Moskva phản hồi sáng kiến của Trung Quốc về vũ khí hạt nhân
Bắc Kinh kêu gọi các quốc gia có vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới đàm phán một hiệp ước mới, và Nga đã có phản hồi.
Bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol M tại trường bắn Alabino gần Moskva đang diễn tập chuẩn bị cho cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng. Ảnh: Sputnik
Moskva cho rằng các đề xuất liên quan đến an ninh quốc tế nên được xem xét trong bối cảnh thực tế toàn cầu, sau khi Trung Quốc kêu gọi các cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới đàm phán một hiệp ước hạt nhân mới.
Theo đài RT, Bộ Ngoại giao Nga nói với nhật báo kinh doanh RBK rằng Moskva và Bắc Kinh ứng xử với các sáng kiến của nhau bằng sự quan tâm đặc biệt và tôn trọng sâu sắc, đồng thời nói thêm rằng cả hai quốc gia đều quyết tâm phát triển hơn nữa quan hệ song phương.
Bộ trên cho rằng đề xuất của Trung Quốc cần được xem xét dựa trên thực tế quân sự và chính trị, cùng với các yếu tố khác liên quan đến an ninh quốc tế và ổn định chiến lược. Họ cũng đặc biệt đề cập đến sự xấu đi trong mối quan hệ giữa “Năm cường quốc hạt nhân” (Nuclear Five) gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Moskva nhấn mạnh rằng việc giảm thiểu đối đầu giữa các quốc gia có vũ khí hạt nhân bằng cách loại bỏ “những mâu thuẫn cơ bản trong lĩnh vực an ninh” là vấn đề “ưu tiên tuyệt đối”.
Tháng trước, người đứng đầu cơ quan kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Sun Xiaobo, đã kêu gọi các quốc gia hạt nhân thực hiện “trách nhiệm đặc biệt và ưu tiên” về giải trừ vũ khí theo Hội nghị Giải trừ quân bị của Liên hợp quốc, nhằm ngăn chặn chiến tranh nguyên tử. Ông Sun Xiaobo cho rằng các quốc gia có vũ khí hạt nhân nên đàm phán và ký kết một hiệp ước về việc không sử dụng vũ khí hạt nhân trước để chống lại nhau hoặc đưa ra tuyên bố chính trị về vấn đề này.
Video đang HOT
Nga và Mỹ, hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, đã đình chỉ liên lạc trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí hạt nhân sau khi Moskva phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Đầu năm nay, Điện Kremlin đã bác bỏ đề xuất nối lại đối thoại của Washington, cho rằng điều này là không thể khi Nhà Trắng vẫn tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Kiev. Vào tháng 11/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một dự luật thu hồi quyết định phê chuẩn của Nga đối với lệnh cấm thử hạt nhân toàn cầu nhằm đáp trả Mỹ.
Ông Putin đã nhiều lần nói rằng Nga sẽ không bao giờ triển khai vũ khí hạt nhân trừ trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Nga hoặc có mối đe dọa quân sự phi hạt nhân đối với sự tồn tại của đất nước.
Gần đây hơn, hôm 6/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng tái khẳng định rằng Nga sẽ chỉ sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình nếu sự tồn vong của đất nước bị đe dọa. Ông nói thêm, việc triển khai như vậy được mô tả là “vũ khí chia tay” trong học thuyết của Moskva về việc quản lý sử dụng vũ khí hạt nhân. Học thuyết này nêu rõ rằng Nga sẽ trả đũa bằng vũ khí hạt nhân nếu nước này hoặc các đồng minh phải hứng chịu đòn tấn công đầu tiên.
Trước đó, trong bản Thông điệp Liên bang hôm 29/2, Tổng thống Putin đã nhắc nhở “những kẻ có ý định xâm lược” rằng tất cả những nỗ lực trước đây nhằm chinh phục Nga đều kết thúc trong thất bại, đồng thời cảnh báo rằng “giờ đây hậu quả đối với những kẻ xâm lược tiềm tàng sẽ còn bi thảm hơn nhiều”. Ông nhấn mạnh rằng Nga có kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, đang ở trạng thái “hoàn toàn sẵn sàng để triển khai”.
Nhà lãnh đạo Nga cũng lưu ý rằng các quan chức phương Tây, dù có lẽ chưa hiểu đầy đủ về điều này, nhưng về cơ bản đang mở ra một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực với những lời lẽ ngày càng leo thang. Ông cũng bác bỏ các thông tin “vô căn cứ” của phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng Moskva đang có kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân vào không gian vũ trụ và coi chúng là một âm mưu của Mỹ nhằm thúc đẩy Nga đàm phán theo các điều khoản do Washington đặt ra.
