Mốt ăn thịt ngựa giải xui Tết năm Ngọ
Giá mỗi cân thịt ngựa khá đắt, từ 200.000 đồng đến gần nửa triệu đồng nhưng vẫn cháy hàng, vì tin rằng ăn thịt ngựa giải xui, nhiều người đặt mua làm cỗ tết niên.
Được xem là loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều sắt, tốt cho người đang phải kiêng mỡ, thịt ngựa hiện không còn là món ăn lạ trong thực đơn của nhiều gia đình. Mùa Tết năm 2014, cùng với những sản phẩm dán mác ngựa được ưa thích khác, nhiều gia đình cũng tìm mua thịt của loài động vật này để làm mâm cỗ cúng cuối năm.
Anh Bùi Công Nguyệt (Thái Nguyên) trong tháng giáp Tết âm lịch đã bán 10 con ngựa thịt. Anh cho biết, thời gian gần Tết thịt ngựa bán khá chạy. Trung bình mỗi ngày anh thịt 1-2 con. Đa phần mọi người đặt mua làm cỗ tất niên.
“Giá thịt ngựa năm nay khá mềm. Gần Tết, chỉ tăng nhẹ từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, ngang với giá thịt bò”, anh Nguyệt cho biết. Tuỳ loại thịt ngựa mà có giá khác nhau. Thịt thăn lưng, thịt bắp giá 250.000 đồng/kg, các loại khác giá thấp hơn, từ 200.000 – 230.000 đồng/kg. Giò ngựa cũng được nhiều khách đặt mua, với giá từ 280.000 – 300.000 đồng/kg.
Ngoài giết mổ tại cơ sở Thái Nguyên, dịp cuối năm anh Nguyệt còn đem ngựa đến các tỉnh khác để thịt như Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. Ngoài bán thịt ngựa, anh Nguyệt còn nấu cao tại chỗ, giá cao ngựa Bạch là 500.000 đồng/lạng, cao ngựa đen và trắng giá thấp hơn từ 300.000 – 350.000 đồng/lạng. Anh cho biết, thời điểm gần Tết, cao ngựa thường được khách hàng mua làm quà biếu.
Theo anh Nguyệt, càng gần Tết lượng thịt ngựa bán ra càng tăng mạnh, gấp 2, 3 lần ngày thường. “Do quan niệm năm Giáp Ngọ không ăn thịt ngựa nên hầu hết khách mua về làm cỗ tất niên giải xui”, anh Nguyệt cho biết.
Món giò ngựa được khách hàng đặt khá nhiều vì có vị thơm lạ, dễ ăn.
Trên các diễn đàn mạng, thịt ngựa làm cỗ Tết cũng được mua bán xôm tụ với giá chênh lệch khá lớn với giá bán tại chợ và các vùng quê. Thịt thăn loại 1 được rao bán với giá từ 300.000 – 400.000 đồng/kg, nhưng có nơi rao tới nửa triệu một kg. Thịt loại 2 như vai, sườn khoảng trên 200.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Riêng các loại giò ngựa, thịt tim ngựa được bán với giá khoảng 350.000 kg. Các loại ruốc thịt ngựa hiếm hơn, từ 700.000 đồng đến khoảng 1 triệu đồng cho mỗi kg thành phẩm. Lòng ngựa để chế biến món thắng cố nổi tiếng của vùng Tây Bắc cũng được rao với giá từ 300.000 – 500.000 đồng cho một xuất 4 người ăn. Để làm quà biếu Tết, cao ngựa bạch và cao ngựa màu được tìm mua nhiều dù giá khá đắt, lên tới 3 đến 5 triệu đồng một kg.
Mua 3kg thịt ngựa về giải xui cuối năm, anh Trần Mạnh Quân (Thái Bình) chia sẻ: “Năm con gì thì kiêng ăn con đấy, nên mua thịt ngựa về làm cỗ tất niên. Thịt ngựa nhiều đạm, giò ngựa ngon, ăn vào khoẻ như ngựa để năm mới chạy xô với công việc”.
Là người làm ăn nên quan niệm thực phẩm của anh Quân khá khắt khe. “Năm Ngọ thì không ăn thịt ngựa, nhưng thịt ngựa cuối năm lại giải đen. Nhân tiện thưởng thức thịt ngựa vì năm sau sẽ không sát sinh loài động vật này”, anh Quân nói.
Cũng cho rằng ăn thịt ngựa cuối năm giải xui, bà Bùi Thị Oánh (Cầu Giấy – Hà Nội) đặt mua 2kg thịt ngựa. Mọi năm bà Oánh thường sử dụng thịt gà và thịt bò là món chính. Nhưng bữa tất niên năm nay, bà Oánh sử dụng thịt ngựa thay cho thịt bò. Theo bà, thịt ngựa thơm, vị ngọt và chế biến được nhiều món ăn. “Năm nay kinh tế khó khăn, các con đều là dân kinh doanh nên việc giải xui rất quan trọng”, bà Oánh chia sẻ.
