Một bác sĩ gốc Việt nổi danh khắp thế giới
Đại hội thần kinh thế giới lần thứ 22 diễn ra tại Santiago, Chile (31/10 -5/11)năm nay nhiều người thấy ngạc nhiên vì có một cái tên Việt Nam xuất hiện, trongtư cách là ứng cử viên Ủy viên giám sát của Ủy ban điều hành Hội thầnkinh thế giới (WFN).
Nhưng trong giới thần kinh thế giới, ông là một nhân vật “quen mặt” – một bác sĩ nổi tiếng trong ngành thần kinh Parkinson và là diễn giả có mặt ở rất nhiều Hội nghị chuyên ngành quốc tế khắp nơi trên thế giới. Ông là bác sĩ Daniel Trương.
Nếu đắc cử vào chức vụ Ủy viên giám sát, bác sĩ Daniel Trương sẽ cùng 4 nhà khoa học nữa điều hành các chương trình nghiên cứu trong địa hạt thần kinh trên thế giới trong bốn năm tới.
Bác sĩ Daniel chữa bệnh cho người Mỹ
Để ứng cử vào vị trí này, mỗi ứng cử viên cần có 5 nước đề cử. Bác sĩ Daniel được sự tín nhiệm của 14 Hội thần kinh quốc gia gồm có Mỹ, nơi ông đang làm việc, Việt Nam – nơi ông sinh ra, Đức, Bulgaria, Trung Quốc, Hungary, Kazakhstan, Kuwait, Mexico, Pakistan, Rumania, Saudi Arabian, Slovenia, Singapore… cho đến trước ngày khai mạc Hội nghị 31/10 năm nay.
Chủ tịch Hội thần kinh Việt Nam, GS.TS Lê Hinh nhận xét: “Ông ấy là một bác sĩ tài năng và tâm huyết. Thay mặt cho Hội thần kinh quốc gia Việt Nam, tôi đề cử bác sĩ Daniel Truong và tôi tin ông ấy xứng đáng cho vị trí này”.
Bác sĩ Daniel là người Việt Nam đầu tiên đến Đức theo học ngành Y từ năm 1967 và sau này tiếp tục học bác sĩ nội trú tại các đại học danh tiếng như như Medical University of South Carolina, thực tập sinh tại Columbia University và London’s National Hospital for Nervous Disease.
Ông trở nên nổi tiếng ở Mỹ từ những năm 1990, khi tờ Los Angeles Times gọi ông là “bác sĩ có phép lạ” – khi lần đầu tiên ở Mỹ, có những bệnh nhân Parkison, bệnh nhân bệnh tắt tiếng lâu năm và mất hết hy vọng đã hồi sinh trở lại các sinh hoạt bình thường.
Hơn 20 năm nay, kể từ khi sáng lập Viện The Parkinson and Movement Disorder ở Fountain Valley, California, bàn tay tài hoa của vị bác sĩ đã đem lại cuộc sống bình thường cho hàng ngàn bệnh nhân Parkinson và các bệnh về thần kinh nan y khác, như bệnh tắt tiếng (người bệnh tự nhiên mất khả năng nói). Bệnh nhân của ông đến từ khắp nơi trên đất Mỹ và thế giới. Có những khi bệnh nhân ở xa phải đặt lịch trước cả nửa năm mới gặp được danh y.
Bác sĩ Daniel tại một Hội thảo ở Kazakhsta
Trăn trở muốn giúp đỡ nhiều hơn cho bệnh nhân ở xa, từ năm 2005, ông đã sử dụng Internet, qua skype để chẩn bệnh và điều trị cho họ. “Chỉ những những bệnh nhân nào ở xa cần can thiệp bằng phẫu thuật đặt điện cực trong não mới phải đến trực tiếp”, Bác sĩ Daniel nói. Vì thế ông giúp được cho nhiều người người hơn, trong đó có cả các bệnh nhân ở Việt Nam.
Thành danh trên đất Mỹ, nhưng trong trái tim ông, Việt Nam vẫn luôn rất gần. Ông trở về Việt Nam từ những ngày đầu tiên sau Đổi mới, và đã đưa một số chương trình đào tạo quốc tế về Việt Nam: “Nếu mời một vài bác sĩ sang Mỹ học, cũng rất tốn kém, nhưng khi về, một mình họ không đủ sức làm thay đổi cả một lối làm việc. Tôi muốn có càng nhiều bác sĩ ở Việt Nam được gặp gỡ, học hỏi từ các chuyên gia thần kinh hàng đầu thế giới vì thế tôi trở về Việt Nam để tổ chức các Hội nghị và các khóa huấn luyện”.
Video đang HOT
Dự định của ông đã thành hiện thực, khi ông cộng tác với Hội thần kinh thế giới trong vai trò là thành viên Ủy ban Xuất bản (Publication Committee) năm 2002. Với nhiệm vụ phát triển tạp chí Thần kinh quốc tế, ông đã có nhiều đóng góp vào hoạt động của Hội từ thời gian đó. Cũng từ đây, ông có cơ hội kết nối và tổ chức thành công một Hội nghị Y khoa quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.
