Một bi kịch 14 tuổi và cú sốc mất chồng
Người chị yêu đầu tiên năm chị 14 tuổi. Khi ấy, chị vẫn chưa là gái đứng đường nên tình yêu của anh và chị hoàn toàn trong sáng, không nhuốm màu dục vọng. Anh hơn chị 9 tuổi làm nghề lái xe. Yêu là cưới…
Có lẽ sóng gió cuộc đời đã khiến cho Lê Thị H (Hà Nội) trở nên chao chát và già hơn rất nhiều so với cái tuổi 23 của mình. Tôi gặp chị tại trung tâm giáo dục số 2 Ba Vì và khi gặp tôi, có lẽ do vô thức để bảo vệ mình, khuôn mặt chị hầu như không biểu hiện một thái độ gì, nó ra vẻ khinh khỉnh và bất cần đời. Chỉ khi bắt đầu kể cho tôi nghe về cuộc đời mình.
Tuôi thơ khuyêt thiêu tinh thương
Chị lớn lên trong tình thương của mẹ mà không có hơi ấm của bố. Bố đã bỏ mẹ con chị ngay từ khi chị chưa ra đời. Khi còn bé thơ, trong suy nghĩ non nớt của cô bé H ngày ấy, việc không có bố cũng chẳng khiến cô cảm thấy tủi thân. Nên H cũng chưa từng thấy mình thiếu thốn tình cảm và ghen tị với bạn bè.
H cứ thế lớn lên bên mẹ cho đến ngày chị nhận ra mình không may mắn. Tức là khi ấy, chị mới nhận thức được rằng chị không có bố. Đó là một điều đáng buồn. Biết điều ấy, có lẽ chị cũng oán trách bố nhiều. Nhưng thay vì yêu thương mẹ hơn và cố học hành, chứng minh cho người đàn ông đã bỏ rơi mẹ con H rằng không có ông, mẹ con chị vẫn sống tốt, thậm chí rất tốt thì H lại rơi vào sa ngã.
Người ta nói sa ngã là thú vui của tuổi trẻ. Nhưng chỉ là khi sau sa ngã đó, người ta biết đứng lên và đi qua để tốt hơn. Còn H thì cứ mải miết trượt dài trong đau khổ mà không tài nào vượt khỏi nó.
Cuộc đời H từ lúc nhận ra bất hạnh của mình cũng có khi hửng sáng và có lúc chị dừng lại để sống vui vẻ. Đó là khi chị gặp tình yêu đầu đời của mình. Người trở thành chồng chị, trở thành bố của con gái chị. Song cũng là người khiến chị lâm vào bi kịch khác nặng nề hơn.
Cô dâu 14 tuổi và cú sốc mất chồng
Khi tôi hỏi chị rằng chị đã từng yêu bao giờ chưa, chị nhìn tôi bình thản đáp lại: “Em có con rồi chị ạ”.
Những khổ đau đều do chị một tay gây ra và làm cho nó thêm phần đau đớn… (Ảnh minh họa)
Người chị yêu đầu tiên năm chị 14 tuổi. Khi ấy, chị vẫn chưa là gái đứng đường nên tình yêu của anh và chị hoàn toàn trong sáng, không nhuốm màu dục vọng. Anh hơn chị 9 tuổi làm nghề lái xe. Yêu là cưới.
Video đang HOT
Và chị trở thành vợ khi mới 14 tuổi. Chị kể gia đình chồng chị rất tốt, bố mẹ chồng chưa từng gây khó dễ cho chị, chị cũng chưa từng phải chịu cảnh mẹ chồng nàng dâu. Những ngày tháng ngọt ngào lướt nhẹ qua đời chị. Sự ra đời của công chúa bé nhỏ càng khiến cho gia đình chị hạnh phúc.
Nhưng rồi công chúa nhỏ cũng phải chịu cảnh bất hạnh không có bố như mẹ nó khi bố cháu ra đi vĩnh viễn sau một tai nạn. Bố mất khi cháu chưa kịp nhận thức điều gì, chưa biết điều gì, bé còn chưa biết nói, cháu còn quá nhỏ.
Cú sốc ấy quá lớn với người mẹ trẻ. Cứ ngỡ cuộc đời chị đã tìm được chỗ dựa nhưng giờ tan biến hết. Chị mất chồng, con chị mất bố. Tuổi thơ cháu là một bản sao của mẹ. Tức là cháu cũng sẽ không có tình thương của cha, thiếu đi một bàn tay ủ ấm và nâng dậy lúc vấp ngã.
