Một bông Thanh Long giá hơn 10.000 đồng
Nhiều năm qua, thương lái Trung Quốc đã mua hoa thanh long và điều này cũng không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Một công ty Trung Quốc sấy khô hoa thanh long. Ảnh http://vip.people.com.cn/
Một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận cho biết việc mua hoa không ảnh hưởng đến năng suất trái thanh long. Kỹ thuật ngắt bớt nụ hoa là kỹ thuật cơ bản, rất thường dùng trong nông nghiệp, ví dụ trồng hoa hồng, hoa cúc, trồng dưa, thanh long… Khi cây cho nhiều nụ, nếu để toàn bộ nụ kết trái thì cây sẽ không nuôi nổi lượng trái nhiều như vậy, sẽ khiến cho trái nhỏ, còi hoặc cây kiệt sức. Người trồng phải ngắt bớt nụ đi để cây tập trung dưỡng chất nuôi một số bông, trái nhất định. Thông thường sau khi cây ra nụ cho đến khi nở hoa là 18 ngày. Nông dân sẽ bấm bỏ bớt nụ nhỏ, nụ xấu trước ngày nở khoảng 5-7 ngày, số hoa còn lại thì nuôi để ra trái.
Chuyên gia cũng cho biết tùy tình hình thời tiết, sâu bệnh mà người trồng có thể bỏ nhiều hoặc ít nụ hoa. Khi thấy nguy cơ nấm bệnh cao, để hoa ra trái thì cây sẽ yếu sức mà trái cũng hư thì người trồng sẽ bỏ nhiều hoa hơn.
Một món canh nấu từ hoa thanh long
Chuyên già này cũng cho biết “Về giá cả thì sau khi nở hoa khoảng một tháng thì người trồng mới bán trái được, rất khó dự đoán chính xác giá bán trái vào lúc có hoa như vậy nên việc bấm bỏ bớt nụ hoa mang tính kỹ thuật trồng trọt nhiều hơn là về giá cả, đã diễn ra nhiều năm qua”.
Mặc dù chưa có tài liệu chính thức nào tại Việt Nam phân tích giá trị dinh dưỡng của hoa thanh long cũng như tác dụng của nó trong việc “thanh nhiệt”, “giải độc” nhưng sản phẩm này rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc, Đài Loan.
Video đang HOT
Trên trang web www.ycwb.com, hoa thanh long (hỏa long hoa) được rao bán “loại ngon, 10 tệ một gói ba bông hoa” (gần 35.000 đồng/gói, khoảng trên 10.000 đồng/bông). Một số trang web đưa thông tin về mức giá trung bình 15 tệ/kg, giá đắt nhất đến 50 tệ/kg (khoảng 175.000 đồng/kg).
Cô gái này rao bán 10 tệ/gói hoa thanh long sấy khô chỉ 80 gr.
Hoa thanh long được ưa chuộng tại Trung Quốc, Đài Loan theo trào lưu “ẩm thực từ hoa”, giàu chất xơ, vitamin. Loại hoa này được cho là giải nhiệt, mát gan, hạ huyết áp, vị ngọt thơm, chủ yếu dùng để nấu canh như một loại rau củ, chiên xào hoặc sấy khô đóng gói làm trà, hầm canh. Các công thức nấu ăn từ hoa thanh long cũng được đăng tải rất nhiều trên các trang web Trung Quốc. Với hoa còn chưa nở thì nhụy, nhị, hạt phấn hoa chưa to nên phần lõi của búp hoa này khi nấu cho nước trong và ngọt. Hơn nữa, phần cánh chưa nở thì có độ dày và giòn, dễ thái sợi, ít nát hơn so với nấu bằng hoa đã nở xòe cánh.
Ở trang web http://vip.people.com.cn/ cũng giới thiệu về một công ty tại Phủ Điền, Phúc Kiến đầu tư xưởng sản xuất trà hoa thanh long cùng hình ảnh những công nhân xếp hoa vào sàng và đưa các sàng hoa vào hệ thống sấy khô, làm trà.
Theo_PLO
Trí thức trẻ ở miền núi: Lúa tăng năng suất nhờ Phó Chủ tịch xã
Nhiều trí thức trẻ về công tác ở huyện miền núi Sơn Hà, Quảng Ngãi đã phát huy sức trẻ, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã, nhiều trí thức trẻ về công tác ở huyện miền núi Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã phát huy sức trẻ, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi.
Huyện Sơn Hà cũng đã quan tâm đặc biệt đối với lực lượng này. 2/3 số trí thức trẻ đã được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020. Những trường hợp khác được quy hoạch vào các chức danh chủ chốt của HĐND, UBND xã nhiệm kỳ tới.
