Một Bệnh viện Mỹ cắt lương 178 nhân viên vì không chịu tiêm vaccine COVID-19
Bệnh viện Houston Methodist ngày 8/6 cho biết, 178 nhân viên sẽ bị cắt 14 ngày lương vì không tuân thủ quy định của bệnh viện về tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19.
Trụ sở của Houston Methodist tại bang Texas. Ảnh: Getty images
Ông Marc Boom – Giám đốc điều của Houston Methodist, ngày 8/6, cho biết 24.974 nhân viên, người lao động trong chuỗi bệnh viện này đã tiến hành tiêm vaccine ngừa COVID-19 đúng hạn chót được đưa ra, ngày 7/6. Trong số đó có 27 người chưa tiêm đủ liều và ông hy vọng số này sẽ sớm hoàn thành tiêm mũi 2. Có 285 nhân viên được miễn trừ vì lý do y tế hoặc tôn giáo; 332 trường hợp cũng được miễn áp dụng quy định vì mang thai và một số nguyên nhân khác. 178 nhân viên chưa tiêm sẽ bị cắt hai tuần lương.
Sau khi áp dụng quy định trên, bệnh viện Houston Methodist đang bị 117 nhân viên đâm đơn kiện. Những nguyên đơn này khẳng định, chính sách bắt buộc tiêm vaccine mà lãnh đạo bệnh viện đưa ra là trái pháp luật. Một nhóm người lao động đã tụ tập, tuần hành phản đối bên ngoài trụ sở chính Houston Methodist để phản đối quy định trên.
Về phần mình, lãnh đạo bệnh viện chưa có có dấu hiệu xuống thang. “Tôi biết là ngày hôm nay một số người cảm thấy khó khăn, buồn bã vì tạm mất đi một đồng nghiệp – người quyết định không tiêm vaccine. Chúng tôi cầu mong họ mạnh khỏe và xin gửi lời cảm hơn vì những đóng góp của họ trong quá khứ đối với cộng đồng của chúng ta. Mọi người phải tôn trọng quyết định của họ”, ông Boom nói.
Tháng trước, chính quyền liên bang cho biết, các công ty hoàn toàn có thẩm quyền yêu cầu nhân viên tiêm vaccine.
COVID-19 tại ASEAN hết 9/6: Toàn khối trên 82.900 ca tử vong; Thái Lan cho phép tư nhân mua vaccine
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 9/6, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 23.462 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 82.900 người.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Samut Prakan, Thái Lan, ngày 3/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia và Myanmar.
Video đang HOT
Tại ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" tiếp tục đà hạ nhiệt so với 1 tháng trước đây, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm và số ca tử vong không quá cao như cách đây 1 tháng. Song trong 1 ngày qua, Indonesia vẫn là nước có số ca tử vong và số ca mắc mới cao nhất Đông Nam Á.
Trong khi đó, diễn biến dịch bùng phát nghiêm trọng ở Philippines, biến nước này thành một trong những ổ dịch nóng của khu vực. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao nhiều ngày liên tiếp và cao thứ ba trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong trong ngày 9/6 cũng đứng thứ hai toàn khối.
Malaysia tình hình vẫn vô cùng đáng quan ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng nhất khu vực, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh suốt mấy tuần vừa qua.
Người dân đợi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 12/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 9/6, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ hai Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 82 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ 3 trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định phong tỏa toàn quốc trong hơn 1 tuần qua với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua báo cáo 136 ca bệnh mới và có 5 trường hợp tử vong.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 9/6 ghi nhận thêm trên 2.680 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 35 người. Dù vậy, so với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đã giảm khá nhiều.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia dịch bệnh đang ở tình trạng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 729 bệnh nhân mới và 11 ca tử vong trong một ngày qua. "Sự cố cộng đồng" mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 82.930 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 422 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 4.245.587 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 3.853.326 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Ngoài Brunei, trong 24 giờ qua, có 10/11 các nước thành viên ASEAN ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 9/6:
Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi Indonesia 1,877,050 7,725 52,162 170 1,723,253 Philippines 1,286,217 5,462 22,190 126 1,210,027 Malaysia 633,891 6,239 3,611 75 548,705 Thái Lan 185,228 2,680 1,332 35 136,252 Myanmar 144,715 136 3,233 5 132,655 Singapore 62,223 4 34 61,740 Campuchia 36,240 729 289 11 29,047 Việt Nam 9,565 407 55 3,636 Timor-Leste 7,941 79 18 5,985 Lào 1,971 1 3 1,795 Brunei 246 3 231
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở Bangkok, Thái Lan,ngày 31/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Thái Lan, Chính phủ Thái Lan sẽ cho phép các tổ chức tư nhân và cơ quan hành chính địa phương mua vaccine ngừa COVID-19, nhưng chỉ thông qua các kênh của Chính phủ.
