Mosul – trận chiến then chốt để tiêu diệt IS
Chiến dịch giải phóng Mosul được nhận định là “chìa khóa” để đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và được dự báo sẽ là một trận chiến khốc liệt.
Mosul là thành phố lớn thứ hai của Iraq, cách thủ đô Baghdad khoảng 400km và có vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng, kết nối phía Bắc Iraq và phía Đông Syria. Từ khi bị IS kiểm soát vào tháng 6/2014 đến nay, Mosul trở thành thành trì chủ chốt của lực lượng này tại Iraq. Tại Mosul hiện có khoảng 3.500 đến 5.000 phiến quân IS, gồm cả người Iraq và người nước ngoài. Dù tổ đã đánh mất nhiều khu vực lãnh thổ trong thời gian qua, nhưng IS vẫn giữ chặt quyền kiểm soát thành phố Mosul.
Một quan chức cấp cao Iraq từng khẳng định, muốn làm suy yếu và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn IS tại Iraq và Syria, việc đầu tiên quân đội Iraq và liên quân quốc tế cần tiến hành là đánh chiếm Mosul, bởi đây không chỉ là một thành phố lớn mà còn có ý nghĩa về tinh thần rất lớn đối với cả Chính phủ Iraq lẫn lực lượng khủng bố. Từ tháng 7/2015 đến nay, Mosul là mặt trận được mở ra cuối cùng sau khi lực lượng liên quân tiến hành hàng loạt chiến dịch tái chiếm nhiều thành phố chủ chốt như Fallujah, Ramadi… mà IS từng chiếm đóng trên lãnh thổ Iraq và Syria.
Quân đội Iraq cùng các đồng minh đã siết chặt vòng vây tại Mosul. (Nguồn: Getnewsviews)
Phát động chiến dịch giải phóng Mosul
Ngày 17/10, Thủ tướng kiêm Tổng Tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Iraq Haider al-Abadi thông báo chính thức bắt đầu các chiến dịch giành lại quyền kiểm soát thành phố Mosul ở miền Bắc từ IS.
Phát biểu trên truyền hình Iraq, ông Haider al-Abadi tuyên bố “thời điểm chiến thắng đã đến và các chiến dịch giải phóng Mosul khỏi bạo lực và khủng bố của IS đã bắt đầu”. Ông Abani cũng cho biết lực lượng dẫn đầu chiến dịch giải phóng là quân đội Iraq cùng với cảnh sát quốc gia.
Trong khi đó, từ Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tuyên bố đây là thời điểm quyết định trong chiến dịch giải phóng Mosul nhằm đẩy lùi và tiêu diệt IS. Ông bày tỏ tin tưởng rằng, quân đội Iraq sẽ giành chiến thắng và giải phóng thành phố Mosul cũng như phần còn lại ở Iraq. Lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng cam kết tiếp tục ủng hộ Iraq, đồng thời nhấn mạnh rằng, Mỹ và liên minh quốc tế luôn sẵn sàng hỗ trợ các lực lượng an ninh Iraq và người dân nước này trong cuộc chiến khó khăn phía trước.
Ngày 18/10, các nguồn tin quân sự cho biết lực lượng an ninh Iraq đã giành lại 9 ngôi làng từ tay IS trong khuôn khổ chiến dịch giải phóng Mosul. Trong khi đó, được sự yểm trợ của các cuộc không kích của liên quân quốc tế và quân chính phủ Iraq, lực lượng hỗn hợp gồm nhóm an ninh người Kurd, các đơn vị bán quân sự Hashd Shaabi đã tiến công và giải phóng nhiều khu vực xung quanh thành phố Mosul, trong đó có các thị trấn Bashiqa và Himdaniyah, phía Đông Bắc thành phố.
Trước đó, trong vòng nhiều tháng nay, các lực lượng đồng minh và quân đội Iraq cũng đã siết chặt vòng vây tại Mosul. Trung tâm điều hành giải phóng Nineveh đã được thành lập với nhiều cố vấn quân sự Mỹ và Anh để điều phối các hoạt động tấn công. Mỹ triển khai một đơn vị pháo binh yểm trợ hỏa lực cho các hoạt động ở phía Nam Mosul. Chính phủ Iraq mong muốn kết thúc chiến dịch trong vòng một tuần nhưng cũng đã chuẩn bị tinh thần cho cuộc tổng tấn công có thể sẽ kéo dài nhiều tháng.
