“Một cái Tết ở New York” – dự án đầy cảm xúc của nhóm bạn trẻ người Việt vì Covid-19 mà không thể trở về nhà khiến bao người xúc động vì cái gọi là “gia đình”
Một cái Tết của những người con xa xứ bao giờ cũng rất khác lạ…
Cách đây vài ngày, trên nhiều tờ báo có thông tin về việc ở khu vực ga quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất năm nay vắng lặng như tờ do thiếu bóng những Việt kiều và người Việt Nam ở nước ngoài về ăn Tết. Bởi một năm 2020 quá nhiều biến động, dịch bệnh Covid-19 nên nhiều người đã bị mắc kẹt ở nơi xứ xa. Và ở những thời khắc cuối năm này, tâm hồn họ luôn hướng về mảnh đất quê hương, về những rộn ràng chiều phố và về những ấm áp yêu thương chỉ người Việt mới có.
Trong không khí đó, có một nhóm bạn trẻ hiện đang sinh sống ở New York, Mỹ đã cùng nhau thực hiện một dự án đó là bộ phim ngắn chia sẻ về cái Tết xa nhà của 6 thành viên. Tuy nhiên trước khi ra mắt, một trong những nhân vật của phim, cô gái có tên Thảo Như vừa mới tốt nghiệp thạc sĩ ở xứ cờ hoa đã thu hút cộng đồng mạng trong nước với bộ ảnh áo dài xinh tuyệt phẩm.
Bộ ảnh áo dài đẹp rung động của Thảo Như.
Bộ ảnh của Thảo Như được thực hiện để đón cái Tết Nguyên Đán của Việt Nam ở Mỹ và được thiết kế với sự đa dạng phong cách trong các kiểu áo dài khác nhau, từ truyền thống đến cách tân, hiện đại. Điều đó giúp Thảo Như vừa giữ được nét cổ điển, vừa mang lại sự mới mẻ và phù hợp cho người trẻ dù ở Việt Nam hay nước ngoài.
Thảo Như gây ấn tượng cực mạnh với hình ảnh của mình.
Với vẻ đẹp mong manh vừa sắc sảo nhưng vẫn cực kỳ truyền thống, Thảo Như thực sự đã tạo nên một cái nhìn khác so với những bộ ảnh áo dài vẫn thường thấy. Được biết, Thảo Như sinh năm 1995 và hiện đang là thạc sĩ. Nói về chiếc áo dài và những cái Tết thì Thảo Như sang Mỹ đã 3 năm và chưa lần nào về ăn Tết ở Việt Nam. Tuy nhiên, giao thừa năm nay, mọi thứ đối với cô sẽ đặc biệt hơn rất nhiều.
“Những cái Tết trước thì cũng không đến nỗi nào nhưng năm nay thì khác biệt nhiều lắm. Vì dịch nên nhiều người không về Việt Nam, rồi nhiều người ở lại thì cũng rời New York đi sang bang khác nên cộng đồng người Việt ở đây vốn đã ít bây giờ lại càng ít hơn nữa”.
Thảo Như đã 3 năm rồi chưa về Việt Nam ăn Tết.
Qua Thảo Như, chúng tôi kết nối thêm được với anh Đức Trần, người đứng ra thực hiện bộ phim sắp ra mắt với tên gọi “Một cái Tết ở New York”. Anh cho biết bản thân đã sang Mỹ được 7 năm nhưng cũng chưa về ăn Tết Việt lần nào. Năm nay đã sắp đặt kế hoạch để về thì vì dịch bệnh nên lại bị hoãn. Chính vì đó, Đức Trần đã cùng nhiều bạn bè thực hiện bộ phim mang tính chất tài liệu này.
“Nhân vật trong phim của mình có người đi học, có bạn đã đi làm và tâm trạng chung của họ đều là nhớ nhà vì lâu rồi không được về thăm gia đình. Tuy nhiên thì ở một góc nào đó, họ vẫn giữ tinh thần lạc quan và tùy theo tính cách cũng như khả năng của mỗi người mà các bạn có cách đón Tết khác nhau.
Năm vừa qua là một năm khó khăn nhưng mình không đưa quá nhiều vào phim vì cái mình muốn truyền tải chính là tinh thần tích cực. Phim Tết mà, mình không muốn mọi người bị buồn đâu”.
