Một cái cắn môi, 9 người 10 ý
Đây là vụ án gây nhiều tranh cãi giữa các cấp tòa về việc hành vi của Ngô Văn Tình (ngụ xã Thuận Nghĩa Hòa, Thạnh Hóa, Long An) có phạm tội cố ý gây thương tích hay không…
Gần đây, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao do Chánh án Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa đã quyết định hủy quyết định giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM, giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Long An xử phúc thẩm lại theo hướng Ngô Văn Tình có tội.
Trước đó, tháng 10.2017, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM đã hủy hai bản án sơ, phúc thẩm, tuyên bố hành vi của Tình là phòng vệ chính đáng, không cấu thành tội Cố ý gây thương tích…
Cắn môi chống trả thì bị tội
Theo hồ sơ, Tình và Trương Minh Trí là anh em họ. Một ngày tháng 7.2012, cả hai chơi bài tại nhà Tình. Trí xin Tình thuốc lá, Tình không cho nên hai bên cãi cọ rồi xô xát.
Trí về nhà lấy hai con dao rồi quay lại. Thấy Tình đang đứng trước sân, Trí ném dao về phía Tình nhưng không trúng. Tình bỏ chạy vào nhà. Trí cầm con dao còn lại đuổi theo vào tận phòng ngủ rồi vật đè Tình xuống đất. Tình bèn dùng tay kéo cổ Trí xuống rồi cắn vào môi.
Theo kết luận giám định pháp y của Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Long An hồi tháng 9.2012, Trí bị vết sẹo thiếu hỏng môi dưới phải, đường kính 1 cm, gây ảnh hưởng thẩm mỹ. Sức khỏe của Trí bị giảm do thương tích gây nên là 15%.
Tình bị khởi tố, truy tố, bị TAND huyện Thạnh Hóa phạt chín tháng cải tạo không giam giữ về tội Cố ý gây thương tích và buộc bồi thường cho Trí 5,9 triệu đồng. Tình kháng cáo kêu oan, còn Trí kháng cáo đề nghị tăng hình phạt và tăng mức bồi thường. Tháng 6.2014, TAND tỉnh Long An xử phúc thẩm đã phạt Tình sáu tháng tù về tội trên và giữ nguyên mức bồi thường.
Ngô Văn Tình hàng ngày vẫn đi làm thuê và chờ tòa xử lại vụ cắn môi người bà con.
Giám đốc thẩm hủy án giám đốc thẩm
Video đang HOT
Vợ Tình khi đó mới sinh con được vài tháng nên Tình làm đơn xin hoãn thi hành án. Tuy nhiên, khi chỉ còn bốn ngày nữa là đến giao thừa (ngày 14.2.2015), Tình bị bắt đi thi hành án. Chấp hành xong án tù, Tình tiếp tục làm đơn khiếu nại kêu oan.
Tháng 6.2016, Chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy hai bản án sơ, phúc thẩm, tuyên bố hành vi của Tình là phòng vệ chính đáng, không cấu thành tội phạm và đình chỉ vụ án.
Bốn tháng sau, tại phiên họp giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM, đại diện VKSND Cấp cao tại TP.HCM cũng đề nghị Ủy ban Thẩm phán chấp nhận kháng nghị. Sau khi xem xét, Ủy ban Thẩm phán đã hủy hai bản án sơ, phúc thẩm, tuyên bố hành vi của Tình là phòng vệ chính đáng, không cấu thành tội phạm và đình chỉ vụ án.
Tháng 5.2017, Tình làm đơn yêu cầu xin lỗi và bồi thường oan thì TAND tỉnh Long An thông báo đang chờ kết quả xem xét của TAND Tối cao đối với quyết định giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM.
Tháng 8.2017, đoàn khảo sát tình hình xét xử các vụ án tham nhũng, oan sai… của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về làm việc tại Long An. Báo cáo với đoàn giám sát, Chánh án TAND tỉnh Long An Lê Văn Lợi cho biết vụ án này hiện chưa thể xin lỗi và bồi thường cho người bị oan bởi TAND tỉnh Long An đang kiến nghị TAND Tối cao xem xét lại quyết định giám đốc thẩm.