Cuộc chiến khó khăn
Các nhà phân tích cho rằng, nếu các chiến dịch tái chiếm Fallujah và Ramadi từ tay IS chỉ là những cuộc vây hãm thì chiến dịch tái chiếm Mosul được nhận định sẽ là một trận quyết chiến. Dự kiến, đây sẽ là cuộc chiến lớn nhất tại Iraq kể từ năm 2003, thời điểm Mỹ tấn công quốc gia Trung Đông này.
Nếu giành lại được Mosul, lực lượng chính phủ Iraq có thể thu hồi một nửa diện tích mà IS đã chiếm giữ ở miền Bắc nước này, từ đó có thể chặn đứng tuyến đường di chuyển của các tay súng và vận tải vũ khí giữa các nước. Quan trọng hơn, đánh bại IS tại Mosul sẽ là thắng lợi lớn đối với chính quyền của Thủ tướng al-Abadi trong bối cảnh phải đấu tranh để giành lấy sự tín nhiệm của người dân. Kết thúc sự thống trị của IS ở Mosul cũng đồng nghĩa với việc Chính phủ Iraq lấy lại được một khu vực giàu tiềm năng dầu mỏ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Điều phối viên Nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ) tại Iraq Lise Grande cảnh báo cuộc tổng tấn công của các lực lượng chính phủ Iraq nhằm giành lại thành phố Mosul từ IS có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Báo cáo của LHQ cho biết, có tới 1,5 triệu người vẫn đang mắc kẹt tại Mosul và giao tranh có thể khiến 1 triệu người phải đi sơ tán. Do đó, các nhu cầu thiết yếu như lương thực, nước uống, quần áo và nơi trú ẩn sẽ rất lớn.
LHQ cảnh báo khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Mosul. (Nguồn: LA Times)
Điều phối viên LHQ Grande nêu rõ, các tổ chức nhân đạo đang khẩn trương hỗ trợ người dân Iraq nhằm đáp ứng các nhu cầu tối thiểu. Tuy nhiên, trong kịch bản xấu nhất, LHQ dự kiến một hoạt động cứu trợ nhân đạo quy mô lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới trong năm 2016.
Mosul sẽ chứng kiến trận quyết chiến của quân đội Iraq và lực lượng IS. Tái chiếm được “thành trì cuối cùng” này, quân đội Iraq sẽ đặt dấu chấm hết cho IS tại quốc gia này. Nhưng ngược lại, nếu chiến dịch giải phóng Mosul thất bại, những thành quả trước đó mà quân chính phủ giành được rất dễ trở nên vô nghĩa và IS sẽ có thể lại đánh chiếm Ramadi và nhiều thành phố có ý nghĩa chiến lược khác. Khi đó, người dân Iraq sẽ là những người gánh chịu nhiều đau khổ nhất và các mối đe dọa khủng bố sẽ tiếp tục gia tăng trên toàn thế giới.
Với quyết tâm lớn của quân đội Iraq, không chỉ quốc gia này mà cả cộng đồng quốc tế cũng mong chờ một thắng lợi của Baghdad ở Mosul để tạo một bước ngoặt lớn trong cuộc chiến chống IS trên toàn cầu.
Theo Thanh Lâm/ AFP
Thế giới và Việt Nam
Iraq loay hoay lấp đầy túi rỗng
Một số quan chức Iraq gọi cuộc khủng hoảng rỗng ruột ngân khố này bằng mỹ từ "khoảng trống".
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi. Ảnh: AP
Theo Washington Post, mỗi tháng, chính phủ Iraq phải chi ra gần 4 tỷ USD cho quân đội và bộ máy công chức ngày càng phình to. Có đến 90% ngân sách Iraq đến từ dầu mỏ, vì thế, khi giá dầu tụt thảm hại, tiền thu về chỉ bằng nửa so với trước kia, ngân khố nước này lâm vào cảnh khó khăn.
Mỹ đang cố gắng can thiệp để đảm bảo Iraq có thể tiếp tục chi tiêu quân sự trong khi tìm kiếm những khoản vay quốc tế và bắt tay thực hiện kế hoạch "thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, một số quan chức và các nhà phân tích cho rằng Iraq năm nay sẽ phải vật lộn để có đủ tiền trả lương cho khoảng 7 triệu người thuộc biên chế công, nếu không sẽ có nguy cơ bất ổn diện rộng.
