Một cô bé Việt Nam nhớ rõ chuyện từ… ba kiếp trước
Như Ý từ nhỏ đã nổi tiếng là một hiện tượng “vô tiền khoáng hậu” bởi khả năng thuyết giảng trước đám đông và am hiểu Phật giáo thượng thừa.
Khi loạt bài về cô bé Thùy Trang có khả năng sáng tác hàng trăm bài thơ thiền từ năm 4 tuổi khép lại, tòa soạn tiếp tục nhận được thông tin về bé Nguyễn Thị Như Ý (11 tuổi, An Giang).
Cũng như Thùy Trang, Như Ý từ nhỏ đã nổi tiếng là một hiện tượng “vô tiền khoáng hậu” bởi khả năng thuyết giảng trước đám đông và am hiểu Phật giáo thượng thừa. Xoay quanh cuộc đời “nhà thuyết giảng đạo pháp nhí” này, PV đã trở lại mảnh đất An Giang và phát hiện nhiều điều hết sức ly kỳ.
Ngay từ lúc sinh ra, Như Ý đã có những biểu hiện khác thường. Hơn 3 tuổi, dù nói chưa tròn tiếng, bé tiếp tục thể hiện khả năng am hiểu sâu sắc Phật đạo nói chung và tư tưởng Phật giáo Hòa Hảo nói riêng, khiến giới đồng đạo phải sửng sốt. Đặc biệt, Như Ý có thể tự tin đứng trước đám đông, thuyết giảng thông suốt hàng giờ đồng hồ về một chủ đề nào đó mà không bối rối, lặp từ. Người ta bảo, bé có nhân duyên tiền kiếp đối với đạo Phật.
Như Ý – cô bé Việt Nam nhớ rõ chuyện từ…ba kiếp trước
Gặp “thần đồng” Phật pháp
Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến nhà bé Nguyễn Thị Như Ý (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang). Ngôi nhà nhỏ này nhiều năm nay được giới đồng đạo khắp nơi biết đến với hiện tượng “thần đồng thuyết pháp”. Anh Nguyễn Thành Hạnh (35 tuổi, cha ruột Như Ý) cho biết, hiện bé đang học bài ở gác trên. Ngoài việc học xuất sắc ở trường, đọc sách và nghiên cứu đạo pháp tại nhà là niềm đam mê của Như Ý. Anh Hạnh cho biết, Như Ý có khả năng kỳ lạ, am hiểu và có thể thuyết giảng trước đám đông hàng giờ đồng hồ theo chủ đề Phật giáo, khiến bất cứ ai cũng phải kinh ngạc.
Ở Vĩnh Lợi, người dân biết đến Như Ý không chỉ là “thần đồng” mà còn rất mến mộ và tôn kính. Họ cho rằng bé có nhân duyên từ tiền kiếp và được Đức Phật đầu thai, mới sớm bộc lộ những khả năng “khôn” trước tuổi. Biết chúng tôi là nhà báo về tìm hiểu cuộc đời của Như Ý, người thân của bé niềm nở đón tiếp.
Từ trong nhà bước ra, bé Như Ý lễ phép chào hỏi khách. Đứng trước chúng tôi, cô bé xinh xắn, vầng trán cao, đôi mắt sáng và giọng nói ấm áp, súc tích, lập tức gây thiện cảm ngay từ lần gặp đầu. Nhìn con gái, anh Hạnh cười rạng rỡ, không che giấu niềm tự hào khi nhớ lại ước nguyện sinh con đã thành hiện thực: “Tôi vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống đạo Phật Hòa Hảo. Hồi chưa lấy vợ, trong những ngày lễ, tôi vẫn thường tham gia những buổi thuyết giảng của các đạo sĩ, giảng sư tại những trung tâm Phật giáo hoặc ở các chùa. Nghe nhiều thấy mê, rồi mình sinh lòng cảm mến lúc nào không hay. Từ đó, mỗi ngày niệm Phật, tôi cứ đinh ninh và ước mơ sau này sinh con, sẽ trở thành người thuyết giảng Phật pháp cho chư tăng huynh đệ, để đạo hạnh được tăng thêm nhiều phần. Nay thì mong ước của tôi đã trở thành hiện thực, thông qua con gái bé nhỏ của mình”.