Đại tướng Natthapon Nakpanich, Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia kiêm Giám đốc hoạt động của Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) ngày 9/6 cho biết các tổ chức tư nhân và cơ quan hành chính địa phương có thể mua vaccine ngừa COVID-19 từ Cục Kiểm soát Dịch bệnh, Viện Vaccine Quốc gia, Tổ chức Dược phẩm Chính phủ, Hiệp hội Chữ thập Đỏ Thái Lan, Học viện Hoàng gia Chulabhorn và các cơ quan chính phủ khác sẽ được công bố sau.
Theo Đại tướng Natthapon, việc mua sắm vaccine ngừa COVID-19 không thể được thực hiện trực tiếp vì nguồn cung cấp vẫn còn hạn chế và mỗi nhà sản xuất sẽ chỉ thực hiện một hợp đồng cung cấp ở mỗi quốc gia. Ông Natthapon nhận xét rằng trên thực tế không phải tất cả các cơ quan hành chính địa phương đều có thể mua vaccine ngừa COVID-19 do hạn chế về ngân sách ở địa phương. Các cơ quan hành chính địa phương chỉ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêm chủng của CCSA và Bộ Y tế trong địa phương mình. Việc mua sắm vaccine cũng sẽ cần có sự phê duyệt của ủy ban về các bệnh truyền nhiễm cấp tỉnh do các tỉnh trưởng đứng đầu và sau đó là từ CCSA.
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này ngày 9/6 ghi nhận 2.680 ca nhiễm mới và 35 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca nhiễm từ trước tới nay lên 185.288, trong đó có 1.332 ca tử vong. Chỉ riêng làn sóng COVID-19 thứ ba từ đầu tháng 4 đến nay đã làm cho 156.365 người mắc bệnh và cướp đi sinh mạng của 1.238 người.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Darul Imarah, tỉnh Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, Tổng thống Indonesia Joko Widodo bày tỏ hy vọng trong tháng 7 tới sẽ có 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 được tiêm mỗi ngày trong khuôn khổ của chương trình tiêm chủng quốc gia trong bối cảnh chính quyền thủ đô Jakarta mở rộng chương trình tiêm chủng cho bất kỳ ai từ 18 tuổi trở lên nhằm kiềm chế dịch bệnh gia tăng ở thủ đô.
Trong chuyến thăm thành phố Depok ở phía Nam thủ đô Jakarta, Tổng thống Widodo cho biết ông hy vọng có tới 700.000 liều vaccine được tiêm mỗi ngày trong tháng này và sau đó để có thể lên tới 1 triệu liều vaccine được tiêm mỗi ngày trong tháng 7.
Giới chức y tế Indonesia hiện đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng sau khi gặp một số vấn đề về nguồn cung vaccine. Đến nay, ít nhất 11,43 triệu người Indonesia đã được tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 hoặc của hãng AstraZeneca (Anh/Thụy Điển) hoặc của công ty công nghệ sinh học Sinovac và hãng dược Sinopharm (Trung Quốc). Tính tới ngày 31/5, Indonesia có gần 76 triệu liều vaccine sẵn sàng để sử dụng.
Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng cho 181,5 triệu người dân cho đến năm 2021.
Binh sĩ quân đội Campuchia hướng dẫn người dân giữ khoảng cách phòng lây nhiễm COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở Phnom Penh. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Campuchia, trước tình hình số ca lây nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có chiều hướng gia tăng, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng ngày 9/6 đã thông báo tái áp đặt tình trạng quản lý cấp độ "Khu vực Vàng sậm" với một số điểm tại thủ đô Phnom Penh.
Thông cáo báo chí ngày 9/6 của Bộ Y tế Campuchia ghi nhận 729 ca nhiễm COVID-19 mới, 11 ca tử vong và 398 trương hợp được điều trị bình phục. Tính đến nay, Campuchia có 36.240 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 289 ca tử vong và 29.047 người bình phục.
Liên quan tới chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Campuchia được triển khai từ ngày 10/2/2021, trên cả nước đã có 2.203.744 người được tiêm mũi thứ hai, với các loại vaccine được sử dụng gồm Sinovac, Sinopharm và AstraZeneca (COVISHIEL).
Sau khi được phát động từ Phnom Penh, chiến dịch tiêm chủng này chuẩn bị được triển khai rộng ra nhiều tỉnh thành khác của Campuchia. Theo kế hoạch, từ ngày 10/6, tỉnh Kandal giáp giới Phnom Penh sẽ tiến hành tiêm chủng trên diện rộng cho 11 huyện cho tất cả mọi người dân. Tỉnh trưởng tỉnh Kandal, ông Kong Sophoan cho biết tỉnh đã chuẩn bị khoảng 700 nhân viên y tế chuyên nghiệp cho kế hoạch tiêm chủng này và sắp tới sẽ đào tạo bổ sung thêm khoảng 1.800 người.
Số ca mắc COVID-19 tại Campuchia vượt ngưỡng 35.000 ca Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Campuchia khi tổng số ca bệnh tại nước này đã vượt ngưỡng 35.000 ca vào ngày 8/6, trong đó 34.367 ca liên quan đến "sự cố cộng đồng ngày 20/2". Người dân đợi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y...