Một bệnh nhân trốn cách ly có thể ảnh hưởng đến hàng trăm người
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, một bệnh nhân của Hàn Quốc không chấp hành cách ly đã lây cho vài chục người.
Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19″ do báo Nhân dân tổ chức sáng 28/2, PGS.TS Vũ Xuân Phú – Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương – cho hay những bệnh nhân mắc Covid-19 sau khi được điều trị, phải xét nghiệm nhiều lần trước khi xuất viện.
Người khỏi bệnh sẽ không còn khả năng lây sang người khác
Theo PGS.TS Vũ Xuân Phú, tùy từng trường hợp bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ căn cứ vào những dấu hiệu để quyết định việc ra viện. Cụ thể, bệnh nhân cần hết sốt 3 ngày, có dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan tổn thương bình thường và quan trọng nhất là xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính nhiều lần.
Ngoài ra, sau khi được ra viện, người bệnh cũng tiếp tục được theo dõi. “Theo phương án hiện nay ở nước ta là cách ly 14 ngày sau khi bệnh nhân xuất viện. Vì vậy, về nguyên lý, những người xuất viện không còn khả năng lây nhiễm cho người khác”, PGS Phú cho hay.
Chuyên gia giải thích những bệnh truyền nhiễm sau khi khỏi bệnh sẽ tạo được miễn dịch đối với virus. Đó là cơ chế của hệ miễn dịch, tuy nhiên, thời gian miễn dịch lại tùy vào từng loại bệnh. Đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, hiện chưa có báo cáo cụ thể nào về miễn dịch.
Video đang HOT
Các chuyên gia tham gia tọa đàm. Ảnh: H.Q.
Việt Nam có đủ năng lực đối phó dịch bệnh
Việt Nam đã có 16 ca mắc Covid-19, chưa ghi nhận ca mới sau 15 ngày. Ngày 27/2, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “các điểm đến có khả năng lây lan Covid-19 ra cộng đồng”.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho hay việc điều trị thành công 16 ca nhiễm Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác đã từng xảy ra ở Việt Nam cho thấy ngành y tế có đủ năng lực để đối phó với những tình huống phức tạp, bệnh nhân nặng, khó.
Tuy nhiên, kinh nghiệm rút ra sau tất cả mùa dịch vừa qua là để khống chế thành công đòi hỏi có sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội, cũng như của mọi người dân.
“Hiện tại, người dân có thể tin tưởng vào năng lực dự phòng của toàn ngành y tế. Tuy nhiên, để thành công cũng cần phải có sự chung tay đóng góp của mọi người, chính vì vậy, người dân có thể bình tĩnh, tự tin nhưng cũng không thể chủ quan”, bác sĩ Cấp nói.
Chuyên gia lấy ví dụ ở Trung Quốc, chỉ có một trường hợp trốn cách ly khiến ngành y tế phải giám sát 4.000 người; một bệnh nhân của Hàn Quốc không chấp hành cách ly đã lây cho vài chục người, trong khi con số đó chưa dừng lại, có thể lên đến vài trăm người. Do đó, việc chung tay phối hợp của mọi người dân là rất quan trọng trong việc chống dịch.
Tại tọa đàm, GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cũng cho biết lưu ý việc tăng sức đề kháng rất quan trọng trong việc phòng bệnh. Hiện, Viện Dinh dưỡng đã xây dựng 6 tháp dinh dưỡng cho các độ tuổi khác nhau, được phổ biến đến cơ sở y tế cấp xã và người dân có thể tìm hiểu dễ dàng.
Đồng thời, GS Lê Danh Tuyên cũng khuyến cáo khi chế biến thực phẩm, cần dùng riêng thớt thực phẩm chín và thực phẩm sống để tránh lây nhiễm chéo. Cần vứt bỏ túi nylon đựng đồ ăn ở chợ và thay bằng đồ đựng riêng, trước khi cho vào tủ lạnh.
Đặc biệt, không nên dùng đũa riêng vào tô canh chung, mỗi người cũng nên có một bát nước chấm riêng. Điều đó không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm Covid-19, mà còn nhiều bệnh khác như vi khuẩn HP hay viêm gan B.
Theo Zing
Bộ Y tế đồng ý để Hà Nội xét nghiệm sàng lọc ca nghi nhiễm Covid-19
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản khẩn số 149/DP-TC đồng ý để Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội thực hiện xét nghiệm sàng lọc các ca bệnh nghi ngờ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19).
Theo đó, việc thực hiện xét nghiệm phải đảm bảo các quy định hiện hành. Đối với các mẫu có kết quả nghi ngờ hoặc dương tính gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư để thực hiện xét nghiệm khẳng định.
Ảnh minh họa
Cục Y tế Dự phòng đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội báo cáo theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28-12-2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm.
Cục Y tế Dự phòng cũng đề nghị Sở Y tế Hà Nội báo cáo UBND TP đầu tư, xây dựng nâng cấp phòng xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội theo cấp độ an toàn sinh học phù hợp để phục vụ công tác phòng chống dịch, đặc biệt là những tác nhân gây bệnh mới nổi.
Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội, tính đến 12g ngày 20-2, trên địa bàn chưa ghi nhận trường hợp mắc Covid-19. 74 ca nghi nhiễm đến nay đều có kết quả xét nghiệm âm tính.
Trong tổng số người đến từ vùng dịch cần giám sát y tế 2.029 ca, đã có 1.648 người kết thúc giám sát y tế, hiện còn 388 người đang tiếp tục được giám sát y tế. Số người cách ly tập trung tại Bệnh viện Công an TP là 65 ca.
HP
Theo phapluatxahoi
Hạn chế dùng máy lạnh để phòng virus corona Các cơ sở lao động được Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo hạn chế sử dụng máy lạnh hoặc quạt hơi nước làm mát trong thời điểm có dịch Covid-19. Sở Y tế TP.HCM vừa ra khuyến cáo về việc phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tại nơi làm việc. Văn bản được gửi tới...