Một biểu tượng trong truyền thuyết xuất hiện ở 7 tỉnh thành: Cảnh quan hùng vĩ, được xếp hạng di tích cấp quốc gia và câu chuyện cảm động phía sau
Không chỉ là những tảng đá bình thường, các địa điểm du lịch này thu hút du khách với câu chuyện đầy ý nghĩa cùng giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc.
Địa điểm du lịch khám phá hấp dẫn
Khi nghe về cái tên “Hòn vọng phu”, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến thắng cảnh nổi tiếng ở vùng đất Lạng Sơn, gắn liền với câu ca dao nổi tiếng: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng ở trên đất nước Việt Nam ta, không chỉ có một tượng đá độc đáo mang tên “Hòn vọng phu”.
Trong cuốn “Sổ tay địa danh Việt Nam” xuất bản vào năm 1998, tác giả Nguyễn Dược – Trung Hải đã thống kê trên cả nước có ít nhất 7 hòn vọng phu tại các tỉnh. Nhưng đương nhiên, hòn vọng phu ở Lạng Sơn gắn liền với cái tên “nàng Tô Thị” trong truyện cổ tích vẫn là nơi quen thuộc và được biết đến nhiều nhất.
Theo đó, 7 hòn vọng phu phân bố tại các tỉnh thành như: Hòn vọng phu trên đỉnh núi M’drak (Đắk Lắk), hòn vọng phu trên đỉnh núi Nhồi (Thanh Hoá), hòn vọng phu trên đỉnh núi Bà (Bình Định), hòn vọng phu ở Quảng Nam, hòn vọng phu núi đá Chồng (Tuy Hòa), hòn vọng phu bên bờ khe Giai, bản Cơ Lêc (Nghệ An) và hòn vọng phu Nàng Tô Thị (Lạng Sơn).
Hòn vọng phu ở Lạng Sơn
Video đang HOT
Hòn vọng phu trên đỉnh núi Nhồi, thắng cảnh nổi tiếng ở Thanh Hóa
Sự tích hòn vọng phu trong dân gian kể về nàng Tô Thị, ngày ngày lê.n đỉn.h núi ôm con ngóng trông người chồng trở về, cuối cùng hóa thành tảng đá. Kể từ đó, tảng đá đứng sừng sững trên núi có hình dáng một người phụ nữ đang ôm một đứ.a tr.ẻ được gọi là “hòn vọng phu”. Với câu chuyện phía sau đầy ý nghĩa và cảm động, hòn vọng phu trở thành một địa điểm thù vị và cuốn hút sự quan tâm của du khách.
Hình thức tham quan
Mặc dù cùng tên, nhưng hòn vọng phu mỗi nơi sẽ có ý nghĩa khác nhau trong lòng người dân địa phương, từ đó dẫn đến hình thức du lịch khác nhau của du khách. Tại Lạng Sơn, ngày nay tượng đá độc đáo này nằm trên ngọn núi Tô Thị, thuộc quần thể Khu danh thắng Nhị – Tam Thanh, thành nhà Mạc. Từ năm 1962, khu di tích này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp quốc gia.
Đến thăm núi Tô Thị, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp xứ Lạng từ trên cao và tìm hiểu thêm về câu chuyện nàng Tô Thị và cả khối đá hòn vọng phu. Người dân đặt những bát hương dưới chân tượng nàng Tô Thị để bày tỏ sự kính trọng dành cho người phụ nữ mang đậm tinh thần của phụ nữ Việt Nam. Nhiều du khách cũng đến đây nhằm cầu nguyện và mong ước những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống và cả tình yêu của mình.
Người dân và du khách đến núi Tô Thị, ghé thăm hòn vọng phu
Tại Thanh Hóa, hòn vọng phu nằm trên đỉnh ngọn núi Nhồi, cách trung tâm thành phố 3km. Hòn vọng phu nơi đây nằm trong cụm di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp Quốc gia năm 1992, bao gồm: Đình Thượng, chùa Hinh Sơn, chùa Quan Thánh, Lăng Mãn Quận công Lê Trung Nghĩa và Hòn Vọng Phu. Tuy nhiên, sau khi bị sét đán.h trúng vào năm 2022, di tích này hiện đang có nguy cơ sụp đổ và cần được bảo tồn khẩn cấp.
Khác với hòn vọng phu ở Lạng Sơn hay Thanh Hóa, hòn vọng phu ở Phú Yên hay Đắk Lắk thường thu hút du khách đam mê hình thức du lịch trekking (đi bộ đường dài khám phá). Các du khách thường kết hợp trekking chinh phục đỉnh Chư Mư (Đắk Lắk) và núi Bà (Phú Yên) để trải nghiệm cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên, sau đó ngắm hòn vọng phu và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ nhìn từ trên cao.
Hòn vọng phu ở Phú Yên
Dù nằm phân bố khắp đất nước, hòn vọng phu các nơi đều mang một giá trị văn hóa sâu sắc đối với cộng đồng. Câu chuyện lưu truyền với nhiều dị bản tại từng địa phương, nhưng hình ảnh người phụ nữ ôm con nhìn về phương xa ngóng trông chồng đã trở thành biểu tượng về lòng thủy chung son sắt của người Việt. Không chỉ là những thắng cảnh đẹp, hòn vọng phu còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sự và văn hóa đặc sắc.
