Moskva cấm máy bay của Anh qua không phận Nga
Hôm 25/2, Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga đã cấm các máy bay của Anh bay qua không phận Nga, kể cả với mục đích quá cảnh.
Các hạn chế được áp đặt cho tất cả các hãng hàng không liên quan đến Anh.
Máy bay của hãng hàng không British Airways. Ảnh: Reuters
“Động thái này phù hợp với quy định của Hiệp định Dịch vụ Hàng không Liên chính phủ giữa Nga và Anh, là phản ứng trước các động thái không thân thiện của các nhà chức trách hàng không Anh liên quan đến việc hạn chế máy bay của các cá nhân, tổ chức của Nga hoặc đăng ký tại Nga”, cơ quan này cho biết trong một tuyên bố.
Video đang HOT
Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang lưu ý rằng Moskva đã gửi đề xuất tới London để tổ chức các cuộc tham vấn liên quan đến các chuyến bay giữa hai nước. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị từ chối. Việc Anh từ chối đàm phán đã khiến Nga phải thực hiện các biện pháp đáp trả phù hợp với các quy định của thỏa thuận liên chính phủ về vận tải hàng không giữa Nga và Anh.
Trước đó, ngày 24/2, Anh đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền đông Ukraine nhằm bảo vệ người dân Donbass. Các hạn chế nhắm vào hơn 100 cá nhân và tổ chức của Nga.
Trong đó, Aeroflot, hãng hàng không hàng đầu và lớn nhất của Nga, đã trở thành mục tiêu trong lệnh trừng phạt mới nhất của Anh. Anh đã cấm các chuyến bay của Aeroflot hạ cánh tại nước này. Ngoài ra, chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson còn áp đặt lệnh trừng phạt khác nhắm vào ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) và Tập đoàn nhà nước Rostec của Nga.
Nga khẳng định sẽ ứng phó tốt với các lệnh trừng phạt
Ngày 25/2, Điện Kremlin cho hay Moskva sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, song nước này sẽ vẫn giải quyết được.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS/TTXVN
Phát biểu với phóng viên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từ chối bình luận về khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm đáp trả các hành động của phương Tây. Ông cũng nêu rõ Nga đã từng bước giảm phụ thuộc và hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ nền kinh tế trước các lệnh trừng phạt.
Quan ngại về sự ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva, nguồn tin chính phủ và ngân hàng Ấn Độ cho biết nước này đang tìm hiểu cách thức thiết lập một cơ chế thanh toán bằng tiền rupee với Nga nhằm giảm thiểu sự tác động của các lệnh trừng phạt.
Theo đó, phía Ấn Độ cân nhắc kế hoạch cho phép các ngân hàng và doanh nghiệp của Nga mở tài khoản với một vài ngân hàng do chính phủ quản lý tại Ân Độ để tạo thuận lợi cho việc giao dịch. Trong trường hợp không thể thanh toán bằng USD, phương án được đưa ra là thanh toán bằng đồng rupee.
Tiền trong các tài khoản đó đóng vai trò như khoản bảo đảm thanh toán đối với việc trao đổi thương mại giữa hai nước. Phía Ấn Độ cũng cân nhắc phương án khác, theo đó một phần khoản tiền giao dịch bằng ngoại tệ và phần còn lại được giao dịch bằng đồng rupee thông qua tài khoản tại quốc gia Nam Á này.
Trong khi đó, giới chức tài chính hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) cho biết khối liên minh này sẵn sàng hứng chịu tổn thất kinh tế khi áp đặt trừng phạt Nga. Ủy viên EU phụ trách kinh tế Paolo Gentiloni thừa nhận EU sẽ phải trả giá về mặt kinh tế khi trừng phạt Nga. Quan chức này nói rõ giới chức tài chính EU sẽ có cuộc thảo luận tại Paris nhằm thảo luận tác động của các biện pháp trừng phạt Nga đối với nền kinh tế của khối liên minh này.
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nhấn mạnh việc áp đặt lệnh trừng phạt Nga sẽ gây ra hậu quả trong ngành năng lượng, song khối liên minh này đã sẵn sàng ứng phó. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis, giới chức EU đang tính đến kế hoạch mua chung khí đốt tự nhiên, thiết lập nguồn dự trữ khí đốt chiến lược, qua đó giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga.
Trước đó, Ủy ban châu Âu dự báo tăng trưởng kinh tế của 19 quốc gia thành viên Khu vực đồng tiên chung euro sẽ ở mức 4%, thấp hơn so với mức dự đoán 4,3% đưa ra hồi cuối tháng 11 do ảnh hưởng của dịch bệnh, chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn và lạm phát tăng cao xuất phát từ giá dầu mỏ tăng.
Một quan chức EU cùng ngày cho hay khối liên minh này đang lên kế hoạch áp đặt vòng trừng phạt thứ ba nhằm vào Moskva. Trong số biện pháp mới, 27 nước thành viên EU đã nhất trí đóng băng các tài sản tại châu Âu của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi đối thoại giữa Nga và Ukraine Ngày 25/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có các cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết trong cuộc điện đàm với Tổng...