Với việc giá dầu dao động quanh mức 30 USD một thùng, toàn bộ các nước ở khu vực Trung Đông đang phải cắt giảm ngân sách, giảm chi tiêu công và thực hiện nhiều điều chỉnh khác. Nhưng đối với Iraq, điều này lại xảy ra ngay khi nước này đang lâm vào tình trạng chiến tranh. Chính phủ cần phải trả những khoản tiền cho việc tái xây dựng cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá và hỗ trợ tiền cho khoảng 3,3 triệu người dân phải di tản trong vòng hai năm qua.
Đối mặt với viễn cảnh phá sản, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đang cố gắng giải quyết vấn đề tham nhũng và tìm cách tăng nguồn thu nhập của chính phủ, đôi khi bằng cả cách không được lòng dân.
"Chúng ta phải lấp đầy khoảng cách", Mudher Salih, một cố vấn kinh tế cho thủ tướng nói. "Tình hình đang rất khó khăn, dòng tiền đang rất thấp, những "con bò đẻ ra tiền" ngày trước giờ đã cạn sữa".
Trong những tuần gần đây, giáo sĩ dòng Shiite Moqtada al-Sadr huy động hàng chục nghìn người biểu tình ở trung tâm Baghdad để đòi cải cách, gây áp lực lên ông Abadi.
Cuộc biểu tình này cũng tương tự hồi hè năm ngoái, khi hàng nghìn người Iraq xuống đường để phản đối nạn tham nhũng, thiếu điện và các dịch vụ khác. Năm nay, họ bị yêu cầu phải trả thêm tiền để mua các dịch vụ thiết yếu, trong khi lương công chức đã bị giảm 3%.
"Chính phủ tham nhũng này đang yêu cầu người dân thắt lưng buộc bụng, bởi họ đã tiêu hàng nghìn tỷ không rõ đi đâu", giáo sĩ Sadr nói với đám đông hôm 4/3. Ông còn nói thêm rằng các cuộc biểu tình là một nỗ lực để "cứu Iraq khỏi những kẻ trộm cắp".
Iraq đang đối mặt với nhiều vấn đề hơn mỗi ngày. Các bệnh viện, trước kia điều trị miễn phí, giờ đây đưa ra thêm những khoản phí dịch vụ khác, ngay cả đối với những người ghé thăm người thân bị ốm. Giá điện dự kiến tăng. Tại thành phố Basra, thương nhân đã phản đối phí hải quan mới.
"Khi có chiến tranh, tăng giá điện nước hay dịch vụ y tế hiển nhiên là không tốt", Sajad Jiyad, một nhà nghiên cứu tại Viện Baghdad của Iraq về những vấn đề cải cách kinh tế, phát biểu về các mức chi phí mới áp dụng cho người dân. "Điều đó làm mất nhuệ khí của công chúng".
Nhưng Abadi nói rằng chính phủ phải cố gắng tiết kiệm tiền bằng mọi cách. Iraq dự báo thâm hụt ngân sách sẽ vào khoảng 25 tỷ USD trong năm nay, nhưng con số dự báo đó dựa trên mức giá dầu là 45 USD một thùng. Trên thực tế, mức thâm hụt có thể gấp đôi, Salih nói.
Để đối phó trong ngắn hạn, Iraq sẽ sử dụng khoản dự trữ ngoại hối. Ước tính đến cuối năm nay, kho dự trữ giảm xuống còn 43 tỷ USD, so với mức 59 tỷ USD tháng 10 năm ngoái.
Ông Abadi đã bày tỏ tin tưởng rằng chính phủ có thể vượt qua khủng hoảng, nhưng một số người khác thì bi quan hơn.
"Họ đang đốt cháy khoản dự trữ với tốc độ nhanh hơn dự đoán. Điều này sẽ dẫn đến tình cảnh không còn tiền để nhập khẩu các hàng hóa và dịch vụ cần thiết và điều hành một nhà nước hiện đại", một quan chức phương Tây giấu tên nói.
Iraq đang tìm cách xin thêm tài trợ từ Quỹ tiền tệ Quốc tế, sau khi nhận một khoản vay khẩn cấp trị giá 1,24 tỷ USD năm ngoái. Mỹ đang cung cấp một khoản cho vay 2,7 tỷ USD cho chi tiêu quân sự, và Đức đã cho Iraq vay khoảng 550 triệu USD cho công cuộc tái thiết.