Bác sĩ Daniel đã mời các giáo sư quốc tế tới TP Hồ Chí Minh huấn luyện cho bác sĩ Việt Nam. Công việc đó không chỉ được duy trì tại Việt Nam nhiều năm qua, mà trong quá trình làm việc, ông đã phát triển chương trình để đưa đến nhiều quốc gia đang phát triển khác. “Các nước đang phát triển cần tiếp cận với những phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới” – Bác sĩ Daniel nói. Ông đã đưa những chương trình tập huấn, hội thảo tới hàng loạt nước như Mông Cổ, Indonesia, Uzbekistan and Kazakhstan, Ấn Độ, Pakistan.
Lịch trình của bác sĩ Daniel luôn bận rộn, khi thì thuyết giảng ở Đức, Ý, Tây Ban Nha, lúc thì tập huấn ở Nga, Uzbekistan bên cạnh những ca chữa bệnh đặt trước tại bệnh viện nơi ông đang làm việc. Với những chương trình giúp đỡ của ông cho các quốc gia, ông đã được nhiều nước như Nga, Ấn Độ, Pakistan… phong Giáo sư danh dự.
Ông được phong giáo sư danh dự ở nhiều quốc gia
Khi tôi hỏi ông đã được phong giáo sư danh dự ở những quốc gia nào, vị bác sĩ ngẩn người: “Ồ, chị hỏi bất ngờ, tôi không nhớ rõ lắm. Mới đây nhất thì là Đại học Y khoa Kazakh”. “Tôi biết trường Đại học Y TP Hồ Chí Minh cũng đang chuẩn bị các thủ tục để phong Giáo sư danh dự cho ông?” – “Việc này thì chị phải hỏi họ chứ (cười), tôi không rõ các thủ tục đâu. Thường họ sẽ sắp xếp và chỉ khi trao bằng danh dự, họ sẽ mời tôi đến. Nhiều khi tôi cũng bất ngờ, ví như sau Hội nghị tháng 9 vừa rồi ở Kazakhstan, tôi bỗng được mời lên bục danh dự nhận bằng. Điều tôi vui là có thể hỗ trợ cho các đồng nghiệp ở các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam quê hương”.
Ở tuổi 67 nhưng sức làm việc của ông thật phi thường. Trên 140 ngàn dặm bay mỗi năm dành cho các chương trình giảng dạy ở nước ngoài, chưa kể công việc ở Viện thần kinh nơi ông đang làm việc.
Đến nay, ngoài hơn 150 bài viết cho tạp chí y khoa Peer Review, bác sĩ Daniel Trương còn là tác giả của bảy cuốn sách quan trọng viết cho các bác sĩ chuyên môn ngành thần kinh và tâm thần. Các cuốn sách trên đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác như Pháp, Nga, Trung Hoa, Tây Ban Nha, Thái Lan và Việt Nam.
Ông đã và đang là thành viên Hội đồng biên tập của 4 tạp chí Thần kinh hàng đầu thế giới, như Journal of Neural Transmission (2006-2008), Journal of Parkinsonism and Related Disorders (2005-2013), board, Journal of Neurological Sciences (2006-2013), Future Neurology (2007- tới nay), World Neurology (2003- 2013)…và là biên tập viên của nhiều tạp chí thần kinh thế giới khác. Tiếng nói có thẩm quyền của ông sẽ quyết định thông tin nào của các nhà nhiên cứu chuyên môn là đáng được đăng tải.
Theo Đông Minh
Vietnamnet
Đặc điểm của cơ thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe
Cơ thể con người luôn chất chứa những điều khó hiểu, và đôi khi nó lại là thứ cảnh báo cho chúng ta những vấn đề về sức khỏe sẽ xảy đến trong tương lai mà thậm chí chúng ta không hề nghĩ tới, theo womansday ngày 19.8.
Cánh tay ngắn, dễ mắc bệnh Alzheimer - Ảnh: Shutterstock
Ngón tay trỏ ngắn hơn ngón đeo nhẫn: Dễ bị viêm khớp xương đầu gối
Phụ nữ có ngón tay trỏ ngắn hơn ngón tay đeo nhẫn được cảnh báo sẽ có khuynh hướng bị viêm khớp xương mạn tính ở đầu gối. Những người có đặc điểm này thường có nồng độ hoóc môn estrogen thấp. Đây là loại hoóc môn đóng vai trò quan trọng trong việc chống chứng viêm khớp xương mạn tính, theo các nhà khoa học.