Cách chế biến thịt ngựa khá giống với thịt bò do mùi vị, màu sắc không khác biệt quá nhiều. Để làm được một mâm cỗ cúng chỉ toàn thịt ngựa, gia chủ có thể phải chi từ 2 đến 2,5 triệu đồng, với đủ 5 món chính.
Theo chị Nhân, một người cung cấp thịt ngựa qua diễn đàn dành cho cha mẹ khá nổi tiếng, khá nhiều khách hàng của chị năm nay là những người lần đầu mua loại thịt này về làm cỗ cúng. Thịt ngựa chủ yếu được mua tại trại Thái Nguyên, hoặc nhập miếng lẻ từ Bắc Kạn hay Ba Vì.
“Yêu cầu thịt ngựa chất lượng tốt là màu đỏ đậm, thớ chắc, để lâu không ra nước, khi chế biến phải mềm và không có mùi ngái. Tuy một số vùng như Thái Nguyên đã lập trang trại ngựa thịt nhưng không phải lúc nào cũng có hàng để bán vì nguồn cung khá thất thường”.
Chị Nhân cho biết, năm nay, số lượng người đặt hàng thịt ngựa tăng gấp vài lần so với những năm trước. Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua thịt ngựa, cao ngựa làm quà biếu Tết. Do vậy, khách đặt hàng phải chờ vài ngày mới có thịt tươi để giao, riêng giò, ruốc và cao ngựa phải chờ lâu hơn.
Theo Vietnamnet
Thương nhớ Hà Giang
Đã từng đi Hà Giang một vài lần, nhưng mỗi lần trở lại là một lần cộng dồn làm đầy thêm cảm xúc.
Những em bé Hà Giang
Đoàn công tác xã hội của Báo Thanh Niên trở lại Hà Giang vào những ngày cận Tết Giáp Ngọ khi mà một đợt lạnh kỷ lục mới tràn qua đây. Cây cối vừa đằm mình trong băng giá, sương muối nay đang vàng úa cả những triền núi đá. Trong cái hiu quạnh của núi rừng biên ải, đá chồng lên đá, đá dựng đứng nơi cổng trời, đá như nối đất với trời, nơi đây chỉ có những hàng cây sa mộc vẫn vươn lên đầy kiêu hãnh, chợt nhớ những câu thơ của nhà thơ Trần Hòa Bình:
Chúng ta sa mộc chiều nay/Em hai mươi thoắt thành ngàn tuổi/Em có anh xa xót thế này sao? Quỳ trước núi mà tin thôi em ạ... Nhọn sắc đá tai mèo. Cứa vào thương nhớ!
Mèo Vạc, Đồng Văn đá sắc nhọn ngạo nghễ xám nghoét cả một vùng chợt như mềm lại bên màu xanh của sa mộc. Một loài cây lá kim thân gỗ, hình tháp nhọn đã bám rễ bao đời nay trên đất này, như biểu tượng của sự sắt son chung tình của con người nơi đây. Sa mộc, đá tai mèo và những chàng trai cô gái H mông, Dao, Tày... hồn hậu đã làm nên bản sắc của Hà Giang.
Tác giả với đại tá Hoàng Đình Xuất, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Giang bên cột mốc chủ quyền thời Pháp - Thanh - Ảnh: P.T
Niềm vui học trò miền núi
Vượt chặng đường hơn 300 km từ Thông Nông, Cao Bằng cắt sang, đèo núi quanh co, với những khúc cua gập cùi chỏ hốt hoảng mà thường các tay lái miền xuôi vẫn thốt lên đầy kinh hoàng, chúng tôi đến Mèo Vạc trong đêm mùa đông đen thẫm và đặc quánh sương rừng. Nhìn các thầy cô giáo Trường Sủng Trà vẫn ngồi bên bếp lửa chờ đoàn mà nước mắt cứ chực rơi.
Có rất nhiều thầy cô dưới xuôi đã lên đây và gắn bó với mảnh đất này. Cô Nhịt, thầy Nguyện, thầy Vụ, cô Huyền... họ mong chờ đoàn, mong thêm áo ấm cho học trò của mình chống chọi qua mùa đông khắc nghiệt.
Ở trên này mùa đông nhiệt độ xuống thấp 5-7 độ, có khi 1-2 độ bọn trẻ vẫn phong phanh áo mỏng, hầu như không có khái niệm đi tất, mặt mũi chân tay đen kịt vì hàng tháng trời không tắm. Không tắm vì nước thiếu, vì trời lạnh quá và vì thiếu quần áo rét. Rét quắt người mà bọn trẻ vẫn gùi gạo, gùi muối đi học. Thầy Vụ, Hiệu phó Trường tiểu học Sủng Trà nói với chúng tôi: Theo quy định dưới 10 độ cho học sinh nghỉ học thì bọn trẻ ở đây nghỉ suốt.
