Một con gà Đông Tảo làm được cả chục món ăn cho ngày Tết
Với một con gà Đông Tảo cỡ 3,5-4 kg, có thể chế biến được cả chục món ăn như chân gà tiềm thuốc bắc, đùi gà hấp lá chanh, dồi gà, da gà trộn thính, chả nướng…
Cận Tết, các giống gà quý được săn lùng tìm mua như gà Hồ, gà Đông Tảo. Trong đó giống gà Đông Tảo to con, thịt đỏ, chắc, giòn và nhiều chất dinh dưỡng khá đắt khách.
Thịt gà Đông Tảo đỏ, nhiều chất dinh dưỡng như thịt bò.
Xưa kia gà Đông Tảo được dùng để tiến vua nhưng nay chỉ khoảng 2-3 triệu đồng, các gia đình có thể mua một con gà thịt giống này để đãi cả chục khách. Cụ Lê Xuân Vết – một người hiếm hoi chuyên nuôi gà Đông Tảo thuần chủng ở Khoái Châu, (Hưng Yên) cho biết – ngay tại gia đình cụ có thể chế biến được 34 món ăn thinh soạn từ con gà này.
Đó là các món như chân gà tiềm thuốc bắc, chả gà lá chanh, nem gà, thịt gà quạt chả, dồi gà, da gà trộn thính, đùi gà hấp lá chanh, thịt gà xào ớt, lòng gà xào đậu, xôi gà, rượu trứng gà Đông Tảo, giả cầy, xương gà hầm rau củ…
Món chân gà tiềm thuốc bắc quý nhất trên các bộ phận của con gà Đông Tảo.
Nhờ sự sáng tạo tài tình của các đầu bếp tại gia, lại thêm các nguyên liệu có sẵn ở làng quê mà các món ăn đem lại cảm giác chân thật và lôi cuốn, vô cùng ngon miệng. Theo cụ Vết, gà Đông Tảo thuần chủng phải nuôi thả, ít nhất từ một năm trở lên mới đạt chuẩn. Thịt gà này cũng đắt hơn nhiều loại gà Đông Tảo nuôi công nghiệp, lai tạo.
Bộ phận quý nhất trên con gà là món chân gà tiềm thuốc bắc. Đôi chân to xù xì được làm sạch, đập gãy nhưng không để nát rồi đem tiềm cùng thuốc bắc. Thực khách được thưởng thức món này mới thấy được hết cái ngon, cái quý, bổ dưỡng của giống gà tiến vua.
Da gà trộn thính.
Video đang HOT
Da gà trộn thính là một món ăn vô cùng hấp dẫn. Gà này vốn có da dày, dai mà rất giòn, lại ít mỡ. Người ta đem luộc chín, thái chỉ, cho ít nước mắm cốt, mì chính, sau đó mới trộn thính, lá chanh, tạo sự khoái khẩu cho khách ăn.
Xưa nay ít ai nghe có món dồi gà nhưng thực tế những người dân ở Khoái Châu đã sáng tạo ra món ăn kỳ công này. Dồi gà vốn nhỏ nên khi làm phải hết sức khéo léo để có được những đoạn dồi dài, không bị nứt vỡ. Ăn món dồi gà khá mới lạ và thú vị.
Món đùi gà hấp lá chanh, chấm cùng mắm tôm cũng đem lại sự mới lạ. Một chiếc đùi gà thông thường chỉ chặt được 2-3 miếng nhưng một đùi gà Đông Tảo nặng khoảng 500 gr, có thể chặt được cả đĩa. Người ta đem hấp đùi gà rồi chặt mỏng, rải lá chanh lên trên. Thịt đùi chắc mà ngọt, da dày mà giòn.
Đùi gà hấp lá chanh.