Chị không chịu được điều đó, không vượt qua nỗi đau nên chị tìm đến ma tuý để giải toả và thoát khỏi đau đớn trong giây lát. Nhưng vô tình chị đã đẩy cả hai mẹ con vào một bi kịch và tới giờ chị vẫn chưa thoát ra.
Thứ thuốc chết người ấy mang đến cho chị cảm giác đê mê và mọi thứ đều thăng hoa. Không còn đau đớn, không còn nước mắt. Để có tiền cho những cảm xúc lừa gạt ấy, chị bán thân xác mình. Cho đàn ông chà đạp chính con người mình để kiếm những đồng tiền nhàu nhĩ.
Quãng đời này có lẽ chị không còn muốn nhắc lại nên giọng kể cứ đứt quãng và chần chừ. Con còn bé lắm, nhưng chị cũng không lo được cho nó bởi ngay cả đến bản thân mình chị còn chưa lo xong. Làm sao để thoát được những khổ đau? Nhìn con chị lại nhớ đến anh. Nhớ anh, chị lại càng thêm nhức buốt.
Khi đã nghiện, H không dám gần con. Chị sợ con mình sẽ ngửi thấy hơi thuốc ám ở người mình, chị sợ ảnh hưởng đến con. Ở ngay trong cùng một nhà nhưng người mẹ ấy vẫn phải xa con.
Chị kể mình vào trung tâm này đã là lần thứ hai. Lần đầu, khi chị bị bắt cũng là lúc mẹ chị bị kết án vì tội buôn bán, tàng trữ trái phép ma tuý. Nên trong suốt thời gian ở trung tâm, chỉ có bố mẹ chồng lên thăm chị. Con không lên vì chị không muốn cháu biết mẹ mình là một con nghiện, là một gái bán dâm, là một người mẹ chẳng ra gì.
Chị nói với con bé rằng chị đi làm xa. Việc mẹ đẻ bị bắt, không biết sức khoẻ mẹ ra sao, mẹ sống thế nào, không có mẹ ở bên an ủi lúc lầm lỡ và hoảng loạn cũng khiến chị suy sụp. Nhưng ngay khi ra khỏi trung tâm, những cám dỗ lại đưa chị trở về với con đường lầm lạc.
Chị không thoát được chất trắng đó và chị lại bán mình lấy tiền nuôi cho những cơn nghiện không sao kiềm lại được. Khi lên cơn, trong những vật vã, tình yêu dành cho con, quyết tâm làm lại cuộc đời đều bị đánh gục để khi tỉnh thuốc, chị lại khóc. Nhưng khóc thì chẳng giải quyết được việc gì, nước mắt chỉ là thứ vô dụng.
Con chị năm nay mới 6 tuổi. Còn quá bé để hiểu bi kịch cháu đang chịu. Mẹ cháu khi xưa chỉ thiếu tình thương của bố, vẫn hạnh phúc trong vòng tay của mẹ. Nhưng cháu thì nay không có cả bố, không có cả mẹ. Ông bà nội làm bố mẹ của cháu, nuôi cháu và cố bù đắp cho cháu những tình thương bị thiếu. Nhưng ông bà cũng già rồi, ông bà sao bên cháu mãi được?
Lần thứ hai vào trung tâm, gia đình chị không ai biết. Chị không muốn mọi người biết bởi chị thấy có lỗi với họ quá. Bố mẹ chồng không trách chị bởi họ thông cảm cho nỗi đau của con dâu. Khi bất hạnh mất chồng ập đến, chị còn quá trẻ nên chị lầm lỗi. Họ thậm chí còn trách mình không giữ được chị để chị đi sai quá nhiều nên họ thấy có lỗi, với chị và với cả con trai đã mất.
Chị tiếc mình đã không đủ mạnh mẽ để vượt qua, không đủ quyết tâm để sống tốt… (Ảnh minh họa)
Bởi vậy nên chị day dứt. Lúc trước chị vẫn cố bao biện rằng chị sa ngã thế này là bởi ông trời quá bất công với chị, cho chị chịu nhiều bất hạnh tới mức chị không sao có thể gánh hết được. Nỗi đau đè nặng lên cuộc đời chị, để sống dù là khốn khổ chị buộc phải tìm đến những thứ giả dối để cho mình được hạnh phúc trong giây lát. Nếu chị có bố, nếu chồng chị không mất sớm, nếu mẹ chị không vào tù… Tất cả nếu không xảy ra thì giờ chị có lẽ sẽ đang hạnh phúc trong gia đình cùng công chúa nhỏ của mình.
