Moskva nêu lý do tập trận hạt nhân, đánh giá việc Mỹ dỡ lệnh cấm vũ khí với lữ đoàn Azov
Cùng với việc nêu lý do tập trận hạt nhân, người phát ngôn ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho rằng việc Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp vũ khí cho lữ đoàn Azov của Ukraine là “cực kỳ tiêu cực”.
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Trong bản tin phát đi vào chiều 11/6, Reuters dẫn phát biểu trong một cuộc họp báo cùng ngày của người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho rằng các cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật của Nga là cần thiết.
Theo ông Peskov, tình hình ở lục địa châu Âu khá căng thẳng và nó bị kích động bởi các quyết định cũng như hành động thù địch mới chống lại Nga của các chính quyền châu Âu và trên hết là Washington.
Ông Peskov nhấn mạnh: “Những hành động khiêu khích đó đang được tổ chức hằng ngày. Vì vậy, tất nhiên, những cuộc tập trận và việc duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu là rất quan trọng đối với chúng tôi”.
Phát biểu của ông Peskov được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho biết quân đội nước này và quân đội Belarus đã bắt đầu giai đoạn thứ hai của cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật.
Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, giai đoạn thứ hai của cuộc tập trận này diễn ra tại Liên bang Nga, nhằm đảm bảo quân nhân và thiết bị quân sự của hai nước sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Video đang HOT
Trong một phát biểu cùng ngày, khi được hỏi rằng Điện Kremlin phản ứng như thế nào đối với quyết định của Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp vũ khí cho lữ đoàn Azov của Ukraine, ông Peskov nói rằng quyết định đó là “cực kỳ tiêu cực”.
Nguyên nhân là do lữ đoàn Azov là tập hợp của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, là đơn vị vũ trang theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Theo ông Peskov, sự thay đổi lập trường đột ngột này của Washington cho thấy rằng họ sẽ không dừng lại bất cứ điều gì trong nỗ lực làm tổn thương Liên bang Nga.
Trước đó vào ngày 11/6, tờ The Washington Post dẫn lời các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đưa tin: Chính quyền Biden sẽ dỡ bỏ lệnh cấm, cho phép một đơn vị gây tranh cãi của Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ.
Lữ đoàn Azov được coi là lực lượng chiến đấu tương đối hiệu quả trong lực lượng vũ trang Ukraine.
Tuy nhiên, 10 năm qua, đơn vị này đã bị cấm sử dụng vũ khí của Washington vì các quan chức Mỹ xác định rằng một số người sáng lập tổ chức này tán thành quan điểm phân biệt chủng tộc, bài ngoại và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đồng thời các quan chức nhân quyền của Liên hợp quốc cáo buộc nhóm này vi phạm nhân đạo.
Sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ, lữ đoàn Azov sẽ được tiếp cận sự hỗ trợ quân sự của Mỹ giống như bất kỳ đơn vị nào khác trong lực lượng vũ trang Ukraine.
Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm đối với lữ đoàn Azov phù hợp với mong muốn của các quan chức Ukraine, những người cho rằng lữ đoàn Azov có thể hoạt động hiệu quả hơn trong quá trình bảo vệ thành trì Mariupol vào năm 2022 nếu được tiếp cận với trang thiết bị, vũ khí của Mỹ.
Lữ đoàn Azov được lập nên từ một nhóm tình nguyện viên vào tháng 5/2014, đã chiến đấu trên tiền tuyến chống lại lực lượng ly khai ở Donetsk thuộc miền Đông Ukraine và chính thức trở thành một phần của lực lượng vệ binh quốc gia Ukraine vào ngày 12/11/2014.
Tổng thống Putin bàn giai đoạn hai của cuộc tập trận hạt nhân với Belarus
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Belarus trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài hai ngày, trong đó có các cuộc hội đàm về việc Belarus tham gia các cuộc tập trận vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: TASS
Theo đài RT, sau khi được Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko chào đón ngày 23/5 tại Sân bay Quốc gia Minsk, Tổng thống Putin phát biểu: "Chúng ta sẽ nói về giai đoạn thứ hai của cuộc tập trận. Điều này liên quan đến việc Belarus tham gia trực tiếp trong những sự kiện này".