Ngày 30.8.2017, Phó chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ đã ký kháng nghị theo hướng đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xử giám đốc thẩm hủy quyết định giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM, giao hồ sơ vụ án cho TAND Cấp cao tại TP.HCM xử giám đốc thẩm lại. Gần đây, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã hủy quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán TAND Tối cao tại TP.HCM, giao hồ sơ cho cấp phúc thẩm xét xử lại theo hướng Tình có tội.
Tình đang chờ TAND tỉnh Long An xét xử phúc thẩm lại vụ án. Như vậy, một vụ án hình sự tưởng chừng đơn giản nhưng sáu năm nay vẫn chưa có hồi kết.
Lập luận của Tòa Cấp cao và Tòa Tối cao
Theo quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM, xét diễn biến từ đầu cho đến khi kết thúc sự việc, Trí chủ động tìm hung khí, sang nhà Tình, rượt đuổi Tình vào tận buồng ngủ, liên tục tấn công Tình như đè Tình xuống đất, ngồi lên bụng Tình để khống chế và tiếp tục đánh Tình.
Hai cấp tòa sơ, phúc thẩm cho rằng hành vi của Trí đã kết thúc, không còn nguy hiểm đến Tình nữa là không đánh giá đúng bản chất và diễn biến khách quan của vụ án. Trong trường hợp này, Tình đang ở trong tình trạng không lối thoát nên việc Tình ôm cổ Trí và cắn vào môi của Trí nhằm mục đích cho Trí buông ra được xem là hành vi phòng vệ chính đáng, không cấu thành tội phạm.
Trong khi đó, theo quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM đã không xem xét đầy đủ, toàn diện quá trình diễn biến của vụ án từ nguyên nhân, động cơ, mục đích và hành vi khách quan của Tình mà quá nhấn mạnh việc Trí là người cầm hai con dao qua nhà Tình đánh nhau với Tình. Việc cho rằng Tình phòng vệ chính đáng là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS.
Bởi lẽ việc Tình và Trí đánh nhau là có thật. Trong lúc hai người đánh nhau, Tình cắn môi Trí gây thương tích 15%. Do đó hai cấp tòa ở Long An xử Tình có tội là đúng. Xét Tình phạm tội lần đầu, có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định nên xử Tình chín tháng cải tạo không giam giữ là tương xứng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội do Tình thực hiện. Tòa phúc thẩm xử sáu tháng tù là có phần nghiêm khắc nên cần xử lại.
Xử nhẹ hơn cũng không được bồi thường
Nhận quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao, Ngô Văn Tình than: “Giờ kêu tỉnh xử lại vụ án của tôi, kêu tôi có tội, xử chín tháng cải tạo không giam giữ như tòa huyện là đúng. Vậy sáu tháng tù mà tòa tỉnh xử tôi, tôi chấp hành rồi tính sao, ai thường cho tôi?”.
Luật sư Huỳnh Công Thư (Đoàn Luật sư tỉnh Long An) nhận xét về thắc mắc này: “Dù Tình đã chấp hành xong sáu tháng tù nhưng xử lại Tình được án treo hoặc hình phạt khác nhẹ hơn thì cũng phải chịu vì không có quy định về bồi thường trong trường hợp này”.
Theo Phương Loan ( Pháp luật TP.HCM)
Nợ nần chồng chất, mẹ ép con uống thuốc trừ sâu để cùng chết
Do nơ nân không có khả năng chi trả, Loan đa dùng thuốc trừ sâu ép con gái 6 tuổi uống. Sau đó, Loan cũng uống phần thuốc trừ sâu còn lại để tự sát.
Ngay 15/5, Viện KSND TPHCM cho biêt cơ quan nay vưa hoan tât cao trang truy tô bi can Trần Lê Thị Xuân Loan (sinh năm 1988, ngụ quận 9, TPHCM) vê tôi giêt ngươi. Bi hai trong vu an nay la con gai cua Loan.
Khách sạn nơi xảy ra vụ án gây xôn xao dư luận.
Theo nôi dung vu an, năm 2009, Loan kết hôn với anh Trương và có 1 con gái. Đầu năm 2015, Loan vay nợ nhiều người hơn 200 triệu đồng và không có khả năng chi trả, đồng thời quan hệ vợ chồng cũng lạnh nhạt nên Loan có ý định tự tử cùng con gái mình.