Nhưng khi vào trung tâm đến lần thứ hai, sau khi những cơn nghiện đã được cắt, không còn vật vã thèm thuốc nữa, chị mới dám đối diện với chính mình. Chị không đổ lỗi nữa bởi chẳng ai có lỗi ngoài chị. Cuộc đời H với chuỗi dài những lầm lỡ, những bất hạnh, những khổ đau đều do chị một tay gây ra và làm cho nó thêm phần đau đớn. Chị tiếc mình đã không đủ mạnh mẽ để vượt qua, không đủ quyết tâm để sống tốt.
Vào trung tâm, vì giấu gia đình nên đã lâu chị không gọi về nhà, không được nghe giọng con ríu rít hỏi mẹ bao giờ sẽ về? Mẹ vui không? Mẹ khoẻ không? Giờ trong lòng chị thấy có lỗi nhất là với cô con gái mới tròn 6 tuổi. Không có mẹ ở bên chăm sóc, bố thì đã mất, cháu thiệt thòi quá. Chị không dám gọi về. Chị sợ nếu nghe giọng con, chị sẽ không chịu được. Nỗi nhớ con sẽ trào ra và nó khiến chị càng thêm đau đớn.
Chị nói lúc nào chị cũng nghĩ đến cháu, “tôi không rõ quyết tâm của tôi có giúp tôi thoát khỏi những cám dỗ ngoài kia không nhưng tôi biết con gái sẽ là động lực cho tôi làm lại tất cả. Tôi không muốn con có một cuộc đời như mẹ nó”.
“Ngoài kia” nắng vẫn vàng, vẫn có biết bao nhiêu con người đang nỗ lực làm lại cuộc đời mình sau những vấp ngã, và tôi biết H sẽ thành công. Bởi tình yêu vẫn bên chị và tình yêu thì luôn làm nên điều kì diệu.
Theo VNE
Tâm sự cay đắng của người đàn ông trót lấy "nhầm" vợ tâm thần
Gần đây nhất tôi có đọc bài viết "Bác sĩ tâm thần ám ảnh chuyện thiếu nữ phát điên vì người yêu phản bội" và "Hoang mang vì kẻ tâm thần từng ăn thịt người xuất viện". Thực sự tôi rất lo lắng cho chính mình và người thân của mình.
Tôi là người thường xuyên đọc các tin tức trên Báo An ninh Thủ đô. Gần đây nhất tôi có đọc bài viết "Bác sĩ tâm thần ám ảnh chuyện thiếu nữ phát điên vì người yêu phản bội" và "Hoang mang vì kẻ tâm thần từng ăn thịt người xuất viện", tôi rất lo lắng cho chính mình và người thân của mình. Tôi cũng thật sự buồn và cảm thấy cuộc đời mình đang bế tắc...
Chúng tôi làm cùng một Tập đoàn tại Hà Nội, tuy khác Công ty thành viên nhưng sau những lần tiếp xúc qua những cuộc họp phòng Hành chính nhân sự của Tập đoàn, ban đầu chỉ là sự chia sẻ những suy nghĩ, sau là sự đồng cảm... Vì khác Công ty nên thỉnh thoảng tôi có nghe cô ấy bị ốm, có điều gia đình không muốn bất cứ ai đến thăm. Có những lần Phòng Hành chính nhân sự đã tổ chức đến thăm và cô ấy tiếp mọi người vẫn vui vẻ bình thường nên sau đó cũng có người thắc mắc vì sao phải nghỉ ốm? Tôi tìm hiểu thì chỉ được biết cô ấy bị bệnh mất ngủ, trung bình mỗi năm cứ ốm một trận rồi lại đi làm bình thường. Chúng tôi đã đến với nhau, cũng hẹn hò, đi chơi... Tôi luôn cảm thấy cô ấy rất hiền dịu, đa sầu đa cảm...
Thế rồi cuối năm 2007 chúng tôi quyết định tổ chức lễ cưới, tất cả mọi người đều mừng cho hai người vì chúng tôi cũng đã khá cao tuổi. Sau lễ cưới chúng tôi sống với nhau những ngày khá hạnh phúc - điều mà ai cũng mong muốn.