Tổng thống Belarus cảnh báo mối đe dọa tiềm ẩn của chiến tranh hạt nhân toàn cầu
Ngày 31/3, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã đề cập đến nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu, cảnh báo mối đe dọa này là có thật và nói thêm rằng cần có các cuộc đàm phán không có điều kiện tiên quyết.
Vụ nổ bom hạt nhân 23 kiloton Ảnh minh hoạ: Sputnik
"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức - đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp.
Đồng thời, ông đề xuất lệnh ngừng bắn mà không cần cả hai bên di chuyển thiết bị quân sự.
Nhà lãnh đạo Belarus cũng nhấn mạnh mối đe dọa về Chiến tranh thế giới thứ III và khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân là có thật. Tuy nhiên, ông Lukashenko nói rằng chính ông đã tăng cường đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin để đưa vũ khí hạt nhân trở lại Belarus.
"Trong bối cảnh hiện tại và tình hình chính trị - quân sự xung quanh đất nước chúng tôi, tôi đã tăng cường đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc bố trí vũ khí hạt nhân ở Belarus. Cụ thể là về sự trở lại của vũ khí hạt nhân đã được loại bỏ vào những năm 1990", Tổng thống Belarus giải thích.
Tổng thống Lukashenko thừa nhận ông không muốn rút vũ khí hạt nhân ra khỏi Belarus vào những năm 1990, nhưng ông đã bị phương Tây gây áp lực vào thời điểm đó.
Bên cạnh đó, ông cũng cảnh báo cuộc phản công của Ukraine có thể khiến các cuộc đàm phán hòa bình giữa Kiev và Moskva trở nên bất khả thi và sẽ dẫn đến kịch bản leo thang khác.
"Thật không may, hiện nay, có rất nhiều cáo buộc cho rằng lực lượng vũ trang Ukraine sẽ thực hiện một cuộc phản công. Theo tôi, điều này cực kỳ nguy hiểm, đây là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra trong điều kiện hiện tại, bởi nó có thể dập tắt mọi hy vọng về quá trình đàm phán và khiến xung đột leo thang không thể đảo ngược", ông Lukashenko nhấn mạnh.
Hôm 25/3, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Moskva và Minsk đã nhất trí triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus. Ông nhấn mạnh động thái này không vi phạm các cam kết của Nga về không phổ biến vũ khí hạt nhân. Cụ thể, Nga sẽ không chuyển giao vũ khí hạt nhân cho quốc gia đồng minh, mà chỉ đơn giản chỉ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ nước này.
Ngày 28/3, Bộ Ngoại giao Belarus đã cho biết lý do nước này buộc phải đặt vũ khí hạt nhân của Nga trên lãnh thổ mình là do các hành động gây hấn của các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang đe dọa an ninh của chính Belarus.
Belarus cũng khẳng định các kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus sẽ không trái với các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế vì Belarus sẽ không có quyền kiểm soát vũ khí này.
Phản ứng về thông báo triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus, một loạt quốc gia đã chỉ trích Nga.
Ngày 26/3, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine, ông Oleksiy Danilov, cảnh báo việc Nga lên kế hoạch bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus sẽ gây bất ổn cho quốc gia Đông Âu này.
Bộ Ngoại giao Ukraine đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức một cuộc họp khẩn về vấn đề liên quan, kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện những biện pháp quyết đoán nhằm ngăn chặn Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.
Cùng ngày, NATO đã chỉ trích quyết định của Nga là nguy hiểm. Người phát ngôn của NATO - bà Oana Lungescu - cho biết: "NATO đang theo dõi chặt chẽ vấn đề này".
Về phần mình, ngày 27/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định bất chấp những lời chỉ trích từ phương Tây, Nga sẽ không thay đổi kế hoạch do Tổng thống Putin tuyên bố. Trả lời họp báo thường kỳ, ông Peskov nêu rõ: "Một phản ứng như vậy tất nhiên không thể ảnh hưởng đến các kế hoạch của Nga".
Điện Kremlin làm rõ lại lập trường về việc sử dụng vũ khí hạt nhân Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh Nga sẽ chỉ sử dụng kho vũ khí hạt nhân nếu sự tồn vong của nước này bị đe dọa. Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov tại cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN "Nếu có điều gì đó đe doạ đến sự tồn vong của đất nước chúng ta, thì vũ...