Chính phủ cũng đang cố gắng để phát hành trái phiếu và tín phiếu kho bạc. Nhưng một đợt phát hành trái phiếu năm ngoái đã bị chững lại do các nhà đầu tư yêu cầu mức lãi suất cao hơn.
Nạn tham nhũng
Trong khi đó, người Iraq phàn nàn rằng các lãnh đạo của họ ăn cắp tài sản của đất nước mà không bị trừng phạt.
Mishan Jabouri, một thành viên của ủy ban quốc hội Iraq, được giao nhiệm vụ giám sát tham nhũng, gây chấn động hồi tháng trước khi ông thừa nhận rằng ông đã nhận hàng triệu USD tiền hối lộ.
"Mỗi người trong chúng ta đều có vai trò trong việc tham nhũng", ông nói với truyền hình al-Itijah.
"Ông đã nhận hối lộ?", người phóng viên hỏi.
"Tôi thề danh dự, tôi có ăn hối lộ", ông trả lời, nói thêm rằng ông vẫn tiếp tục công việc điều tra của mình.
Abadi vẫn cố gắng tiếp tục nhiệm vụ điều tra tham nhũng. 4 quan chức Iraq đã ra tòa về tội tham nhũng vào tháng trước. Tuy nhiên với thực tế là các quan chức cấp cao không bị đụng đến, và tình trạng nhũng nhiễu xảy ra khắp các cấp chính quyền, thách thức với Abadi vẫn vô cùng lớn.
"Thật không dễ dàng để thay đổi 12 năm đầy rẫy lãng phí và tham nhũng chỉ trong một đêm", Salih nói về nỗ lực của thủ tướng. "Ông ấy đang cố gắng".
Ziad nói ông nghĩ rằng chính phủ có thể "dành dụm" cho đến cuối năm nay nhưng sẽ phải đối mặt với những khó khăn cùng cực nếu giá dầu vẫn còn thấp trong năm 2017. "Nếu chính phủ không thể trả tiền lương, sẽ nổ ra các cuộc đình công và hỗn loạn", ông nói.
Trong khi đó, Thủ tướng Abadi cho rằng khủng hoảng cũng có thể mang đến cơ hội để thực hiện các biện pháp cải cách mang tính dài hạn và đa dạng hóa nền kinh tế.
Công nghiệp của Iraq bị đình trệ bởi những lệnh trừng phạt quốc tế chống lại chính quyền Saddam Hussein, trong khi nhiều nhà máy sản xuất của nước này bị xoá sổ khi Mỹ can thiệp vào Iraq năm 2003. Với các nước có rất ít khu vực tư nhân, người Iraq đã trở nên quen với việc được làm quốc doanh với năng suất một ngày chỉ đáng bằng 15 phút, ông Salih nhận xét.
"Mọi người ở Iraq muốn có những bữa ăn và giường ấm miễn phí", ông nói.
Trong nỗ lực đa dạng hóa nền công nghiệp những tháng gần đây, một số nhà máy cũ của Iraq đã bắt đầu mở cửa trở lại để sản xuất thuốc lá, nước giải khát và hàng da. Nhưng ngay cả những nỗ lực mới này cũng bị làm khó bởi sự đấu đá chính trị, những cáo buộc tham nhũng và chất lượng hàng hoá.
Tại cuộc biểu tình do giáo sĩ Sadr dẫn đầu ở Baghdad vào tuần trước, Abdullah Zubaidi, 34 tuổi, đứng giữa một biển cờ Iraq cùng với hàng chục nghìn người hô vang đòi cải cách. Anh cho biết nhiều người cùng độ tuổi với mình có rất ít hy vọng kiếm được việc làm. Những người biểu tình đều đang bên bờ vực túng quẫn, anh Zubaidi nói.
"Đây từng là một quốc gia giàu có," anh nói. "Và giờ thì người nghèo đang bị buộc phải gánh những hậu quả do sai lầm của một chính phủ tham nhũng".
Trọng Nghĩa
Theo VNE
IS bị "tố" dùng dân thường ở thành trì Mosul làm lá chắn sống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị cáo buộc đang dùng hàng trăm nghìn dân thường ở thành phố Mosul làm lá chắn sống để chống đỡ trước các đợt tấn công của quân đội Iraq và các lượng người Kurd. Lực lượng Peshmerga người Kurd tiến quân về Mosul tấn công IS (Ảnh: Reuters) Mỹ cáo buộc IS đang sử dụng...