Hạnh phúc tưởng chừng sẽ không có vấn đề gì nếu cô ấy không phát bệnh. Đó là những tháng cuối năm 2008, công việc của vợ tôi gặp những chuyện không suôn sẻ, áp lực và sinh ra căng thẳng. Đỉnh điểm là khi vợ tôi viết e-mail xin nghỉ việc tại Công ty rồi về thẳng gia đình bên Ngoại. Tôi đi làm về qua thăm vợ tôi ngay. Ngày đầu vẫn thấy bình thường nên để vợ nghỉ tại nhà bố mẹ đẻ cho nguôi ngoai. Nhưng vào ngày hôm sau, khi xuống thăm vợ tôi vẫn ngồi lì trong phòng ngủ, xem ti vi nhưng tâm trí cứ để ở đâu đâu. Bất chợt cô ấy hỏi tôi: "anh ơi, người phát thanh viên kia tên là gì nhỉ?" Tôi tưởng vợ hỏi đùa, chưa kịp trả lời thì vợ lại tiếp tục hỏi "anh ơi, ông kia giữ vị trí gì trong Chính phủ nhỉ ?". Ai cũng biết đó là một lãnh đạo cao cấp, vợ tôi cũng biết, thề mà giờ lại hỏi như vậy, tôi giật mình không hiểu chuyện gì nữa.
Những giờ phút sau đó vợ tôi hay mất tập trung, nói năng không tự chủ. Chị em trong nhà đi tìm thuốc cho uống (khi đó tôi vẫn chưa biết là thuốc gì và vì sao phải uống), thế nhưng cô ấy phản kháng và nói "tao không làm sao mà phải uống thuốc cả, chúng mày uống đi...". Tôi thực sự choáng vì vợ tôi vốn dịu hiền, thế mà không hiểu ở Công ty xảy ra chuyện gì mà bỗng biến thành một người khác, có lẽ bị áp lực nhiều nên khủng hoảng....
Chuyện sẽ không đáng nói nếu hôm sau vợ tôi không bị nghiêm trọng hơn. Tôi xin nghỉ phép để xuống gia đình nhà ngoại. Thật bất ngờ chứng kiến vợ tôi chửi mắng không từ một ai, nói với ai cũng rất căng thẳng, quát la như thể đang tức giận ai đó... Thế rồi cả mấy chị em trong gia đình ngoại và cả hàng xóm cùng nhau đưa vợ tôi vào bệnh viện. Tôi sụt sùi đi theo taxi và bất ngờ khi gia đình đưa cô ấy vào Viện sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai... Em vợ tôi an ủi tôi: "chị ấy bị bệnh mất ngủ, vào đây uống thuốc khoảng 1 tuần là lại bình thường thôi".
Ảnh minh họa
Tôi xem các đơn thuốc trước đây thì trời ơi... vợ tôi bị bệnh "Rối loạn phân liệt cảm xúc" - bệnh mà tôi chưa bao giờ nghe đến. Và căn cứ vào thời gian kê thuốc từ các đơn thuốc trước đây tôi mới biết vợ tôi đã bị bệnh từ năm 2001, tiếp đến là 2004, lần này là 2008. Tôi thực sự bị bất ngờ, sao vợ tôi lại có thể bị bệnh tâm thần...? Sao một người dịu dàng như vậy mà lại có những giây phút hung hãn đến như vậy? Gia đình tôi biết chuyện này chắc thất vọng lắm, nghĩ thế nên tôi quyết định giấu bố mẹ ở quê, chỉ cho chị gái biết vì chị ấy vốn làm trong ngành y. Thế nhưng tôi lại càng buồn hơn khi biết rằng sẽ rất khó để có tương lai khi sống với một người mắc bệnh tâm thần, chị tôi cho biết sẽ có yếu tố di truyền cho thế hệ sau...
Cứ ngỡ vợ tôi chỉ cần điều trị 1 tuần như em vợ tôi nói, nào ngờ ròng rã 1 tháng điều trị tại bệnh viện, nửa tháng điều trị ngoại trú và sau đó vẫn phải uống thuốc duy trì hàng ngày theo đơn của Bác sỹ. Sau khoảng 20 ngày đi khám lại một lần để điều chỉnh thuốc.