Video đang HOT
Ngược dòng ký ức, anh Hạnh kể thời điểm hay tin vợ mang thai, anh càng hăng say tu đạo, ngày qua ngày cầu mong vợ sinh con như ý muốn. Khi vợ hạ sinh lại là một bé gái, anh thoáng buồn bởi suy nghĩ từ trước đến nay trong giới đạo Pháp, rất ít thấy có vị nữ tu sĩ nào tham gia thuyết pháp. Như thế, ước nguyện của anh khó mà có cơ hội trở thành hiện thực. Tuy nhiên trái ngược với nỗi lo ngại của anh Hạnh, đứa con gái của anh ngay từ lúc lọt lòng đã bụ bẫm và xinh xắn đến lạ kỳ. Nước da trắng nõn, cặp mắt tròn long lanh, đôi má lúm đồng tiền, miệng chúm chím rất duyên, khuôn mặt đầy đặn phúc hậu. Ngắm nhìn con trong giây phút chào đời, bao nỗi chạnh buồn như tan biến. Bồng con trên tay, anh Hạnh quyết định đặt tên con là Như Ý, với niềm mỏi con mình sau này lớn lên làm bất cứ việc gì cũng thành công.
“Con chỉ mượn bố mẹ đề đầu thai”! (?)
Đúng như những gì vợ chồng anh Hạnh ăn chay niệm Phật cầu mong, bé Như Ý mỗi ngày một khôn lớn khỏe mạnh, đồng thời mang lại cho mọi người hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chị Nguyễn Thị Cam (33 tuổi, mẹ ruột bé Như Ý – PV) kể: “Khi được hơn 3 tuổi, Như Ý đã nói chuyện như một người trưởng thành, giống hệt một tu sĩ tinh thông đạo pháp”.
Trong một lần nói chuyện với mẹ mình, Như Ý có nói rằng: “Con chỉ “mượn mẹ” để đầu thai xuống kiếp này tu thêm mà thôi. Kiếp trước của con là một người sinh ra có cha mẹ giàu sang, song con chỉ muốn đi tu mà không được song thân chấp thuận, con buồn tủi lắm, không dễ như cha mẹ bây giờ. Kiếp thứ hai, con được làm một nữ tu sĩ, sống được 50 tuổi nhưng vì tu chưa đắc đạo nên kiếp này con về lại nhân gian để tu tiếp, mong rằng sẽ truyền bá sâu rộng ở chốn nhân gian hơn nữa để con người hòa hợp, không tranh giành đặc lợi mà giúp đỡ lẫn nhau”.
Cũng theo chị Cam, một lần khác Như Ý không nghe lời khuyên răn của cha mẹ nên chị mắng, không ngờ bé cười rồi cất lời: “Con là một người khác chứ không phải là con mẹ đâu ạ. Kiếp này con chỉ mượn cha mẹ để lên đây tu thành thêm kiếp đạo dang dở của con thôi”.
Nghe đứa con chưa tròn tiếng nói giọng “ông cụ non”, vợ chồng chị như lạc tai, khi hỏi lại thì bé vẫn nói lại y như vậy. Vừa mừng vừa lo, mừng vì con khôn trước tuổi, lo vì bé nói những điều vô cùng khác thường so với đứa bé 3 tuổi bình thường. Không chỉ thế, liên tiếp trong thời gian sau đó, Như Ý còn mang những câu chuyện hết sức kỳ lạ nói về về tiền kiếp của mình kể cho cha mẹ và mọi người nghe. “Thấy nó (Như Ý) hợp với đạo, nên tôi không cho bé nói nữa, mà tìm cách giải thích cặn kẽ để bé hiểu. Những điều này hoàn toàn có thực, nhưng do sợ người ta đàm tiếu rằng cha mẹ tôn sùng con cái để tuyên truyền mê tín dị đoan nên vợ chồng tôi không kể lại cho một ai”.
Theo như những gì chúng tôi tìm hiểu từ cha mẹ bé Như Ý cũng như giới Phật tử đồng đạo thì càng thêm tuổi, Như Ý càng trưởng thành nhanh một cách kinh ngạc. Sự am hiểu Phật giáo của bé cũng theo đà đó, trở nên uyên thâm đến mức khiến nhiều người tu trong đạo không khỏi bất ngờ. Mỗi lần theo cha mẹ đi nghe thuyết giảng về, bé có thể kể lại răm rắp không sót một từ, đồng thời có thể tự triển khai mở rộng, giảng thêm những nội dung và ý nghĩa sâu xa. Khi vợ chồng anh chị ra một đề tài trong đạo Pháp, thì bé tự đứng lên dõng dạc thuyết giảng thấu tình đạt lý, có thể sánh ngang những vị giảng sư lâu năm. Bên cạnh đó, điều làm vợ chồng anh Hạnh ngạc nhiên là lúc 5 tuổi, bé đã đứng trước hàng trăm tu sĩ thuyết giảng hàng giờ đồng hồ khiến mọi người trầm trồ ngưỡng mộ.