Khoảng 10h30 ngày 13/7/2016, Loan điều khiển xe máy chở con gái là cháu Quynh (sinh năm 2010) đến cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật ở quận 2 mua 1 chai thuốc trừ sâu.
Sau đó, Loan thuê phòng tại môt khách sạn ở quận 2 và nói với nhân viên tiếp tân là chiều trả phòng. Vào phòng, Loan cho con gái uống sữa và nước ngọt, khoảng 1 giờ sau thì Loan pha khoảng nửa chai thuốc trừ sâu vào chai nước suối và lắc đều định uống.
Tuy nhiên, vì nghĩ rằng pha loãng thuốc với nước sẽ không tử vong, Loan đổ trực tiếp thuốc trừ sâu từ chai ra ly cho con gái uống. Do thuốc quá hôi, cháu bé khóc và nôn ra ngoài nhưng Loan cưỡng ép đổ thuốc vào miệng con gái rồi lấy khăn bịt miệng lại để con không thể nôn.
Cháu Quỳnh vùng vẫy và dùng tay cào cấu vào mặt mình, một lúc sau thì bất động. Lúc này Loan mới buông tay ra và cho con gái nằm trên gường. Loan lấy điện thoại nhắn tin cho Cảnh sát khu vực (nơi Loan phụ bán căn tin) cho biết việc Loan tự tử chết cùng con, rồi Loan uống hết số thuốc còn lại và hôn mê.
Đến khoảng 18h cùng ngày, chủ khách sạn thấy Loan chưa trả phòng nên lên kiểm tra, gọi cửa nhưng không thấy trả lời, đồng thời phát hiện trong phòng có mùi thuốc trừ sâu. Chủ khách sạn mở cửa thông gió nhìn vào thì thấy cháu bé gái nằm bất động trên giường, còn Loan nằm cạnh với tình trạng co giật.
Chủ khách sạn gọi công an đến, công an phường cùng chủ khách sạn mở cửa phòng vào và phát hiện cháu bé gái đã tử vong, mọi người đưa Loan đi cấp cứu, đến ngày 27/7/2016 thì Loan xuất viện.
Sau khi được cứu sống, Loan khai mình dùng thuốc trừ sâu ép cho con gái uống để chết, sau đó tự tử chết chung để gia đình lấy tiền làm đám trả nơ cho Loan!
Về cha cháu bé gái, sau khi vụ án xảy ra, người cha không yêu cầu vợ mình bồi thương dân sự, ông này cũng có đơn xin không yêu cầu xử lý hình sự vợ mình.
Tuy nhiên, theo cơ quan điều tra, hành vi của Loan là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến tính mạng cháu bé, đủ cơ sở kết luận Loan phạm tội giết người. Đồng tình với phía công an, Viện KSND TPHCM đã quy buộc Loan tội danh "giết người".
Luật sư Huỳnh Công Thư (công ty luật Dân Luật - Đoàn luật sư tỉnh Long An - ngươi bao chưa cho bi cao Loan) nói rằng: "Tôi đã xem xét toàn bộ nội dung vụ án, hiện chưa thể phát biểu gì chi tiết, nhưng với hành vi như bà mẹ thì rõ ràng cần phải giám định tâm thần, bơi bà Loan đã có hành động khá bất thường. Hiện trong hồ sơ vụ án chưa thể hiện cơ quan chức năng giám định tâm thần bị can, tôi cho rằng chỉ khi nào bà Loan được giám định tâm thần thì truy cứu, xét xử mới khách quan".
Xuân Duy
Theo Dantri
Chủ nhà chém trọng thương trộm: Giết người hay phòng vệ chính đáng? Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, cần thiết phải xét đến hoàn cảnh xảy ra vụ chủ nhà chém trọng thương kẻ trộm. Từ thực tế vụ án, cơ quan tố tụng mới có thể truy tố nghi phạm với tội danh phù hợp. Giới hạn nào cho hành vi phòng vệ chính đáng? Từng điều tra, giải quyết nhiều vụ trọng án...