Một cụ ông sống… 256 năm
Hai tạp chí Time và New York Times từng đăng một bài viết nói về trường hợp cụ ông Li Ching-Yun (Trung Quốc) sống trường thọ tới 256 mùa xuân. Cụ có đến 23 bà vợ, 180 con cháu chắt chút và bán thảo dược trong 100 năm đầu đời. Thị lực của cụ luôn tốt, sắc mặt không có gì khác so với những người kém cụ 2 thế kỷ.
10 tuổi đi hái thảo dược, học phương pháp sống thọ
Theo tiết lộ của nhóm tác giả bài viết trên, sở dĩ họ biết được thông tin này từ một người đưa thư ở thành phố Trùng Khánh. Trước khi mất, cụ Li đã phải chứng kiến 23 người vợ của mình qua đời, tổng số con cháu của cụ lên tới 180 người. Nhóm tác giả cho hay, ông cụ Li sống lâu đến vậy là nhờ có tâm hồn thanh thản và luôn tin rằng mỗi một con người có thể sống ít nhất 1 thế kỷ nếu đạt được thư thái nội tâm.
Về cuộc đời cụ lúc còn nhỏ thì không có nhiều tài liệu ghi lại. Cụ sinh ra và mất đi tại tại ngôi làng Kaihsien thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Cụ từng nói rằng mình sinh năm 1736. Tuy nhiên, dựa vào nhiều tài liệu, hồ sơ thì vào năm 1930, giáo sư người Trung Quốc, Wu Chung-Chien của trường Đại học Thành Đô đã phát hiện ra “giấy chứng sinh” của Hoàng gia cũng như những bức thư chúc thọ của các Hoàng đế nhà Thanh, cho thấy rõ Li được sinh ra vào năm 1677 (năm Khang Hy thứ 17) tại huyện Kỳ Giang (tỉnh Tứ Xuyên). Vào các năm 1827 và 1877, triều đình nhà Thanh đã cử hành lễ mừng thọ 150 tuổi và 200 tuổi cho cụ một cách long trọng. Trong các bức thư chúc mừng này còn khẳng định: cụ Li Ching-Yun là chuyên gia thảo dược, lão võ sư kiêm cố vấn chiến thuật, đồng thời cũng là một bậc thầy khí công danh tiếng lẫy lừng Trung Quốc thời đó. Thời báo New York Times vào năm 1928 ghi rằng nhiều người già gần nơi ông cụ Li Ching-Yun sinh sống cho hay ông nội của họ đã biết ông Li Ching-Yun từ lúc còn nhỏ, và khi ấy ông Li đã lớn tuổi rồi.
Theo những câu chuyện lưu truyền ở tỉnh Tứ Xuyên, ông Li biết viết và đọc từ rất sớm. Năm lên 10 tuổi, ông đã tìm đến Sơn Tự, Tây Tạng, Cam Túc, Mãn Châu và Thái Lan để thu mua thảo dược. Trong 100 năm đầu tiên, ông tiếp tục theo đuổi nghiệp này, sau đó chuyển sang bán thảo dược do người khác thu mua.
Cũng từ năm lên 10, ông bắt đầu học hỏi các phương pháp trường thọ, với khẩu phần ăn uống chính là các loại thảo mộc và rượu gạo. Ông đã sống theo cách này trong 40 năm đầu tiên của cuộc đời mình. Năm 1749, khi đã 71 tuổi, ông gia nhập quân đội ở huyện Khai, trở thành thầy dạy võ thuật kiêm chuyên gia cố vấn chiến thuật.
251 tuổi vẫn trẻ, dẻo dai như tuổi 60
Năm 1927, ông nhận lời mời của tướng Yang Sen (Trung Hoa dân quốc) tới huyện Tứ Xuyên làm khách trong nhà. Ngay từ khi mới gặp mặt cụ Li, tướng Yang Sen hết sức ấn tượng và khâm phục trước sự trẻ trung, sức dẻo dai và tài nghệ võ thuật của cụ. Khi ấy, tướng Yang Sen tự hỏi mình: “Làm thế nào mà cụ Li tuổi đã cao như vậy rồi mà vẫn trẻ khỏe như đang thời trung niên vậy nhỉ? Chẳng lẽ cụ có thần dược”. Bức chân dung nổi tiếng về cụ được chụp trong thời gian này.
Video đang HOT
Sau khi trở về được một năm, cụ Li mất. Một số nói rằng, cái chết của cụ là do nguyên nhân tự nhiên, nhưng cũng có người bảo, trước khi mất cụ Li nói với người nhà: “Tôi đã làm xong những việc mà tôi cần phải làm, tôi sắp sửa trở về nhà (tạ thế)”. Quả thật sau đó một thời gian ngắn, ông tịch. Sau cái chết của cụ Li, tướng Yang Sen có những điều tra về ngày tháng năm sinh của cụ Li. Mục đích của cuộc điều tra này nhằm làm sáng tỏ sự trường thọ kỳ lạ của cụ Li. Không lâu sau đó, tướng Yang Sen đã viết những phát hiện của mình liên quan đến tuổi đời, cuộc sống sinh hoạt của cụ Li trong một báo cáo. Bài viết mang tựa đề “Câu chuyện có thật về một người đàn ông 250 tuổi”, trong đó mô tả “Li Ching-Yun mắt rất sáng, cao khoảng 2m, bước chân mạnh mẽ, nước da hồng hào đầy sức sống”.