Các nhân vật trong phim “Một cái Tết ở New York” do anh Đức Trần (áo trắng bên phải) thực hiện.
Anh Đức Trần hiện đang hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, xây dựng hình ảnh tại Mỹ.
Trong phim, các nhân vật sẽ cùng nhau đón Tết với những món ăn và mặc áo dài truyền thống như ở Việt Nam. Ở nơi xứ lạ, không khí lạnh lẽo nhưng ở trong căn nhà nhỏ luôn có tiếng cười rộn rã và đầm ấm của những con người cùng nói tiếng quê hương. Và có lẽ cũng nhờ sự “thiếu thốn” đó mà Tết với họ lại càng đáng quý nhiều hơn.
Trailer phim “Một cái Tết ở New York” chuẩn bị được ra mắt vào ngày 4/2 sắp tới.
Chàng trai Việt gây choáng vì lên danh sách sắm đồ Tết ở nước ngoài "dài như sớ", một chi tiết nhỏ vô tình tiết lộ thiệt thòi của người xa quê
Đón Tết truyền thống ở nước ngoài đã hơn 6 năm giúp anh chàng Alex Xuân Bác Trần có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chuẩn bị và lên kế hoạch mua sắm để đón Tất niên xa xứ.
Cùng lắng nghe những chia sẻ của anh chàng này với việc chuẩn bị đón Tết ở nước ngoài như thế nào nhé.
Chàng trai Alex Xuân Bác Trần đã có hơn 6 cái Tết không về Việt Nam. Năm đầu tiên là ở Nhật, máy bay cất cánh lúc vừa hết Táo quân.
Năm sau đó là đất New Zealand rồi tới cái Tết lớn ở Mỹ, rong chơi từ New York, Cali đến Nevada. Mấy năm kế tiếp thì vẫn ở New Zealand, thành phố của những cánh buồm.
Alex Xuân Bác Trần.
" Mùi Tết của mình là mùi nhang mới trên bàn thờ, mùi thịt kho của ba và mùi hủ tiếu xào của má. Hồi nhỏ, mình không ăn Tết ở Sài Gòn. Cứ giáp Tết, nghỉ học hôm trước là sáng sớm hôm sau, ba đã chất túi quần áo vải dù màu xám lên cái xe cub 50 xanh, má thì ôm eo ba mình thì mặc cái áo khoác nỉ xanh lá để về quê đón Tết.
Bản thân mình bắt đầu ăn Tết hải ngoại từ hơn chục năm trước, thế nhưng cứ hở ra thì lại bay về nhà ăn Tết. Tết những ngày ấy cũng có ba nấu nồi thịt kho, cũng có má xào dĩa hủ tiếu, còn đứa con cả này thì bày mâm quả, dán giấy đỏ lên dưa, dọn dẹp bàn thờ Phật, bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Thiên, ông Táo, Thần Tài, Thổ Địa. Tết là tiếng pháo trước nhà. Là chiếc xe vua chở cả nhà đi tảo mộ. Là những đứa trẻ trong xóm đi quanh dán liễn Tết tiếng Tàu bé bằng cái thước con để xin 500, 200 đồng chơi Tết.
Và rồi là những cái Tết một mình giữa xứ lạ, với những người không nói cùng ngôn ngữ, không hiểu cùng văn hoá, không ăn cùng nồi thịt kho trên bếp. Đó là cái Tết một mình, cái tết mà nửa đêm 29 Tết vẫn còn ngồi trông nồi bánh tét trên bếp. Đó là cái Tết giữa mùa hè New Zealand, không có mai, không có đào, chỉ có cành hoa manuka may sao lại nở rộ. Đó cũng chính là lý do khiến gần chục năm nay dù bận rộn mình vẫn luôn sắm Tết ở xứ người, cố gắng đúng với truyền thống quê hương nhất để gợi nhớ kỷ niệm ", Alex Xuân Bác Trần chia sẻ.
Danh sách sắm đồ Tết ở xứ người của chàng trai trẻ thậm chí còn đầy đủ và tươm tất ngoài mong đợi khiến nhiều bà nội trợ khó tính cũng phải gật gù khen.
