Một con dê gây ra… 3 vụ án hình sự
Con dê thì không thể gây án nhưng nó là nguồn cơn gây nên hai vụ cố ý gây thương tích và một vụ hủy hoại tài sản khiến nhiều người phải vào tù, tình làng nghĩa xóm sứt mẻ.
Mới đây, các cơ quan tố tụng huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã ra quyết định tiếp tục tạm giam Mai Văn Thoại để đảm bảo thi hành án khi tòa chuẩn bị đưa vụ án cố ý gây thương tích ra xét xử. Thoại là một trong ba bị can bị khởi tố xuất phát từ chuyện con dê.
Vì dê đánh nhau loạn xạ
Ông Mai Văn Thường (ngụ xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, Đồng Nai) có đất rẫy gần nhà ông Trương Hoàng Nam. Ông Nam nuôi một đàn dê và hằng ngày thả sang rẫy ông Thường ăn cỏ, phá phách cây trồng. Ông Thường đã gặp ông Nam để phản ánh và yêu cầu không được thả dê sang rẫy của ông nữa.
Ngày 24.2.2014, trong lúc ông Thường và con trai là Mai Văn Thoại đang phát cỏ trong rẫy thì đàn dê của ông Nam lại chạy sang. Cha con ông Thường đuổi dê ra khỏi rẫy và trong lúc nóng giận, ông Thường đã đánh chết một con dê con khoảng 5kg.
Khu rẫy của ông Thường nơi xảy ra sự việc.
Thấy dê bị đánh chết, Trương Hoàng Quý (con của ông Nam) đã cự cãi, thách thức đánh nhau với ông Thường. Ông Thường tát vào mặt Quý thì được Thoại can ngăn. Quý mang con dê chết về kể lại cho mẹ và chị là Trương Thị Hoàng Oanh nghe. Mẹ Quý và Oanh liền qua rẫy ông Thường, Quý lấy theo cây kéo cắt cây dài 2,2m mang theo.
Tại rẫy ông Thường, hai bên cự cãi, thách thức nhau và xảy ra xô xát.
Video đang HOT
Ba người bị vướng vòng lao lý
Kết quả giám định thương tật của Trung tâm Giám định pháp y Đồng Nai kết luận ông Thường bị thương tật 17%, Thoại 15%, Quý 16% và Oanh là 1%.
Ngày 23.6.2014, Công an huyện Tân Phú đã khởi tố, bắt giam Thoại về tội cố ý gây thương tích. Cùng ngày, Quý cũng bị khởi tố, bắt giam về tội này. Tiếp đó, ông Thường cũng bị khởi tố theo đơn yêu cầu của bị hại.
Vết thương của ông Thường do Quý gây ra.
Trong vụ này, CQĐT đã tách ra thành ba vụ án khác nhau, đó là vụ Quý cố ý gây thương tích cho ông Thường và Thoại (trong vụ này ông Thường và Thoại là người bị hại), vụ án Thoại và ông Thường cố ý gây thương tích cho Quý và Oanh và cuối cùng là vụ án ông Thường hủy hoại tài sản (do đánh chết con dê con).
Sau đó, VKSND huyện Tân Phú truy tố Quý và Thoại theo khoản 2 Điều 104 BLHS (khung hình phạt đến bảy năm tù), ông Thường bị truy tố theo khoản 1 Điều 104 BLHS (hình phạt đến ba năm tù).
Vụ án Quý cố ý gây thương tích cho ông Thường và Thoại đã được TAND huyện Tân Phú đưa ra xét xử vào tháng 7.2015 và đã tuyên phạt Quý ba năm sáu tháng tù. Còn vụ án Thoại và ông Thường cố ý gây thương tích cho Quý và Oanh thì TAND huyện Tân Phú đã đưa ra xét xử nhiều lần nhưng tất cả đều phải hoãn xử, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, hiện vẫn chưa đưa ra xét xử lại.
Chưa xử được vì không rõ má phải hay má trái
Một trong những nguyên nhân khiến vụ án ông Thường và Thoại chưa xử được là kết quả giám định thương tật của Quý không rõ ràng. Giấy chứng nhận thương tích do bệnh viện cấp (có trong hồ sơ vụ án) phản ánh vết thương của Quý ở gò má trái. Nhưng giấy chứng nhận thương tích của Quý do cơ quan giám định pháp y cung cấp lại thể hiện vết thương ở gò má phải. Có nghĩa là có sự mâu thuẫn về vị trí vết thương.
Tại tòa, đại diện Trung tâm Pháp y tỉnh Đồng Nai cho biết nguyên nhân sự sai lệch trên là do trong quá trình cấp giấy chứng nhận thương tích cho Quý, nhân viên của bệnh viện đã đánh máy nhầm má phải thành má trái chứ không phải do Trung tâm Pháp y tỉnh Đồng Nai giám định nhầm.
Tuy nhiên, Thoại cho rằng mình chỉ đánh Quý bị thương nhẹ ở má trái, còn má phải của Quý có cục thịt thừa, lợi dụng khi bị đánh Quý đi phẫu thuật rồi lấy đó làm giám định thương tật luôn. Cuối cùng, tình tiết này không thể làm rõ được tại tòa nên TAND huyện Tân Phú đã hoãn xử, trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Tương tự, vụ án hủy hoại tài sản hiện cơ quan tố tụng cũng chưa giải quyết xong do còn mâu thuẫn trong việc định giá tài sản.
