Một bệnh nhân Hà Tĩnh phải cắt bỏ thận vì quên sonde JJ trong niệu quản 3 năm
Các bác sỹ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh vừa tiến hành mổ nội soi cắt thận phải đồng thời mổ nhỏ lấy sỏi bàng quang cho bệnh nhân quên lấy sonde JJ sau tán sỏi niệu quản cách đây 3 năm.
Năm 2019, bệnh nhân Nguyễn Thị Khoa, 52 tuổi, xã Gia Hanh, huyện Can Lộc thực hiện tán sỏi niệu quản phải, đặt sonde JJ tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh. Sau tán sỏi, bệnh nhân được các bác sỹ dặn dò và viết giấy hẹn quay trở lại rút sonde JJ.
Hình ảnh chụp phim sonde JJ bị gãy làm 3 đoạn
Tuy nhiên, do bệnh nhân ở một mình, lại không minh mẫn nên không nhớ đi rút sonde JJ theo lời dặn của bác sỹ. Gần đây, bệnh nhân thấy đau và đi tiểu rút ra được một đoạn ống sonde JJ bị gẫy. Lúc này gia đình mới đưa bệnh nhân nhập viện.
Bệnh nhân được chuyển từ Trung tâm Y tế huyện Can Lộc vào Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng đau, sốt, nhiễm khuẩn tiết niệu. Qua kiểm tra, các bác sỹ phát hiện thận phải bệnh nhân giãn mỏng không còn nhu mô, chỉ còn vỏ; sonde JJ bị gãy làm 3, một phần trong bể thận, một phần trong niệu quản, một phần ở bàng quan đã có sỏi bám thành một khối.
Các bác sỹ Khoa Ngoại tổng hợp kiểm tra vết mổ cho bệnh nhân Khoa
Bs CKII Trần Đức Dũng – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, BVĐK tỉnh cho biết: Qua khám, hội chẩn, thận phải bệnh nhân mất hoàn toàn chức năng phải xử lý cắt bỏ; sỏi bàng quang do kích thước lớn kèm với nhiễm khuẩn tiết niệu nên không thể tán sỏi được. Kíp phẫu thuật đã tiến hành nội soi cắt thận phải, đồng thời mổ nhỏ lấy sỏi bàng quang.
Video đang HOT
Sau mổ 1 tuần, hiện bệnh nhân Khoa đã bình phục và có thể ra viện trong vài ngày tới.
Một ca mổ nội soi lấy sonde JJ cho bệnh nhân theo lịch hẹn tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Được biết, mỗi năm, Khoa Ngoại tổng hợp, BVĐK tỉnh tiếp nhận một số trường hợp quên rút sonde JJ sau tán sỏi niệu quản. Hầu hết do người bệnh sau khi mổ thấy không ảnh hưởng đến sức khỏe nên không đi kiểm tra, rút sonde.
Khi sonde gẫy hoặc có biến chứng thì sẽ bị ảnh hưởng lớn tới chức năng của bàng quan, thận và sức khỏe người bệnh. Nếu để lâu có thể gây úng mủ thận, nhiễm khuẩn tiết niệu nặng nề, gây ra sốc nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến tính mạng.
Những bệnh nhân phải đặt sonde JJ, sau mổ sẽ được bác sỹ dặn dò và viết giấy hẹn quay trở lại rút sonde sau vài tuần, 3 tháng, 6 tháng tùy từng trường hợp cụ thể. Bệnh nhân cần tuân thủ lịch hẹn của bác sỹ để tránh tình trạng bỏ quên sonde JJ, gây nên những biến chứng khó lường.
Bs Trần Đức Dũng – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp BVĐK tỉnh
Cụ bà bỏ quên ống thông niệu quản 9 năm trong người
Cụ bà 86 tuổi "ngại" đi tái khám, lâu dần quên mất trong cơ thể mình vẫn còn 1 ống thông niệu quản (sonde JJ) và cuộc hẹn rút ống sonde với bác sĩ.
Ngày 4/3, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết, các BS của BV vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to bằng quả trứng trên bệnh nhân bỏ quên ống thông niệu quản (sonde JJ) 9 năm trong người.
Hình ảnh ống sonde JJ và sỏi bàng quang trong người bệnh nhân.
Theo đó, cụ bà H.T.H. (SN 1935, ngụ Đồng Tháp) được BV tuyến trước chuyển đến BVĐKTƯCT với chẩn đoán: nhiễm trùng niệu sỏi bàng quang còn ống sonde JJ đã bị đứt.
Bệnh nhân được tán sỏi niệu quản trái qua nội soi cách đây 9 năm tại một BV ở TP Hồ Chí Minh. Sau tán sỏi có đặt ống sonde JJ, BS dặn trở lại bệnh viện tái khám để rút ống sonde JJ.
Các BS lấy ống sonde JJ và sỏi bàng quang ra khỏi người bệnh nhân.
Tuy nhiên, bệnh nhân "ngại" đi tái khám, lâu dần quên mất trong cơ thể mình vẫn còn 1 ống sonde JJ và cuộc hẹn rút ống sonde JJ với BS. Từ đó, bệnh nhân thường xuyên đau hạ vị, tiểu gắt nhiều năm, tiền sử đái tháo đường týp 2 sáu năm.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu phát hiện còn ống sonde JJ niệu quản trái bị đứt ở vị trí bàng quang tạo thành sỏi bàng quang kích thước rất lớn (52x34mm) phần đầu trên ống thông có sỏi nhỏ bám.
Các BS phẫu thuật cho bệnh nhân.
Ê kíp BSCK2 Nguyễn Phước Lộc BS Hoàng Duy Tân BS Lý Thị Băng Thanh thực hiện phẫu thuật lấy thành công sỏi bàng quang kích thước 5x4x5cm có đầu ống sonde JJ nằm bên trong rút thành công ống sonde JJ. Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ khô, sinh tồn ổn định.
Sức khỏe bệnh nhân hiện đã ổn định.
Theo BSCK2 Nguyễn Phước Lộc, ngày nay, ống sonde JJ được sử dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của nội soi tiết niệu, sonde JJ được đặt để dẫn lưu niệu quản trong nhiều trường hợp sau mổ sỏi đường tiết niệu, tán sỏi thận qua da, sau tán sỏi niệu quản qua nội soi...
Tuy nhiên, thời gian rút sonde do BS chỉ định và thời gian đặt sonde JJ lưu trong niệu quản tùy theo loại, thường chỉ lưu được tối đa là 3, 6 tháng hoặc 1 năm.
"Người bệnh khi được điều trị ở bệnh viện cần chú ý tuân thủ lời dặn của BS và tái khám đúng hẹn, không chủ quan với sức khỏe của bản thân nhằm tránh các biến chứng đường tiết niệu do để ống thông quá lâu", BS Lộc khuyến cáo.
Hướng tới can thiệp mạch vành ở những vị trí khó ngay tại bệnh viện Hà Tĩnh Trở thành đơn vị tim mạch can thiệp độc lập là nền tảng để Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh hướng đến mục tiêu làm chủ các kỹ thuật về can thiệp chi mạch và mạch não trong thời gian tới. Từ nửa cuối năm 2019, nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Y tế, Sở Y tế và Viện...