Danh sách sắm Tết dài khiến nhiều người khâm phục việc lên kế hoạch tỉ mỉ và chú đáo của chàng trai trẻ, nhưng chính bản thân Alex Xuân Bác Trần cũng không biết những món đồ mình sắm sửa cho Tết có đủ tiêu chuẩn hay không vì menu và danh sách nguyên liệu, công việc Tết được anh chàng sửa soạn theo trí nhớ và ước lượng của bản thân mà thôi.
"Dù chuẩn bị Tết cổ truyền ở New Zealand nhưng năm nào mình cũng cố gắng sắm cỗ đầy đủ nhất. Năm nay mình quyết định ăn Tết lớn, từ bình thường cỗ 6 hay 8 món, tăng hẳn lên 16 món mặn (thêm 4 món ăn kèm, 4 món tráng miệng, 2 món bánh) để không quên gốc gác Việt Nam.
Nhà mình đủ Bắc, Nam nên cỗ luôn phải đủ các món hai miền. Món Bắc có canh măng, bóng thả, bóng xào, miền Nam thịt kho, canh khổ qua, dưa giá. Năm nay thêm 2 món ngày xưa má hay làm là hủ tiếu xào hẹ với tôm, đậu xanh và khoai môn ngào bà" .
Dù xa quê nhưng anh chàng luôn muốn giữ những nét truyền thống để gợi nhớ những kỉ niệm đẹp ở quê nhà.
Hơn chục năm nay những món ăn ngày Tết từ phương xa đều do một tay Alex Xuân Bác Trần chuẩn bị. Công việc của anh theo lịch tới 27 âm mới được nghỉ nên danh sách để mua sắm phải lên từ trước và đặc biệt là không cần nhờ người phụ giúp.
Những món đồ cần sắm được Alex Xuân Bác Trần tiết lộ để mua được đầy đủ thì anh chàng cũng phải kinh qua 8 cái chợ. Bởi những nguyên liệu nấu mâm cỗ Việt cũng mỗi nơi mỗi khác. " Như hồi ở Úc khá dễ vì cộng đồng người Việt - Hoa rất nhiều nên tất cả đồ Tết đều có đủ. Không khác gì ở Việt Nam. Lúc đi Mỹ cũng vậy. Nhưng giờ ở New Zealand thì mình cảm thấy khó hơn vì cộng đồng Việt Nam rất ít và sống tản mác. Mình đang sống tại thành phố Auckland là thành phố lớn nhất nhưng mua sắm đồ cho Tết cũng khá khó khăn".
Ở đâu thì phải quen đó và Alex Xuân Bác Trần cũng phải so sánh với cuộc sống ở nơi đó nữa. Như các món đồ mua sắm Tết ở đây mua khá khó khăn nhưng giá thành lại không quá đắt đỏ. Tuy nhiên, anh chàng sẽ khó mua được nhiều đồ tươi như ở Việt Nam.
Nguyên liệu để chuẩn bị cho mâm cỗ Tết ở nước ngoài khá khó tìm, thậm chí là phải sử dụng hàng đông lạnh.
Ví dụ: Để gói bánh thì Alex Xuân Bác Trần phải mua lá chuối đông lạnh vì ở đây trồng chuối nhiều nhưng họ không thu hoạch lá chuối tươi. Anh chàng cũng phải học cách thỏa mãn với những gì mình đang có.
Không chỉ lên kế hoạch đi chợ, sắm Tết mà anh chàng này còn khiến nhiều chị em ghen tị vì sự đảm đang của mình. Từ dọn bàn thờ, cắm hoa, bày mâm ngũ quả, cỗ cúng chẳng kém cạnh ai. Đối với Alex Xuân Bác Trần để có được mâm cỗ cúng Tết ngày Tất niên không chỉ là chi phí mà là mang cả tấm lòng và tình yêu thương với quê nhà.
Ảnh: NVCC
Lộc Fuho khoe "chuyển nghề" diễn viên, bị fan chỉ trích vì đóng vai quần chúng, xuất hiện vỏn vẹn có 3 giây Hào hứng khoe với fan về việc được lên phim, thế nhưng Lộc Fuho lại khiến không ít người thất vọng khi chỉ đóng vai quần chúng. Có thể nói từ sau những rắc rối về vấn đề hợp đồng cũng như bản quyền hình ảnh của mình, Lộc Fuho đang gặp khá nhiều khó khăn trong việc phát triển kênh YouTube của...