Chân ngắn và chắc nịch: Cần chăm sóc gan
Các nhà nghiên cứu tìm thấy những người có chiều dài chân từ 50,8 - 73,66 cm có xu hướng có nồng độ của 4 loại chất xúc tác cao hơn liên quan đến các vấn đề của bệnh gan. Dinh dưỡng ở giai đoạn tuổi thơ không chỉ ảnh hưởng đến mô hình phát triển mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của gan.
Tránh phơi nhiễm chất độc đến gan sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh hơn và có tuổi thọ cao hơn. Cần mang găng tay, khẩu trang và vớ khi tiếp xúc với hóa chất. Ngoài ra, cần giới hạn uống bia rượu mỗi ngày.
Ngực to dễ mắc tiểu đường loại 2 - Ảnh: Shutterstock
Không nhận ra mùi: Nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson
Theo một nghiên cứu về thần kinh năm 2008, những người lớn tuổi không thể nhận ra mùi chuối, chanh, quế... có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao gấp 5 lần. Các nhà nghiên cứu tin rằng vùng não bộ chịu trách nhiệm quản lý chức năng khứu giác là một trong những vùng đầu tiên bị ảnh hưởng bởi bệnh Parkinson.
Theo các nhà khoa học, cần tăng cường sức khỏe não bộ bằng việc ăn cá và axit béo omega 3 để ngừa bệnh Parkinson.
Cánh tay ngắn: Dễ mắc bệnh Alzheimer
Một nghiên cứu gần đây về thần kinh tiết lộ phụ nữ có cánh tay ngắn sẽ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hơn những người có cánh tay dài đến 1,5 lần. Việc thiếu hụt dinh dưỡng trong những năm đang độ tuổi phát triển sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của chúng ta.
Cần tăng cường các hoạt động trí não như sơn, vẽ tranh hay làm đồ gốm... để ngừa bệnh Alzheimer. Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và chữa trị Bệnh Alzheimer thuộc Đại học Rush (Mỹ), người lớn gắn kết với các hoạt động thư giãn có ít hơn 2,5 lần nguy cơ mắc bệnh Alzheimer so với những người trải qua ít thời gian cho hoạt động trí não.
Nếp gấp ở thùy tai dự báo bệnh tim mạch
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếp gấp ở một hoặc hai bên thùy tai có thể dự báo bệnh tim mạch trong tương lai.
Có 3 cách để bảo vệ sức khỏe tim mạch: duy trì trọng lượng khỏe mạnh, ít căng thẳng và huyết áp tốt.
Bụng to: Dễ mất trí nhớ
Những người ở độ tuổi 40 có bụng to sẽ có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ ở tuổi 70 gấp 3,6 lần so với những người khác, ngay cả khi họ không quá cân. Mỡ dưới da và mỡ nội tạng có thể tiết ra hoóc môn viêm sưng liên quan đến suy giảm nhận thức.
Các nhà nghiên cứu tin rằng axit béo không bão hòa dạng đơn có trong dầu ô liu, các loại hạt, quả bơ và socola đen có thể ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ nội tạng.
Ngực to: Dễ mắc tiểu đường loại 2
Phụ nữ ở độ tuổi 20 có kích cỡ ngực to hơn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 1,5 lần so với những phụ nữ có ngực nhỏ hơn. Theo các nhà nghiên cứu, một loại mô mỡ ở ngực của phụ nữ nhạy cảm với hoóc môn và ảnh hưởng đến kháng insulin gây ra bệnh tiểu đường.
Bắp chân nhỏ: Dễ đột quỵ
Mặc dù nghe có vẻ khác thường nhưng một nghiên cứu năm 2009 tại Pháp cho thấy bắp chân nhỏ hơn 33 cm có xu hướng phát triển mảng xơ vữa động mạch cảnh - nhân tố gây đột quỵ. Mỡ dưới da ở bắp chân to có thể kéo axit béo từ dòng máu trong cơ thể và lưu trữ chúng, giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Để ngăn ngừa đột quỵ, nên nhấm nháp trà xanh mỗi ngày. Một nghiên cứu với 40.500 người Nhật Bản cho thấy những người uống nhiều hơn 5 tách trà xanh mỗi ngày có ít rủi ro chết vì bệnh tim và đột quỵ.
Nhóm máu A, B và AB: Dễ mắc ung thư tuyến tụy
Theo một nghiên cứu của Trường Y Harvard (Mỹ), những người có nhóm máu A, B và AB có 44% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy hơn những người có nhóm máu O.
Bổ sung vitamin B như uống sữa ít béo và ăn cá hồi có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Cựu Tổng thống Mỹ Bush "cha" bị ngã vỡ xương cổ Cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush ngày 15/7 đã bị ngã tại nhà riêng và bị vỡ xương cổ, khiến ông phải nhập viện, một phát ngôn viên cho biết. Cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush (Ảnh: AP) Ông Bush "cha", 91 tuổi, hiện đang được điều trị tại Trung tâm y tế Maine ở thành phố Portland, bang Maine. Theo...