Ngày 21/5, quân đội Nga đã bắt đầu giai đoạn đầu tiên của cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật tại Quân khu phía Nam, trong đó có cả Crimea và bốn vùng lãnh thổ trước đây của Ukraine ở khu vực Donbass. Theo Nga, cuộc tập trận nhằm chứng tỏ khả năng ứng phó với các mối đe dọa từ bên ngoài, qua đó ngăn chặn các nước phương Tây làm leo thang cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Cuộc tập trận bao gồm hoạt động chuyển vũ khí hạt nhân cho binh sĩ từ các địa điểm cất giữ, trang bị tên lửa bằng đầu đạn hạt nhân chiến thuật và triển khai bí mật các loại vũ khí đó.
Sau khi Điện Kremlin thông báo tổ chức cuộc tập trận vào đầu tháng này với lý do căng thẳng leo thang chưa từng có với Mỹ và các đồng minh về vấn đề Ukraine, Tổng thống Lukashenko ngay lập tức ra lệnh tập trận tương tự để thử nghiệm các hệ thống vũ khí có khả năng hạt nhân của Belarus, trong đó có cả bệ phóng tên lửa Iskander.
Năm 2023, Tổng thống Putin đã đồng ý để một số lượng nhỏ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus sau khi ông Lukashenko đề nghị. Khi đó, ông Lukashenko cũng tuyên bố rằng ông sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Belarus bị tấn công.
Tổng thống Putin cho biết ông đã chuẩn bị trước cho chuyến thăm Belarus và đã thảo luận với các thành viên nội các Nga về vấn đề hợp tác song phương với Belarus. Cuộc họp đó đã đề cập đến các chủ đề như vấn đề an ninh, năng lượng và nông nghiệp. Cuộc hội đàm của Tổng thống Lukashenko và Tổng thống Putin sẽ đề cập đến toàn bộ mối quan hệ giữa hai nước, như thương mại, các vấn đề nhân đạo và các dự án chung.
Một số nhà lãnh đạo Nga khác dự kiến sẽ đến thủ đô Minsk của Belarus vào ngày 24/5 để tham gia các cuộc đàm phán.
Tổng thống Lukashenko đã mời ông Putin đến thăm Belarus. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của nhà lãnh đạo Nga kể từ khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ năm vào ngày 7/5. Tổng thống Putin đã tới Trung Quốc vào tuần trước để hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình và ông dự kiến có chuyến thăm cấp nhà nước tới Uzbekistan vào ngày 26 và 27/5.
Cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật của Nga diễn ra trong bối cảnh gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các nhà lãnh đạo phương Tây đã nói về khả năng triển khai lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Ukraine và để quân đội Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Theo tờ Vedomosti của Nga, những cuộc tập trận kiểu này hiếm khi xảy ra kể từ khi Liên Xô sụp đổ, nhưng trong thời kỳ Xô Viết, nước này thường tổ chức hàng năm. Học thuyết hạt nhân của Nga chỉ cho phép nước này sử dụng vũ khí hạt nhân trước trong trường hợp sự tồn vong của quốc gia gặp nguy hiểm hoặc khi có nỗ lực quét sạch lực lượng hạt nhân Nga.
Theo ông Ilya Kramnik, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cuộc tập trận nói trên không làm thay đổi học thuyết hạt nhân quốc gia của Nga.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Dmitry Stefanovich cũng chỉ ra rằng những gì đang thấy hiện nay là một thông điệp hạt nhân rõ ràng và đây là điều chưa từng xảy ra trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Nhà phân tích này lưu ý, điều đó khẳng định một thực tế rằng trong trường hợp xảy ra xung đột cường độ cao với một đối thủ vượt trội, Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược.
Nga bắt đầu cuộc tập trận quân sự sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược Bộ Quốc phòng Liên bang Nga ngày 21/5 tuyên bố các lực lượng nước này đã bắt đầu giai đoạn thứ nhất của cuộc tập trận quân sự "bao gồm huấn luyện thực hành về chuẩn bị và sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược" tại Quân khu miền Nam. Quân đội Nga triển khai các hệ thống phóng tên lửa....