Năm 1933, sự ra đi của Li Ching-Yun đã được báo chí khắp thế giới đưa tin, bao gồm cả những tờ báo uy tín nhất thế giới đương thời như tạp chí Time và New York Times. Căn cứ vào một tài liệu có đề cập đến đời sống hôn nhân của người đàn ông nhiều tuổi nhất thế giới này, người ta biết được ông Li đã tiễn 23 bà vợ về suối vàng và đang sống với đứa con thứ 24 – khi đó đã ngoài 60 tuổi. Trong một tài liệu khác có ghi năm 1928 nói rằng ông có 180 người con cháu chút chít, gồm 11 thế hệ và chỉ kết hôn có 14 lần.
Cụ Li Ching-Yun khi còn sống rất minh mẫn, khỏe mạnh, và cụ đã giữ được trạng thái đó cho tới tận lúc qua đời. Năm 1928, khi đó cụ đã 251 tuổi, một bài báo được đăng trên tờ New York Times đã miêu tả cụ trông chỉ như một người khoảng 60 tuổi. Thị lực của ông Li vẫn rất tốt. Có một điều kỳ lạ mà những người từng thấy ông Liu nói rằng sắc mặt của ông không có gì khác so với những người kém ông tới 2 thế kỷ. Móng tay bàn tay phải ông dài đến khoảng 15cm. Điều này đã làm cho nhiều nhà nghiên cứu về con người nghi ngờ về tuổi thọ thật sự của cụ.
Một người có thể sống ít nhất 1 thế kỷ nếu nội tâm luôn thư thái?
Một phóng viên New York Times viết: Có những câu chuyện đã được chứng minh là đúng 100% mà ta vẫn không thể không hoài nghi. Bạn có tin một cụ ông ở Trung Quốc có thể sống trường thọ tới… 265 tuổi không? Ông cụ sinh năm 1736 hay 1677, chỉ xác định được năm mất – 1933? Theo tất cả các tài liệu tôi tìm thấy, hình như trong chế độ ăn uống của cụ Li Ching -Yun chủ yếu là thực vật và trái cây hoang dã có trên núi. Các dược thảo mà cụ ăn hàng ngày gồm có wolfberry (một loại trái cây thơm ngon đuơc biết từ lâu là bổ mắt và não), He Shou Wu (hay còn gọi là Hà thủ ô, có tác dụng hồi phục sức khỏe nhanh chóng và chống lão hóa) và nhân sâm. Ông cụ ăn Wolfberry sống và nấu chín He Shou Wu với nhân sâm. Cũng có bằng chứng nói rằng khoảng 2 năm một lần cụ ăn cá và thịt động vật hoang dã.
Qing Li yun, người đứng đầu quân đội Trùng Khánh đã từng mời ông Li về tư gia của mình với mong muốn được truyền bí quyết sống tới năm 250 tuổi. Trong một bài phỏng vấn năm 1920, lúc này ông Qing đã 139 tuổi, cho biết: Năm 50 tuổi, tôi có đi đến một ngọn núi để thu thập một số loại thảo mộc. Ở đây, tôi đã gặp một cụ ông lớn tuổi. Qua trò chuyện, tôi biết cụ sống hàng chục năm trên ngọn núi hẻo lánh này. Cụ xuất hiện không phải là một người đàn ông phi thường, nhưng những bước đi của cụ nhanh như thể cụ đang bay trong không khí. Tôi dồn mọi sức lực cố gắng đi theo cụ mà mãi vẫn không thể theo kịp… Đến lần thứ hai gặp mặt, tôi đã thành tâm quỳ trước mặt cụ và cầu xin cụ truyền cho bí mật sức khỏe dẻo dai phi thường đó. Cụ đã cho tôi một số loại trái cây, nhiều nhất là quả wolfberry và nói “bí mật duy nhất của tôi là chỉ ăn những loại trái cây này”. Kể từ đó, tôi ăn các loại trái cây đó hàng ngày.
“Luôn giữ một trái tim ôn hòa, ngồi tĩnh lặng như một chú rùa chậm chạp, đi nhanh nhẹn như chú chim câu và ngủ ngon lành như chú cún”. Đó là những lời khuyên quý báu mà cụ Li chia sẻ với Qing Li yun, người từng đưa cụ Li tới ngôi nhà của ông với mong muốn có được bí quyết về sự trường thọ.
