Một con cá voi có thể nặng đến cả trăm tấn nhưng làm sao khoa học biết được điều đó?
Chính xác hơn là làm sao họ đo được cân nặng của chúng? Làm gì có cái cân nào to như thế?
Cá voi là lớp sinh vật sở hữu những cá thể to lớn bậc nhất hành tinh. Chẳng hạn như cá voi xanh, chúng có thể nặng tới 50 – 150 tấn lận.
Nhưng làm sao khoa học biết được chuyện đó? Làm thế nào họ biết con cá voi khổng lồ dưới đại dương kia nặng bao nhiêu ký lô?
Diết chóc đã từng là cách duy nhất
Làm sao để biết cân nặng của một vật là bao nhiêu? Nếu đó là một vật tĩnh, đơn giản chỉ là đặt nó lên cân. Nếu đó là một vật ngoại cỡ, thì cần phải đo trọng lượng 1 phần rồi nhân lên theo số khối của nó.
Nhưng khi vật ngoại cỡ ấy là một sinh vật sống thì khác, mà lại còn là loài động vật lớn nhất hành tinh thì càng khó.
Từ thời xưa, con người đã biết cân nặng của loài cá voi dao động trong khoảng nào. Nhưng cách duy nhất để biết là nhờ những con cá không may dạt bờ, hoặc dựa trên số cá voi bị con người săn được.
Cân một cái xác cá voi cũng chính là cách duy nhất từ trước đến nay.
Một cái xác cá voi dạt bờ như thế này từng là cách duy nhất để biết cân nặng của chúng là bao nhiêu
Nghiên cứu mới khiến câu chuyện hoàn toàn thay đổi
“Thực sự rất khó để đo kích cỡ của một con cá voi. Về nguyên tắc chúng ta sẽ phải diết nó rồi mới làm được, mà đó là điều chúng tôi luôn tránh,” - trích lời Fredrik Christiansen từ Viện khoa học Aarhus tại Đan Mạch.
Để tránh điều này, Christiansen đã thực hiện một nghiên cứu và tìm ra một cách an toàn hơn rất nhiều để đo kích cỡ của một con cá voi. Cách thức thì rất đơn giản, đó là sử dụng hình ảnh từ drone và tạo ra một mô hình tính toán về kích cỡ có độ chính xác cực kỳ cao.
Cụ thể, các chuyên gia đã nghiên cứu về loài cá voi phương nam – loài vật thường xuyên tụ tập với số lượng lớn vào mùa đông ngoài khơi Argentina.
Họ cho drone bay lên trên khu vực này, chụp lại những khoảnh khắc cá trưởng thành và cá non trồi lên mặt nước để hít thở. Từ đây, họ có thể tính toán được chiều dài, rộng và cao của ít nhất 86 cá thể.
Từ đây, họ sẽ đối chiếu với các dữ liệu của những con cá voi trong quá khứ, để từ đó quy đổi ra cân nặng.
“Khả năng dự đoán được kích cỡ và khối lượng của một con cá voi đang còn sống có thể mở ra cơ hội mới cho chúng ta. Khoa học giờ có thể từng bước theo dõi chúng thay đổi như thế nào, lớn lên như thế nào,” - Christiansen cho biết.
Bên cạnh đó, việc sử dụng drone còn là một phương pháp hữu hiệu để nâng cao công tác bảo tồn, bằng cách theo dõi sức khỏe của các nhóm cá voi khác nhau trên đại dương.
Nghiên cứu được thực hiện nhờ sự hợp tác giữa Chương trình theo dõi sức khỏe cá voi phương Nam tại Argentina, cùng Viện Hải dương học Woods Hole (Hoa Kỳ), và được công bố trên tạp chí Methods in Ecology and Evolution (MEE).
Tham khảo: CNN, BBC
Theo Helino
Loài chim cổ nhất thế giới vừa được phát hiện ở New Zealand
Hóa thạch của loài chim này đã được tìm thấy tại một địa điểm có nhiều hóa thạch nổi tiếng của New Zealand.
Phát hiện này đã thay đổi những gì chúng ta biết về sự tiến hóa của những con chim khổng lồ bay xuyên biển.
Được đặt theo tên Ruth, vợ của nhà cổ sinh vật học nghiệp dư, người lần đầu tiên phát hiện ra bộ xương vào năm ngoái, Protodontopteryx ruthae là một hóa thạch 62 triệu năm được tìm thấy ở Waipara, một địa điểm của các mỏ đá biển đã cung cấp một số hóa thạch trong những năm gần đây, bao gồm bốn loài chim cánh cụt khổng lồ khác và Crossvallia waiparensis cao 1,6 mét.
Hình ảnh phác hoạ loài chim cổ nhất thế giới.
Hậu duệ của Protodontopteryx, một loài chim trong họ Pelagornithids, là một trong những loài chim biết bay lớn nhất từng bay trên bầu trời. Với sải cánh dài hơn 5 mét cho phép chúng bay qua những khoảng cách dài trên đại dương, trong khi những cái mỏ giống như kim của chúng được sử dụng để bắt những con mồi có thân mềm như mực.
Nhưng Protodontopteryx mới được phát hiện lại có kích thước nhỏ hơn, chỉ có thể bao phủ khoảng cách ngắn và có hàm răng rộng tiến hóa để bắt cá.
"Mặc dù loài chim này tương đối nhỏ, nhưng tác động của việc phát hiện ra nó rất có ý nghĩa trong sự hiểu biết của chúng ta về gia đình này. Cho đến khi chúng tôi tìm thấy bộ xương, tất cả các loài pelagornithids thực sự đã được tìm thấy ở Bắc bán cầu, vì vậy mọi người đều nghĩ rằng chúng đã tiến hóa ở đó", giáo sư Paul Scofield cho biết.
"New Zealand là một nơi rất khác biệt khi Protodontoperyx ở trên bầu trời. Nó có khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ nước biển khoảng 25 độ", ông nói thêm.
Các đặc điểm xương bất ngờ của Protodontoperyx hiện giúp các nhà cổ sinh vật học hiểu rõ hơn về cách mà những con chim bí ẩn này xuất hiện.
Minh Long
Theo IFL Science
Chi bao nhiêu tiền cho con học tiếng Anh ở nhà? Bắt đầu từ những năm cấp 1, cấp 2 rồi cấp 3, chi phí cho từng đấy năm tháng học Tiếng Anh cũng phải hơn vài chục triệu, chưa kể những bạn có điều kiện hơn sẽ đi học thêm ở ngoài và con số còn khủng khiếp hơn nữa, có thể chạm tới mốc 100 triệu. Chưa hết, khi lên đại học,...