“Lần đầu tiên, tôi trực tiếp nghe con gái mình thuyết pháp trước đông đảo chư tăng, đồng đạo. Ban đầu, tôi thấy rất lo lắng, nhưng sau khi nghe cháu cất lên những lời giảng đầu tiên, nhìn ánh mắt ngạc nhiên của chư tăng đồng đạo bên dưới tôi thấy an tâm hơn. Sau khi bài thuyết pháp kết thúc, mọi người đứng lên khen hay, ai cũng cảm thấy hài lòng và khâm phục trước một giọng thuyết chưa tròn âm nhưng quá đỗi uyên thâm. Chính lúc đó, tôi đã rớt nước mắt vì hạnh phúc. Vậy là coi như, ước mơ của mình đã được con gái biến thành hiện thực một cách như ý, như chính tên chúng tôi đặt cho cháu”, anh Hạnh cho biết thêm.
Với độ am hiểu đạo giáo tinh thông, thuyết giảng thu phục lòng người, Như Ý nhanh chóng được đông đảo phật tử biết đến, nhiều ngôi chùa trong giáo hội đã mời Như Ý về thuyết giảng, nói chuyện. Cho đến nay, bé đã đăng đàn hằng trăm buổi nói chuyện, có thể thuyết giảng nhiều chủ đề khác nhau về đạo Phật, khiến cả những nhà nghiên cứu đạo pháp phải thán phục.
Say mê nghiên cứu đạo pháp
Với khả năng đối đáp trôi chảy, có sức truyền cảm mãnh liệt, Như Ý được người đời và các đồng đạo vô cùng mến mộ. Điều đáng nói, dù trọng vọng nhờ khả năng hơn người của mình, Như Ý vẫn luôn khiêm tốn tự nhận mình “chỉ là một người hiểu ít nhiều Phật giáo”, chứ không bao giờ nhận là một vị “giảng sư” như mọi người gán cho. Không những thế, “thần đồng” Như Ý còn được mọi người thương mến nhờ đức tính hiền lành, lễ phép, say mê học tập văn hóa, nghiên cứu đạo hạnh. Tâm sự với chúng tôi, “thần đồng” ước mơ, cố gắng học tập để sau này trở thành người có ích cho xã hội.
Theo Tri Thức
Pháp Vương Phật giáo Kim cương thừa Drukpa thăm Việt Nam
Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa thế giới - Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - sẽ thăm Việt Nam từ ngày 5 đến 21/4 theo thỉnh cầu của Drukpa Việt Nam.
Trong chương trình viếng thăm, Đức Pháp Vương Gyalwang và tăng đoàn Phật giáo sẽ cử hành Pháp hội quán đỉnh cộng đồng (nghi lễ cho phép thực hành pháp tu), cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu hương linh liệt sĩ, đồng bào tử nạn, chia sẻ Phật pháp tại Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM.
Đức Pháp Vương trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010. Ảnh:Drukpa VN
Truyền thừa Drukpa khởi nguồn từ Ấn Độ cách đây gần một nghìn năm, có ảnh hưởng rộng khắp các quốc gia và lãnh thổ trên dãy Himalaya như Ladakh, Nam Ấn, Tây Bengal, Nepal, Bhutan... Ngày nay, các trung tâm tu học của Truyền thừa Drukpa tiếp tục được phát triển tại châu Á (Hong Kong, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Việt Nam), châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha, Ba Lan), châu Mỹ La tinh (Argentina, Peru, Mexico) và nhiều nhóm thực hành tại Bắc Mỹ.
Pháp Vương Gyalwang Drukpa là người được các dân tộc trên dãy Himalaya tôn sùng là hiện thân của Đức Phật Quan Âm qua việc chuyển thế vào các kiếp sau, liên tục quay trở lại nhân gian. Hiện thân các kiếp sau này được gọi là Thượng sư Giác ngộ hay Tulku (trong Tạng ngữ có nghĩa là bậc Hóa thân chuyển thế).