Các trí thức trẻ đã mang đến cho các xã nghèo "luồng gió mới" (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)
Thay đổi tập quán nhờ suy nghĩ mới
Vụ sản xuất Đông Xuân này người dân xã miền núi Sơn Cao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi xuống giống đúng lịch thời vụ, đúng cơ cấu giống. Đây là bước tiến đáng kể trong sản xuất nông nghiệp ở huyện miền núi Sơn Hà. Bởi từ lâu, bà con quen với tập quán canh tác lạc hậu, cây lúa phó mặc cho trời, không bón phân, chăm sóc nên năng suất rất thấp.
Gieo sạ lúa đúng lịch thời vụ, với giống lúa chất lượng, lại thường xuyên chăm sóc nên năng suất lúa vài vụ gần đây ở Sơn Hà đạt 46 tạ/ha, tăng 8 tạ/ha so với trước. Người có công rất lớn trong việc thay đổi tập quán canh tác cây lúa của người dân xã Sơn Cao là Trần Đình Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã. Đây là một trong số các cán bộ trẻ được tuyển chọn theo Dự án 600 trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch xã của 62 huyện nghèo trong cả nước.
Chị Nguyễn Thị Thủy, một người dân ở xã Sơn Cao cho biết, bây giờ bà con đã thay đổi nhận thức trong chăn nuôi: "Trước đây tôi nuôi heo nhưng thấy không có lãi, giờ tôi chuyển qua trồng cỏ nuôi bò. Ở đây bà con ai cũng trồng cỏ nuôi bò".
Trần Đình Vũ tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thực phẩm, ra trường làm việc ở một vài nơi. Khi có Dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã của 62 huyện nghèo trong cả nước, Vũ đăng ký tham gia và được tuyển chọn về làm Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Cao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
Đảm nhận công việc hoàn toàn mới ở một địa bàn hết sức khó khăn, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, Vũ chịu khó học hỏi, tìm hiểu phong tục tập quán của bà con địa phương cũng như những khó khăn của người dân. Lăn lộn cả năm trời, Vũ tham mưu cho lãnh đạo địa phương xây dựng các dự án về trồng trọt, chăn nuôi, giảm nghèo sát đúng với người dân.
Theo Trần Đình Vũ, trong quá trình triển khai thực hiện các mô hình, dự án, địa phương đều lấy người dân làm chủ thể, vận động bà con tham gia chứ không năn nỉ. Người dân khi tham gia thực hiện phải có trách nhiệm với mô hình, dự án đó và cùng bỏ vốn thực hiện. Tất cả các chính sách để tham mưu đều có tính cạnh tranh. Quá trình tham gia đều có đóng góp của nhân dân, lấy nhân dân làm trọng tâm, chủ thể để thực hiện chính sách.
Đinh Tuấn Kiệt, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Giang, cán bộ thuộc Dự án 600 trí thức trẻ cũng đã được người dân địa phương tin yêu vừa được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020. Theo Đinh Tuấn Kiệt, đây là cơ hội để tiếp tục cống hiến sức trẻ của mình ở những vùng quê nghèo khó.
Sẽ tiếp nhận các đội viên
Ông Đặng Ngọc Dũng, Bí thư Huyện ủy Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, huyện Sơn Hà đã tiếp nhận 9 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch ở 9 xã. Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Hà rất quan tâm, tạo điều kiện để những cán bộ trẻ này phát huy năng lực bản thân.
Huyện đã chỉ đạo các xã phân công, giao nhiệm vụ và thường xuyên đôn đốc, giúp đỡ các trí thức trẻ ngày càng tiến bộ. Đến nay đã có 8 Phó Chủ tịch UBND xã trong diện này được kết nạp Đảng, và đã có 6 người được bầu vào cấp ủy và 1 người được bầu làm Phó Bí thư Đảng ủy xã. Ông Đặng Ngọc Dũng cho biết, nếu Dự án kết thúc sẽ tiếp tục lựa chọn những trí thức trẻ này.
Theo ông Hồ Văn Thế, Trưởng Ban dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, trong số 53 trí thức trẻ tham gia Dự án 600 của tỉnh Quảng Ngãi, hầu hết là những người dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân và dám chịu trách nhiệm, đóng góp đáng kể cho địa phương.
"Thời gian qua, phần lớn số này phát huy tốt. Chúng tôi kiến nghị lãnh đạo tỉnh đề xuất Trung ương, những địa phương, cơ sở nào, các đội viên này nếu đủ điều kiện thì tiếp tục bố trí công chức cấp huyện hoặc ở địa phương nào, cơ quan nào cũng được"./.
CTV Kiều Hoanh
Theo_VOV
Hoa Đà Lạt: Xuất khẩu hay là... chết? Người trồng hoa Đà Lạt chua chát ví nghề trồng hoa tựa như đánh bạc bởi được mất vô chừng. Trong khuôn khổ Festival hoa Đà Lạt (diễn ra từ 29-12-2015 đến 2-1-2016), UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức buổi hội thảo nhằm tìm giải pháp nâng cao giá trị hoa Đà Lạt, chủ động hội nhập quốc tế. Tự động hóa...