt. Đó là khi bãi Môn vẫn tấp nập người vui chơi trên biển. Bãi cát mịn và hiền hòa, không quá dài, nằm giữa hai vách núi, lại thêm lạch nước ngọt chảy xuống từ núi, tạo nên phong cảnh hữu tình. Khi màn đêm dần buông, phía xa bờ độ vài chục mét có những chiếc thuyền câu, thuyền đánh cá của ngư dân địa phương lên đèn, chuẩn bị cho đêm ra khơi. Tháp hải đăng cao 26,5 m tỏa ánh sáng đi xa. Mũi Đại Lãnh và ngọn hải đăng trong đêm sừng sững đứng như người lính gác trung thành của biển cả và những người đi biển.
Những ngày cuối tháng 4, từng đoàn du khách khắp nơi đổ về, trong đó đa phần là các bạn trẻ và những gia đình gồm cả các em nhỏ và các cụ già. Họ đến đây từ rất sớm, đăng ký phòng nghỉ dưới chân hải đăng. Nhiều người đến muộn, chọn ngủ qua đêm ngay dưới ngôi nhà lá dưới chân núi của người dân địa phương. Những nhóm du lịch phượt mang theo lều, bạt dựng trại ngay trên biển. Ánh lửa trại bập bùng, lời ca vang vọng rộn ràng hòa lẫn vào tiếng sóng biển ầm ầm vỗ bờ.
Phong cảnh ở mũi Đại Lãnh với bãi Môn hiền hòa dưới chân núi.
Đêm ở bãi Môn và mũi Đại Lãnh thật yên bình, có thể nghe được tiếng muỗi vo ve, tiếng các loài côn trùng và cả dòng nước chảy róc rách từ núi. Giấc ngủ cũng chập chờn, bởi ai cũng háo hức dậy thật sớm, chuẩn bị cho buổi ngắm bình minh. Những người chọn ngủ trên bờ biển hay dưới chân núi phải dậy từ 4h, rọi đèn pin theo những bậc thang lên núi. Quãng đường đi chừng hơn trăm bậc thang giữa lúc trời tảng sáng lại kèm theo cái se se lạnh của gió biển mơn man thổi vào thật đặc biệt. Bạn có thể chọn băng qua con đường mòn khúc khuỷu xuống dưới khu vực có tấm biển gốc tọa độ cực Đông của Tổ quốc, hoặc leo thêm hơn 100 bậc thang gỗ xoắn ốc trong ngọn hải đăng.
Khung cảnh nhìn từ mũi Đại Lãnh vừa hùng vĩ vừa nên thơ.
Phía chân trời, mặt trời đỏ rực như hòn lửa dần nhô lên từ mặt biển. Có những ngày bị mây đen che phủ, mặt trời chỉ là những ánh đỏ khẽ lóe sáng nhưng khi đã vượt mây nó sẽ tỏa rạng. Chừng 5h15-5h30 là lúc mặt trời lên. Mọi người đều háo hức ghi lại những hình ảnh đẹp nhất, từng chuyển động của ánh mặt trời mặt dần bừng sáng cho đến khi bắt đầu chói chang. Mặt biển như được dát một lớp ánh vàng rực rỡ. Vài con thuyền vội vã ngược xuôi. Khi đã vượt qua đám mây đen vần vũ, mặt trời lên nhanh, có cảm giác như cái nắng bắt đầu bắt vào da thịt.
Theo Zing
Đến Đại Lãnh ngắm biển trời trong xanh Biển xanh trong soi tận đáy, những bãi cát trải dài trắng xóa, hay những bờ núi duyên dáng ôm trọn khung cảnh đã tạo nên một Đại Lãnh (Mũi Điện) tuyệt đẹp. Dù gặp không ít tranh cãi, Mũi Đại Lãnh hay Mũi Điện (thuộc thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, phía nam tỉnh Phú Yên) vẫn được nhiều...