Theo Anninhthudo
Hỏa táng - cách thức mai táng hoàn hảo nhất?
Một bài viết được đăng tải trên tạp chí TIME danh tiếng của Mỹ cho biết, việc hỏa thiêu người quá cố đang trở thành xu thế mới ở Mỹ và nhiều quốc gia trên khắp thế giới, vốn coi việc chôn cất là cách mai táng truyền thống.
Tuy đi ngược với tập tục được duy trì suốt hàng trăm, hay thậm chí là hàng ngàn năm qua ở nhiều quốc gia nhưng những lợi ích to lớn khiến hỏa táng đang ngày càng trở nên phổ biến.
Giải pháp hoàn hảo
Dân số thế giới vượt qua ngưỡng 7 tỷ trong năm ngoái, trong khi đó, mỗi ngày có 150.000 người lìa đời trên khắp thế giới, đặt ra thách thức lớn cho các nhà quản lý. Việc chôn cất người quá cố sẽ kéo theo hàng loạt những vấn đề, trong đó nổi cộm nhất là thiếu hụt quỹ đất cho cả người chết và người sống.
Ở nhiều đô thị, trong đó có cả Việt Nam, quỹ đất dành cho người chết đang trở thành vấn đề nổi cộm. Hầu hết nghĩa trang nằm ở vùng ven thành phố đều trong tình trạng quá tải khiến việc chôn cất trở nên nan giải. Tuy nhiên, việc thay thế địa táng bằng hỏa táng sẽ giúp chấm dứt những vấn đề tưởng như khó tìm lời đáp.
Chi phí rẻ
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái mạnh mẽ, không nhiều người đủ khả năng chi trả cho một suất mộ phần ở những đô thị "tấc đất tấc vàng", vốn đang nặc nè bởi tình trạng quá tải dân số. Khi đất dành cho người sống lâm vào tình cảnh khan hiếm, đất dành cho người chết cũng không thể dư giả hơn.
Khi nhu cầu tăng cao nhưng nguồn cung có hạn, giá đất mai táng chắc chắn sẽ bị đẩy lên, vượt khả năng chi trả của nhiều người. Ở Mỹ, chi phí cho địa táng đắt gấp 3 lần so với chi phí hỏa táng khiến tỷ lệ an táng theo cách thức này tăng từ 25% năm 1999 lên con số dự kiến 50% năm 2017 và sẽ tiếp tục gia tăng.
Thân thiện với môi trường
Tuy là cách chôn cất truyền thống nhưng địa táng không phải là cách mai táng thân thiện với môi trường. Trong quá trình mai táng, thi thể người quá cố buộc phải trải qua quá trình xử lý bằng hóa chất. Sau khi chôn cất, hóa chất này sẽ ngấm vào đất trước khi tác động đến các mạch nước ngầm, gây ra hiện tượng ô nhiễm xung quanh những nghĩa địa.
Hỏa táng không chỉ được tiến hành nhanh gọn mà nó còn giúp cho môi trường không bị ảnh hưởng. Thậm chí, phương pháp "hỏa táng xanh" tối tân, sử dụng hỗn hợp nước và kali hydroxit vẫn giúp giữ lại tro cốt của người quá cố mà không cần sử dụng lửa. Hiện tại, cách thức này đang nhận được sự ủng hộ của 4/5 trường hợp hỏa táng ở Mỹ.
An toàn
Quá trình hỏa táng không dừng lại ở việc tiêu đốt toàn bộ các phần chất hữu cơ bên trong cơ thể con người mà nó còn bao gồm việc tán nhỏ các mảnh xương, giúp thân nhân người quá cố không bị sốc khi tán xạ tro cốt trong buổi lễ án táng. Đối với những gia đình không chọn phương pháp tán xạ, tro cốt sẽ được đóng chặt trong các bình chứa đặc biệt trước khi được gửi vào chùa, nhà thờ hoặc các nơi thờ cúng khác.
Gần gũi
Tuy việc chôn cất đã trở thành truyền thống ở nhiều quốc gia nhưng hỏa táng hoàn toàn không phải hình thức tiễn đưa người quá cố xa lạ. Trong nhiều tôn giáo, việc hỏa táng người chết được coi là một trong những cách thức nhanh gọn để giúp người quá cố thoát khỏi cõi trần, về với thế giới vinh hằng. Chính vì lẽ đó, việc hỏa táng trở nên phổ biến trong tương lai hoàn toàn không phải điều xa lạ.
Theo Infonet
3 lợi thế của người ngực nhỏ Vòng 1 lớn thường khiến phụ nữ tự tin hơn nhưng vòng 1 nhỏ lại rất có lợi cho sức khỏe. Vui vẻ hơn Kết quả của một cuộc điểu tra nghiên cứu hiển thị, người có vòng ngực lớn, đầy không nhạy cảm bằng người vòng ngực bé, bởi vì vòng ngực lớn có lớp mô chất béo nhiều hơn lớp mô...