Theo những người chăn nuôi, thị trường gà Đông Tảo năm nay rất sôi động. Ngoài mua các con gà trống quý làm quà biếu, nhiều các gia đình, khá đông các gia đình ở TP HCM cũng đặt mua gà thịt vài ba triệu ăn Tết. Người dân ngoài bán gà cũng tận tình hướng dẫn chế biến các món ăn cho khách hàng. Một bữa tiệc thịnh soạn đãi người thân, bạn bè chỉ với một con gà Đông Tảo ở trong tầm tay của không ít gia đình.
Theo VNE
7 món ngon truyền thống ngày Tết miền Trung
Đầu xuân, người dân miên Trung có nhiều món ăn truyền thống không thể thiếu như bò kho mật mía, bánh tét, dưa món...
1. Bánh tét
Mang ý nghĩa của sự hội tụ đất - trời, bánh tét là món ăn truyền thống không thể thiếu của người miền Trung. Nếu như bánh chưng ở miền Bắc được gói bằng lá dong thì bánh tét gói bằng lá chuối, cũng với các nguyên liệu: Gạo nếp, đậu, thịt... Bánh được gói lại thành từng đòn hình trụ.
Bánh tét. Ảnh: gocnhosantruong.
2. Banh tô
Bánh tổ la sư kêt hơp tinh tê cua gao nếp, đường đen, gừng và mè. Vào mùa Tết, mon ăn nay thường đươc lam nhiêu đê sư dung dân trong vài tháng. Khi ăn, có thể xăt thành tưng miêng dùng ngay hoặc nướng trên bếp than hồng cho mềm đi hay chiên với dầu đâu phông cũng rất ngon.
Bánh tổ. Ảnh: Tổ Ấm Việt.
3. Dưa mon
Miền Bắc có món dưa hành, miền Nam có dưa củ kiệu tôm khô, với người miền Trung dưa món là lựa chọn không thể thiếu để ăn kèm với bánh tét, thịt kho. Dưa món làm từ nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu... ngâm cho đến khi có vị chua mặn, giòn giòn là ăn được.
Dưa món. Ảnh: Tet.vinhphuc.
4. Thịt heo ngâm nước mắm
Món ăn này chế biến từ thịt heo luộc chín và nước mắm pha đường. Người ta xếp thịt luộc vào hũ thủy tinh rồi đổ nước mắm vào cho ngập miếng thịt, để khoảng 3 ngày cho thịt ngấm nước mắm rồi lấy ra ăn. Món thịt này có vị mặn, ngọt thường ăn kèm với củ kiệu chua ngọt, dưa món và rau sống, rau thơm.
Thịt heo ngâm nước mắm. Ảnh: Quynhhon11.
5. Nem chua
Khi khách đến nhà chơi ngày Tết, người miền Trung thường mời họ vài chung rượu nhâm nhi với "mồi" là những chiếc nem nướng. Nem được làm từ thịt heo, sau khi tẩm ướp gia vị, thịt được gói lại trong lá ổi, lá chùm ruột để trong vài ngày có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay.
Nem chua. Ảnh: dangle2806.
6. Chả bò
Trong bàn tiệc thết đãi khách ngày đầu xuân của người miền Trung thường có vài khoanh chả bò màu đỏ hồng. Món này có đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen.
Ảnh: 5face.
7. Tôm chua
Tôm chua có ở nhiều nơi, song ngon nhất phải kể đến tôm chua xứ Huế. Gói trọn trong món đặc sản này là vị ngọt bùi của tôm, béo của thịt, cay và thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, chát của vả, hương của các loại rau thơm... Tất cả tạo nên một "bản hòa tấu hương vị" khiến thực kháchăn một lần mà nhớ mãi.
Tôm chua: Pingpong.
Theo VNE
[Chế biến] - Bắp bò ngâm mắm ngon tuyệt cú mèo Bên cạnh những món ăn cầu kỳ, ngán của ngày Tết thì bắp bò ngâm mắm sẽ là một gợi ý rất hay cho các chị em nội trợ làm cho ông xã lai rai. Cách làm bắp bò ngâm mắm không khó. Khi thưởng thức bắp bò ngâm mắm có vị mặn, ngọt và chua dịu, gân bò giòn thích hợp làm...