Theo quan niệm của Kim cương thừa, các Thượng sư có khả năng đặc biệt lựa chọn cho mình hóa thân đời kế tiếp. Trước khi viên tịch, Đức Phật đều báo trước các dấu hiệu xác định hoá thân kế tiếp tại nơi sinh trước kia của mình hoặc tại quốc gia lân cận. Cứ như vậy đến Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa là đời thứ 12. Ngài đã có bút tích về sự xuất hiện của mình và nhiều Thượng sư Giác ngộ cũng tiên tri như vậy. Ngày đản sinh đã có nhiều điềm may mắn, tốt lành. Thuở nhỏ, Ngài đã chứng tỏ năng lực tâm linh siêu việt, trước khi biết đọc, biết viết, đã phân biệt được các bản kinh sách, lên 3 tuổi đã nhận ra các bậc thị giả và tùy tùng đời trước khi họ tìm đến. Bậc Ấu nhi đã nhanh chóng được xác nhận là hóa thân chuyển thế đời thứ 12 của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa. Lên 4 tuổi, Ngài đăng quang và chính thức trở lại dẫn dắt Truyền thừa Drukpa.
Chữa bệnh cho người nghèo là một trong những hoạt động được Đức Pháp Vương tổ chức thường xuyên. Ảnh: Drukpa VN
Hơn 30 năm truyền giảng Phật pháp toàn thế giới, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã khởi xướng nhiều dự án nhân đạo, đúng như tôn chỉ phụng sự nhân loại và vũ trụ của Truyền thừa. Tổ chức từ thiện quốc tế Live to Love (Sống để Yêu thương) được Ngài sáng lập nhằm thúc đẩy 5 nhóm việc thiện nguyện: bảo vệ môi trường, cứu trợ, giáo dục, dịch vụ y tế và bảo tồn di sản.
Với những nỗ lực không mệt mỏi vì cộng đồng, Đức Pháp Vương đã được Liên Hợp Quốc tôn vinh với nhiều giải thưởng cao quý: "Vì mục tiêu phát triển thiên niên kỷ", "Bậc bảo hộ vùng Himalaya", "South - South Awards" cho những nỗ lực nhân đạo và đóng góp bảo tồn môi trường thế giới.
Một trong những dự án tiêu biểu của Ngài là ngôi trường mang tên Druk White Lotus (Bạch Liên Hoa) ở Ladakh, Ấn Độ. Công trình đã đoạt nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có giải thưởng Kiến trúc thế giới (năm 2002) và Thiết kế xuất sắc về môi trường học đường của Hội đồng Anh (năm 2009).
Ủng hộ mạnh mẽ quyền bình đẳng giới, Đức Pháp Vương đã thành lập Tự viện Druk Gawa Khilwa ở Kathmandu, Nepal và ở Shey, Ladakh. Tại đây, ni chúng được hướng dẫn tu tập tâm linh và trao truyền những pháp môn mà trước đây chỉ dành riêng cho tăng chúng.
Đoàn hành hương nhặt rác, kêu gọi bảo vệ môi trường trên dãy Himalaya, do Pháp Vương dẫn đầu. Ảnh: Drukpa VN
Những chuyến hành hương Pad Yatra "vì môi trường" do Đức Pháp Vương tổ chức hàng năm thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, trải qua hàng trăm km. Thành viên của đoàn thu gom rác thải nhựa trên đường đi để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. Năm 2010, các tình nguyện viên của Truyền thừa Drukpa đã phá kỷ lục Guinness về trồng cây tại Himalaya trong thời gian ngắn nhất, với 50.033 cây xanh được trồng trong vòng 33 phút.
Đức Pháp Vương đã 5 lần thăm Việt Nam để cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu vong hồn, đóng góp trí tuệ và hướng đạo trong việc xây dựng di sản kiến trúc văn hóa Phật giáo cho nhân dân Việt Nam.
Theo VNE
Cửa chùa luôn rộng mở với... gái mại dâm lỡ bước Nhiều gái mại dâm không dám bước chân vào cửa chùa vì nghĩ mình không sạch sẽ, nhưng trụ trì chùa Bồ Đề, ni sư Thích Đàm Lan cho rằng cửa Phật không hề có sự phân biệt. L.A (Ảnh nhân vật cung cấp) Từ câu chuyện của một gái mại dâm Trong bài viết "Gái mại dâm không đi lễ và sự...