Hoành Sơn Quan 'cổng trời' trên đỉnh Đèo Ngang
Hoành Sơn Quan là điểm di tích lịch sử có cảnh quan thiên nhiên đẹp hùng vĩ đang thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Cổng Hoành Sơn Quan được xây dựng vào những năm 1833 thời Vua Minh Mạng. Theo ghi ghép lịch sử xưa thì đây là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành.
Hoành Sơn Quan thu hút du khách.
Trên đỉnh Đèo Ngang, nhìn về phía Bắc sẽ thấy vùng đất thuộc xã Kỳ Nam (Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), quay về phương Nam thì thu vào tầm mắt những nếp nhà của người dân xã Quảng Đông (Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình). Hoành Sơn Quan thuộc loại hình di tích lịch sử kiến trúc thành lũy như một chứng tích hùng hồn về những thăng trầm lịch sử, trở thành một địa danh có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử và danh thắng của đất nước Việt Nam.
Là một di tích lịch sử hiếm hoi còn tồn tại ở Việt Nam, Hoành Sơn Quan vẫn giữ được những nét cổ kính đậm chất truyền thống với những cửa ải bằng đá được xây dựng trên núi. Cổng cao hơn 4m, thành đăng dài hơn 30m xây dựng xung quanh cùng với 1.000 bậc ở hai phía núi thành.
Có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, dãy Hoàng Sơn đã lưu trữ rất nhiều vết hằn của chiến tranh cả trong thời cổ cận và hiện đại ở Việt Nam. Dẫu nhiều dấu vết chiến tranh nhưng Hoành Sơn Quan vẫn mang nét thơ mộng với cảnh sách thiên nhiên trong lành và dãy núi vẫn hiên ngang hùng vĩ. Đây chính là địa điểm phù hợp với những du khách vừa muốn ngắm cảnh đẹp, vừa muốn tìm hiểu về lịch sử nước nhà.
Giữa làn gió thu nhè nhẹ thổi, đứng trên đỉnh Đèo Ngang hùng vĩ ngắm nhìn Hoành Sơn Quan thoáng suy nghĩ về một thời chinh chiến, với những truyền thuyết đặc sắc trong dân gian để lại những địa danh lịch sử oai hùng của dân tộc.
Ở trên cổng Hoành Sơn Quan nơi những bậc đá rêu phong dường như vẫn còn đâu đó dấu chân của các bậc tiề.n nhân đã từng Nam Bắc trên đường thiên lý, và cả những bậc mặc khách tao nhân ghé qua, lưu lại hậu thế những câu sấm truyền, những vần thơ trữ tình lãng mạn nặng bước người qua.
Phóng tầm mắt nhìn về phía Tây, ngọn núi Đèo Ngang như một bức bình phong xanh ngắt, mây ngàn bồng bềnh trên không trung. Nếu có dịp đến đây sau khi thăm quan Hoành Sơn Quan du khách có thể xuôi về chân Đèo Ngang khoảng 4km là sẽ đến Đền thờ Công Chúa Liễu Hạnh đặc biệt linh thiêng được đông đảo du khách thập phương viếng thăm.
Thời gian qua Di tích lịch sử văn hóa Hoành Sơn quan vừa được tu bổ hạng mục bậc thang lên xuống nối đường lớn hết khoảng 200 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh Hà Tĩnh, giúp cho việc tham quan của du khách được thuận tiện hơn. Trước đây, các bậc lên xuống bằng đá, lối nhỏ, di chuyển khó khăn.
Tuy nhiên hiện nay Hoành Sơn quan đang xuống cấp và nguy cơ trở thành phế tích nếu không được được tu bổ, tôn tạo.Về mặt địa lý thì Hoành Sơn quan nằm trên địa giới quản lý hành chính của tỉnh Hà Tĩnh, thuộc địa phận xã Kỳ Nam (TX.Kỳ Anh) nhưng giáp ranh với tỉnh Quảng Bình.
Trăn trở với Hoành Sơn quan, nhiều chuyên gia về lịch sử và du khách thập phương cho rằng đến nay di tích này chưa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia là thiếu sót của các cơ quan quản lý văn hóa. Việc "bỏ rơi" một di tích đặc biệt, tạo ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng làm tổn thương di tích. Khi chưa được tu bổ, tôn tạo nhiều hơn thì công trình sẽ hoang phế, xuống cấp một di tích giá trị lịch sử, một địa danh thắng cảnh đẹp, có thể khai thác du lịch.
Điểm đến ấn tượng ở An Giang Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của dãy Thất Sơn hùng vĩ cùng các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, tâm linh, tín ngưỡng có lối kiến trúc độc đáo sẽ là điểm đến ấn tượng khi Tết đến, Xuân về. Nhắc đến những điểm đến ấn tượng nổi tiếng ở An Giang không thể không kể đến Khu lưu...