Vợ tôi đi làm trở lại, lại khỏe và dịu dàng như ngày nào, có điều chúng tôi mãi vẫn không có con. Bố mẹ tôi chỉ có một mình tôi là con trai nên rất mong, thỉng thoảng lại gọi điện hỏi tình hình và mỗi lần về thăm nhà bố mẹ tôi lại thắc mắc "sao chúng mày lâu thế? làm sao mà mãi không có con...?" Tôi không biết phải trả lời như thế nào, nói thật ư? bố mẹ tôi sẽ rất buồn. Vì thế tôi viện lý do vợ con hay đau yếu nên chưa thể sinh con được...
Thế rồi đến hẹn lại lên, mỗi năm cứ vào thời điểm giao mùa Hạ - Thu thì vợ tôi lại bất ổn. Trước đây cách nhau ít nhất 3 năm (2001 - 2004) thì nay cứ mỗi năm một lần. Đặc biệt là vào năm ngoái (2011) vợ tôi vào viện điều trị xong về đi làm được nửa tháng thì lại phải vào viện tiếp. Sự việc diễn ra trong vòng hơn 3 tháng, vì đã giáp tết nên mặc dù chưa ổn định lắm nhưng gia đình xin xuất viện về với gia đình đón xuân. Tôi buồn, đau khổ và là lần đầu tiên một mình về ăn tết với gia đình ở quê. Cho dù biết rằng ông bà sẽ rất buồn nhưng không thể giấu được nữa vì chẳng có lý do gì mà con dâu lại không về thăm bố mẹ chồng nên tôi đã nói ra sự thật. Bố mẹ tôi thực sự buồn. Tuổi già chỉ mong có đứa cháu nội nhưng mong chờ mãi vẫn vô vọng, nay biết sự thật ông bà rất bất ngờ. Hôm tôi trở lại Hà Nội, bố tôi đã khuyên tôi nên xin con nuôi...
Chỉ còn mấy tháng nữa là hết năm 2012, không chờ đợi nhưng điều gì sẽ đến lại sắp đến... Vợ tôi vẫn đều đặn uống thuốc duy trì nhưng không hiểu tại sao mấy hôm nay lại có dấu hiệu bất ổn: hãy quên, nói năng không lễ phép với chính mẹ đẻ, hỏi những câu vu vơ không để làm gì cả...
Tôi đã tìm hiểu rất nhiều thông tin trên mạng về việc kết hôn với người bị tâm thần, hôn nhân, gia đình với người có tiền sử tâm thần... Đọc xong thấy mình thực sự sai lầm khi không yêu cầu cô ấy khám sức khỏe trước khi cưới, giờ biết làm sao đây? sao trước đây vợ tôi không nói thật cho tôi biết? vì sao gia đình bên ngoại lại giấu tôi? Tôi đã ngoài 40 tuổi - cái tuổi mà lẽ ra phải có con cái, có hạnh phúc, nhưng hiện nay có vợ mà như không. Là người con trưởng, vẫn chưa có cháu cho ông bà nội, tôi thấy mình thật bất hiếu. Tôi biết làm sao đây? Ly dị ư? Tôi làm sao có thể bỏ cô ấy khi đang bệnh tật! Tiếp tục ư? Tôi sẽ sống như thế nào khi về già?
Qua câu chuyện buồn của bản thân, tôi muốn khuyên tất cả các bạn trẻ nếu đang chuẩn bị bước vào cuộc sống gia đình thì hãy tỉnh táo. Cho dù mình có yêu họ như thế nào, hãy tìm hiểu kỹ, hãy quyết định đúng đắn để khỏi ân hận về sau. Đừng bỏ qua giám định sức khỏe trước hôn nhân, và nếu đã lỡ như tôi thì cũng nên tìm cách tự giải phóng cho nhau. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, tế bào có khỏe thì xã hội mới tốt được!
Theo VNE
Chữa trầm cảm cho chồng mang tiếng "dốt hơn vợ" Chán vì ông chồng bỗ bã chỉ học bổ túc, thạc sĩ Ngọc đã ngã vào tay người đàn ông khác. Chồng Ngọc biết và bị trầm cảm. Nhưng rồi một ngày Ngọc đã bừng tỉnh. Dương Thanh Ngọc (29 tuổi - ở Thanh Ba, Phú Thọ) từng là dân trường chuyên lại tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân nên cô...