Cậu bé Và Mí Sính (10 tuổi), học sinh lớp 5B Trường tiểu học Sủng Trà cứ cười tủm tỉm suốt khi mặc cái ao phao mới tinh, còn thơm mùi chỉ may. Mẹ bị người xấu lừa sang Trung Quốc từ khi mới lọt lòng. Bố bỏ nhà đi xuất khẩu lao động từ năm em 2 tuổi đến nay cũng chưa về. Đã lâu lắm rồi đến hôm nay Sính mới có một cái áo mới. Nhìn bọn trẻ tung tăng, có đứa bóc luôn gói bột sữa Milo đổ vào mồm rồi quệt ngang dòng mũi cười toe mà thương quá đi thôi, bọn trẻ không thể chờ đến khi có nước sôi để pha mà uống.
Tình người biên viễn
Đến Mèo Vạc mà chưa ăn mèn mén, uống rượu ngô say la đà thì coi như chưa đến. Mèn mén là món ăn làm từ bột ngô xay được bà con vùng cao hấp lên ăn thay cơm quanh năm. Bọn trẻ ở đây đã lớn lên, mạnh mẽ như sa mộc, gắn bó để giữ đất, giữ cương thổ từ món ăn thân quen mèn mén. Dù đã được cảnh báo, nhưng Nguyễn Tuấn, cộng tác viên của báo theo đoàn, đã sặc ngay tại mâm khi ăn một thìa mèn mén vì nó bột tơi, khô, ráp ráp như cám. Anh Sùng Mí Chứ, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy nay là Phó tổng biên tập Báo Hà Giang, ăn cả một bát lớn vẫn cười nói rổn rảng. Anh kể chuyện, hồi đó xuống xã chủ tịch xã kính thưa hết lượt cán bộ huyện, ngẩng lên tiếp: Còn thằng Chứ thường vụ nhưng là cháu tao không cần kính thưa. Người Mèo Vạc cứ hồn hậu, cứ trong veo như thế đấy.
Lên miền biên viễn, không thể không thăm những người lính biên phòng. Tuần tra biên giới bảo vệ từng cột mốc cũng là các anh, dạy chữ, dạy làm ruộng nước cho bà con cũng là các anh, bắt giữ hàng lậu, cứu các cô gái H Mông, Dao... bị lừa bán qua biên giới cũng là các anh. Bên ly rượu ngô nồng ngọt trò chuyện với đại tá Hoàng Đình Xuất Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Giang mới càng thêm yêu đất nước, yêu những người lính nơi phên dậu Tổ quốc, đang ngày đêm giữ vẹn nguyên hình hài cương thổ.
Mỗi đồn biên phòng quản lý khoảng 20 đến 30 km đường biên. Những đồn xa như Sùng Sò, Lũng Làn, Săm Pun đi bộ hàng nửa ngày đường mới tới. Đây cũng chính là những điểm tiền tiêu nóng bỏng những năm chiến tranh biên giới phía Bắc. Đại tá Xuất khi ấy mới là chàng trai 20 tuổi, trong ký ức của anh vẫn vẹn nguyên những ngày súng đã nổ và máu của đồng đội anh đã đổ xuống trên mảnh đất này. Ngày hôm nay ở cương vị cao nhất của Bộ đội biên phòng Hà Giang anh vẫn đang đau đáu để có một tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ biên phòng, những đồng đội của anh đã hy sinh, là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ biên phòng hôm nay. Anh còn đưa chúng tôi đi thăm cột mốc chủ quyền từ thời Pháp - Thanh mà bộ đội đã đưa về Bộ chỉ huy để làm vật chứng lịch sử.
Những câu chuyện về những hy sinh, những nỗi niềm anh em biên phòng còn bịn rịn, nối dài mãi mãi cho đến khi chia tay đoàn về Hà Nội. Cũng phải nói lời cám ơn sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống viễn thông đã làm cho Hà Giang bớt cách trở. Rời Hà Giang đoàn chúng tôi đã tiếp nhận nhiều tin nhắn của thầy trò Trường Sủng Trà và những lời hẹn hò sẽ còn trở lại, để niềm thương nhớ Hà Giang bớt phần thăm thẳm.
Theo TNO
Nổ nhà trọ, 4 sinh viên chết thảm: Sẽ khởi tố sinh viên sống sót? Biết bạn cùng phòng mua thuốc nổ chế pháo mang về quê chơi tết, nhưng Văn không tố giác hay ngăn cản nên đã để xảy ra sự thể đau lòng. Thi thể 4 sinh viên không còn nguyên vẹn sau khi vụ nổ Vụ nổ nhà trọ 342/29/3, đường Lý Thường Kiệt (phường 14, quận 10, TP.HCM) ngày 11/1 làm 4 sinh...