Mốt ăn vàng, uống vàng: Ăn bao nhiêu, thải ra bấy nhiêu
“Chơi” rượu vàng được coi như sang trọng, đang trở thành mốt của một bộ phận xã hội. Một Cty bánh ngọt còn tung ra bánh rắc vàng trong dịp 8/3 vừa qua. Vậy rượu vàng, bánh vàng có thật sang và bổ như lời đồn thổi?
Những chiếc bánh, chai rượu dát vàng giá nửa triệu đến cả triệu đồng nhưng không có tác dụng gì với cơ thể. Ảnh: Q.D
Hết rượu vàng đến bánh vàng
Một cửa hàng rượu ở quận Hoàn Kiếm cho biết: Rượu pha vàng là một trong những mặt hàng bán chạy ở đây, cửa hàng có 2 loại xuất xứ từ Nga và từ Đức. Giá một chai Goldwasser của Đức 700ml có giá 1,4 triệu đồng. Rượu Gold 68 Nga tùy theo thể tích 0,7 – 1l giá thấp hơn 750.000 – 850.000đ/chai. Chị cũng cho hay: Có nơi có cả rượu Sake từ Nhật pha vàng, khoảng 1 triệu đồng/chai. Vàng trong rượu được dát thành các phẩy rất mỏng và nhỏ.
Sở dĩ những loại rượu này bán chạy vì người ta đồn rượu có tác dụng chữa cả bệnh. Những loại rượu này được quảng cáo về tác dụng chữa bệnh rất “kêu”. Chỉ cần gõ từ khóa, sẽ thấy không ít những lời mời chào hấp dẫn: “Rượu vàng với 22K vàng lá nguyên chất có tác dụng làm tăng hoạt chất i-on trong máu có khả năng làm phân huỷ các loại sỏi trong nội tạng tăng cường sinh lực, tăng thêm hạnh phúc vợ chồng”.
Nhân dịp 8/3 vừa qua, một Cty bánh ngọt ở TPHCM tung ra thị trường vài trăm chiếc bánh kem phủ lớp vàng mỏng bên ngoài. Theo GĐ Cty này cho biết: Thử nghiệm ban đầu là trộn vàng vào mứt nên phải nhìn thật kỹ, khách mới nhận ra ánh vàng lấp lánh trong nhân và chưa bắt mắt người mua. Thế nên phía trên bánh còn được điểm xuyết bột vàng để dễ thấy.
Vàng không phải là vi chất
TS Vũ Đức Lợi, Trưởng phòng Hóa phân tích, Viện Hóa VN, hài hước khi nói về công dụng của rượu vàng: “Do vàng là nguyên tố quý hiếm, biểu tượng cho sự thịnh vượng nên cái gì tốt đẹp, người ta cũng gắn với vàng: Nào là bàn tay vàng, quả bóng vàng, giờ vàng, và giờ đây lại có mốt ăn vàng, uống vàng. Tuy nhiên, chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh ăn vàng, uống vàng kim loại là có tác dụng cho sức khỏe.
Cũng chưa nhàkhoa học nào nói rằng cần phải bổ sung vi lượng vàng cho cơ thể. Vàng là kim loại rất trơ về hóa học, thậm chí không tan được trong axit clohydric (HCl) đậm đặc. Trong khi đó, HCl trong dạ dày có nồng độ nhỏ hơn so với HCl đậm đặc 1.000 lần. Do vậy, vàng sẽ không thể tan trong dạ dày. Cơ thể không thể hấp thu thì ăn vàng sẽ lại thải ra. Một số kết quả thử nghiệm trên chuột động vật cho thấy, vàng kim loại bị thải hoàn toàn qua phân”.
Video đang HOT
Vì vàng dễ dát mỏng nên cả tổng trọng lượng vàng trong mỗi chai rượu chỉ rất nhỏ. Tính ra mỗi chỉ vàng có thể dát chia đều cho khoảng 40 chai rượu. Với giá thành hiện tại, vàng trong mỗi chai rượu chỉ khoảng 100 nghìn. Thế nhưng, lời đồn về hiệu quả của rượu vàng khiến mỗi chai được bán với giá không hề rẻ.
Nhắc lại sự kiện bánh vàng, theo TS Lợi, trên thế giới giá một chiếc bánh dát vàng có giá cả nghìn USD, vì thế nếu bánh vàng ở VN rẻ hơn nhiều như vậy, khách hàng cần thận trọng. Sẽ nguy hiểm nếu vàng không tinh khiết mà bị lẫn các nguyên tố kim loại nặng khác như đồng, thiếc, niken, thậm chí cả chì và cadimi. Đây là những kim loại nặng rất độc hại với cơ thể.
TS Lợi cũng cho hay: Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc Bạch Mai, ở Việt Nam chưa có trường hợp nào ngộ độc kim loại vàng. Uỷ ban Codex hay còn gọi là Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế xếp vàng vào nhóm phụ gia tạo màu có ký hiệu là E175. Trên thế giới, người ta cho chất phụ gia này vào thức ăn với mục đích duy nhất là trang trí, kích thích tâm lý, thị hiếu. Trên thực tế, vàng không phải là vi chất, siêu vi chất và không có nhu cầu đối với cơ thể.
Theo Quang Duy
Lao động
Dinh dưỡng bạn đang cần bổ sung
Với bất kỳ biểu hiện khác thường nào của cơ thể, việc bổ sung dinh dưỡng đôi khi không đơn thuần chỉ là một loại vi chất.
Vị giác kém, chán ăn
Chất dinh dưỡng thiếu: Kẽm
Cách khắc phục: Tăng thêm lượng thức ăn thích hợp về các loại như ngao, sò, hến, hàu để bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm cho cơ thể. Ngoài ra, mỗi ngày đảm bảo ăn một quả trứng gà, 3 lạng thịt đỏ và 1 lạng đậu cũng là một cách cần thiết để bổ sung vi lượng kẽm.
Tóc khô, mỏng, dễ gãy và rụng tóc
Chất dinh dưỡng thiếu: protein, năng lượng,acid béo cần thiết, nguyên tố vi lượng kẽm.
Cách khắc phục: Hàng ngày bảo đảm dung nạp đủ thực phẩm từ ngũ cốc để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể bằng cách kinh tế nhất.
Mỗi ngày bảo đảm dung nạp khoảng 3 lạng thịt nạc, 1 quả trứng gà, 250ml sữa bò để bổ sung protein đầy đủ, đồng thời có thể dung nạp thêm acid béo cần thiết. Mỗi tuần ăn từ 2-3 lần cá biển, cũng có thể ăn nhiều con hàu để tăng thêm nguyên tố vi lượng kẽm.
Thị lực suy giảm vào buổi tối
Chất dinh dưỡng thiếu: vitamin A, nếu không kịp thời tìm cách thay đổi thì có thể sẽ diễn tiến thành chứng mờ mắt vào buổi tối, đồng thời xuất hiện khô, viêm loét giác mạc.
Cách khắc phục: Tăng cường ăn nhiều thực phẩm như gan lợn và cà rốt, hai loại này bổ sung vitamin A dưới hình thức đại diện là động vật và thực vật. Khả năng hấp thụ của gan lợn càng cao. Nhưng điều đáng chú ý là: vitamin A là loại vitamin tan trong mỡ chứ không phải tan trong nước, vì vậy dùng dầu thực vật xào rán cà rốt tốt hơn là ăn cà rốt sống, vì như thế thì khả năng hấp thụ của vitamin A càng cao.
Viêm lưỡi, sưng lưỡi, nứt lưỡi
Chất dinh dưỡng thiếu: vitamin B
Cách khắc phục: Khi chúng ta vo gạo nấu cơm có thể làm mất phần lớn lượng vitamin B trong đó. Nếu trong thời gian dài ăn cơm bằng gạo tinh luyện, thời gian dài chỉ ăn rau, ăn chay, lại không kịp thời bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác, như thế sẽ dễ gây ra thiếu hụt vitamin B. Vì vậy, nên kết hợp cả hai loại ngũ cốc thô và tinh, rau và thịt đồng đều. Nếu bạn có thói quen ăn chay, mỗi ngày nên bổ sung một lượng nhất định vitamin B hỗn hợp.
Chảy máu lợi
Chất dinh dưỡng thiếu: vitamin C
Cách khắc phục: Vitamin C là loại chất dễ thiếu nhất bởi vì vitamin C có yêu cầu khá khắc nghiệt đối với điều kiện sinh tồn. Ánh sáng, nhiệt độ, phương pháp lưu tồn và nấu, hấp đều có thể làm cho vitamin C bị phá vỡ hoặc bị mất đi.
Vì vậy, mỗi ngày nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, tốt nhất khoảng 500g rau xanh và 2-3 loại hoa quả/ ngày, trong đó cách chế biến rau xanh tốt nhất là nên xào với lửa to hoặc luộc chấm và rau trộn kêt hợp với nhau.
Nguồn vitamin C chủ yếu là ở các loại rau xanh và hoa quả, ví dụ như ớt cay, rau chân vịt, cà chua, cam, quýt và chanh tươi, táo chua. Trong động vật thì gan và thận có chứa một lượng ít vitamin C.
Mồm miệng, chân tay nứt nẻ
Chất dinh dưỡng thiếu: Vitamin B1 và Niacin
Cách khắc phục: Hàm lượng vitamin B1 ở trong các loại thực phẩm khác biệt rất lớn. Hàm lượng vitamin B1 trong gan động vật, lòng đỏ trứng, các loại sữakhá phong phú, vì vậy mỗi tuần nên bổ sung 1 lần ( 2-3 lạng) gan lợn, mỗi ngày nên bổ sung 250ml sữa bò và 1 quả trứng. Nên chú ý thực phẩm ngũ cốc sau khi tinh luyện dễ bị mất đi đại lượng vitamin B1, ví dụ như gạo tinh luyện chỉ có tỉ lệ bảo tồn vitamin B1 là 11%, bột mạch nha có tỉ lệ bảo tồn vitamin B1 là 35%. Vì vậy, nên chú ý kêt hợp giữa lương thực thô và tinh luyện. Còn Niacin chủ yếu đến từ thực phẩm động vật, ví dụ như gan lợn, gan gà...
Dương Hằng
Theo dân trí
7 chức năng của vitamin C Vitamin C không còn xa lạ với chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết rõ hữu ích của vitamin C với sức khỏe. Những chức năng dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vi chất này. Vitamin C còn gọi là acid ascorbic. Nó tồn tại trong cơ thể chúng ta dưới hai dạng D...