Chuyện không đáng phải đi tù Một thẩm phán thụ lý giải quyết một trong ba án vụ án trên chia sẻ vụ việc xảy ra hết sức đáng tiếc. “Theo luật, chắc chắn các bị can phải chịu hình phạt. Trong khi mâu thuẫn ban đầu không lớn, hai gia đình là hàng xóm láng giềng nhau mà chỉ vì chuyện con dê lại đánh nhau đến gây thương tích. Sau khi xảy ra xô xát, hai bên lại không chịu nhường nhịn, hòa giải với nhau mà quyết đưa nhau ra tòa để rồi tất cả phải vào tù. Đã vậy, các cơ quan chức năng lại cẩu thả trong việc điều tra, thu thập chứng cứ khiến một vụ án từ đơn giản trở nên phức tạp, kéo dài, gây khó khăn cho công tác xét xử và làm bức xúc cho người dân” – vị thẩm phán chia sẻ. 1 triệu đồng 1kg dê hơi Vụ ông Thường đánh chết con dê của ông Nam đã được cơ quan tố tụng khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội hủy hoại tài sản nhưng đến nay tòa vẫn chưa xử được. Lý do: Kết quả định giá về tài sản bị thiệt hại (con dê con đã chết) có vấn đề. Theo hồ sơ, con dê con bị đánh chết có trọng lượng khoảng 5kg. Ban đầu các cơ quan chức năng ước tính giá trị con dê này khoảng 500.000 đồng, còn gia đình ông Nam cho rằng giá trị con dê khoảng 1,2 triệu đồng. Tuy nhiên, khi CQĐT cho định giá thì kết quả mang lại giá con dê con này lên đến 5 triệu đồng, tương đương mỗi kg thịt dê hơi lên đến 1 triệu đồng! Do nghi ngờ về kết quả định giá tài sản nên VKSND huyện Tân Phú (Đồng Nai) yêu cầu CQĐT định giá lại lần 2, khi nào có kết quả sẽ xử lý sau.
Theo Tiến Dũng ( Pháp luật TP.HCM)
Bị can, bị cáo trong án hình sự có được trợ giúp pháp lý?
Theo quy định của pháp luật, tất cả bị can, bị cáo trong vụ án hình sự nếu không thuê luật sư có được trợ giúp pháp lý miễn phí?
Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp đề nghị có văn bản hướng dẫn cho phép thực hiện việc trợ giúp pháp lý cho tất cả các bị can, bị cáo trong vụ án hình sự (trước mắt đối với người đang sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn) nếu không thuê Luật sư.
Về vấn đề này, Bộ luật tố tụng hình sự mới được Quốc hội thông qua quy định, quyền được trợ giúp pháp lý trong tố tụng đã được bảo đảm. Bộ luật tố tụng hình sự cũng chia sẻ trách nhiệm thực hiện bào chữa theo án chỉ định cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Cụ thể, theo Điều 76 của Bộ luật thì đối với người thuộc diện được trợ giúp pháp lý là: Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người chưa thành niên thì Trung tâm phải cử người bào chữa cho họ theo chỉ định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trách nhiệm người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Việc thông báo, giải thích phải được ghi vào biên bản (Điều 71 của Bộ luật).
Ngoài ra, trường hợp người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị thay đổi hoặc từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam để xác nhận việc từ chối nhằm bảo đảm tính minh bạch, khách quan khi người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam thể hiện nguyện vọng đồng ý hoặc từ chối người bào chữa (Điều 77).
Như vậy, đối với các trường hợp chỉ định người bào chữa, nếu thuộc diện được trợ giúp pháp lý, trong đó có người dân tộc thiểu số thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn sẽ được trợ giúp pháp lý.
Cũng liên quan đến vấn đề trợ giúp pháp lý, UBND tỉnh Bình Định đã có công văn gửi Bộ Tư pháp cho rằng, tham gia tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý kể cả người chưa thành niên (theo quy định tại Điều 57 Bộ Luật Tố tụng Hình sự), người thuộc diện hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đột xuất không có điều kiện thuê Luật sư (được UBND cấp xã xác nhận), phụ nữ trong thời kỳ ly hôn, ...là hình thức truyền thông có hiệu quả cụ thể, thiết thực của hoạt động trọ giúp pháp lý, góp phần giúp cho người được trọ giúp pháp lý tham gia bình đẳng trong các quan hệ pháp luật.
UBND tỉnh Bình Định đê nghi Bô Tư phap tham mưu hoăc phôi hơp vơi cac bô, nganh liên quan đê bổ sung kinh phí tham gia tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trong các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về vấn đề này, Cục trợ giúp pháp lý của Bộ Tư pháp đã xây dựng dự thảo Quyết định tích hợp Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 2020 và Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 2020, trong đó có hoạt động hỗ trợ kinh phí cho các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm thực hiện đúng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý là tập trung thực hiện vụ việc TGPL trong đó chú trọng vụ việc tham gia tố tụng.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Đèo bé gái về nhà, tiện thể hiếp dâm ngay giữa đường Ngày 17/1 tin từ TAND tỉnh Kon Tum cho biết vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự về tội "Hiếp dâm trẻ em". Bị cáo A Chương tại phiên tòa. Theo cáo trạng, khoảng 19 giờ ngày 8/5/2015 trên đường chở cháu L về nhà, A Chương (SN 1984, trú thôn Đăk Nu, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk...