Moscow tố Mỹ can thiệp bầu cử tại Nga
Một nhà ngoại giao cấp cao Nga cho biết, Moscow đã thấy nỗ lực của Mỹ can thiệp vào cuộc bầu cử Nga.
Aleksey Navalny trong một cuộc biểu tình
Andrey Nesterenko, một nhà ngoại giao cấp cao của Nga, cho biết Mỹ “chắc chắn” đã cố gắng can thiệp vào các quá trình bầu cử của Nga. Và Google bị nghi ngờ vi phạm pháp luật vì bán quảng cáo chính trị cho cuộc biểu tình bất hợp pháp.
Nhà ngoại giao nói trên tờ Interfax rằng, “Nga giữ quan điểm thống nhất rằng, chủ quyền bầu cử là một nguyên tắc mà tất cả các quốc gia văn minh nên tôn trọng”.
Ông Nesterenko nói thêm rằng, “Moscow sẽ thông báo cho các đối tác Mỹ rằng hành động của các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đã vi phạm pháp luật Nga”.
Vào ngày Chủ nhật tới (9/9), một số khu vực của Nga, trong đó có Vùng Moscow, sẽ tổ chức bầu cử. Thủ lĩnh phe đối lập Aleksey Navalny đang kêu gọi các cuộc biểu tình vào ngày hôm đó để bác bỏ kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu, hiện đang là chủ đề chính trị nóng bỏng.
Trong số các cách khác để truyền bá thông tin về sự kiện, phong trào công khai của Navalny đang sử dụng quảng cáo trả phí trên các dịch vụ của Google như YouTube.
Tổ chức một sự kiện có thể ảnh hưởng đến kết quả của một cuộc bỏ phiếu vào ngày mà lá phiếu được bỏ là bất hợp pháp ở Nga và một số quan chức tin rằng các sự kiện Navalny đang tổ chức đã vi phạm quy định này.
Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga, Cơ quan giám sát phương tiện truyền thông Roskomnadzor (RKN) và Cơ quan chống độc quyền Liên bang Nga (FAS) trước đó đã từng thông báo với Google rằng nền tảng truyền thông xã hội của tập đoàn này đang được sử dụng để tiến hành các hoạt động chính trị không thích hợp ở Nga.
Thùy Dương (Theo RT)
Theo baogiaothong
Hỗ trợ tái chiếm Donbass: NATO giúp Moscow, hại Kiev?
Mỹ-NATO giúp Kiev tái hoàn nhập Donbass bằng bạo lực thực ra là làm hại Ukraine, còn Nga mới là bên được lợi, bởi khi đó bất cứ cơ chế nào...
Sputnik ngày 3/9 dẫn nguồn tin từ quân đội Donetsk khẳng định nhiều sĩ quan cấp cao của Mỹ và Canada đã đến miền đông Ukraine để lên kế hoạch tấn công nước Cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR).
"Tình báo của chúng tôi phát hiện số lượng lớn lính đánh thuê có mặt tại bản doanh lữ đoàn bộ binh cơ giới 56 và lữ đoàn pháo binh 406 của quân đội Ukraine, gần làng Urzuf", phát ngôn viên Bộ chỉ huy tác chiến quân đội DPR Daniil Bezsonov tiết lộ.
Ông Bezsonov cho biết thêm: "Ngoài ra, một nhóm sĩ quan quân đội cấp cao Mỹ và Canada đã đến trụ sở Bộ Tư lệnh chiến dịch miền Đông của quân đội Ukraine.
Video đang HOT
Không loại trừ khả năng họ đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công".
Phát ngôn viên Bộ chỉ huy tác chiến quân đội DPR Daniil Bezsonov cáo buộc Mỹ-NATO và chính quyền Kiev đang chuẩn bị tấn công Donetsk
Phát ngôn viên Bộ chỉ huy tác chiến của quân đội DPR cho rằng sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài tại khu vực tranh chấp đang leo thang xung đột đồng nghĩa với việc Ukraine đang chuẩn bị tấn công Donbass.
Theo giới phân tích, lời nhận định của đại diện quân đội Cộng hòa tự xưng Donetsk là hoàn toàn có cơ sở, chứ không phải là sự quy chụp hay suy diễn nặng về cảm tính. Tại sao vậy?
Thứ nhất, ngày 31/8, khi trả lời phỏng vấn The Guardian của Anh, Đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Ukraine Kurt Volker cho biết, Washington sẽ cung cấp thêm vũ khí gây sát thương cho Ukraine.
Theo Đại diện đặc biệt của Mỹ, quyết định của Washington nhằm giúp chính quyền Kiev củng cố lực lượng hải quân và không quân để đối phó với cái mà họ gọi là mối đe dọa từ Nga, trong đó có ảnh hưởng của Moscow tại Donbass.
Ông Volker cho biết, sở dĩ chính quyền của Tổng thống Donald Trump phải sẵn sàng cung cấp thêm vũ khí gây sát thương cho Ukraine, là vì : "Ukraine đang mất dần binh sĩ mỗi tuần để bảo vệ đất nước mình.
Trong bối cảnh đó, Ukraine phải củng cố quân đội, tăng cường phòng thủ là điều hiển nhiên, do vậy các nước khác nên giúp đỡ họ. Và thứ mà Kiev cần hỗ trợ là các loại vũ khí gây sát thương bởi họ đang bị tấn công".
Xin nhắc lại, trước đây Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua Dự luật hỗ trợ vũ khí gây sát thương cho quân đội Ukraine, song đã bị Tổng thống Obama phủ quyết do lo ngại sự leo thang căng thẳng từ Nga.
Tháng 12/2017, Tổng thống Trump đã gỡ bỏ hạn chế này và phê chuẩn việc chuyển giao vũ khí gây sát thương cho Ukraine, bất chấp Moscow cảnh báo Washington "đang vượt qua giới hạn" và đang đẩy Kiev vào "cuộc xung đột mới".
Đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Ukraine Kurt Volker thông báo Washington cung cấp thêm vũ khí gây sát thương cho quân đội Ukraine
Hồi đầu năm nay, Quốc hội Mỹ đã thông qua Dự luật Ngân sách Quốc phòng, trong đó quy định gói viện trợ quân sự cho Ukraine có trị giá 250 triệu USD. Như vậy, Washington đã chuẩn bị cho Kiev sẵn sàng một cuộc chiến mới.
Thứ hai, tuyên bố của quân đội DPR được đưa ra sau khi Kiev ban hành Luật "Về các khía cạnh đặc biệt của chính sách nhà nước đảm bảo chủ quyền Ukraine tại các vùng bị tạm chiếm Donetsk và Luhansk ", gọi tắt là Luật tái hoà nhập Donbass.
Đạo luật mang số 7163 này đã xác nhận sự chiếm đóng tạm thời của Liên bang Nga đối với một phần lãnh thổ của Ukraine. Đây được xem là một chuyển động quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị tại Ukraine đầu năm 2018.
Luật tái hoà nhập Donbass không phù hợp với Hiệp định Hoà bình Minsk khi luật hoá khái niệm "nước Nga xâm lược", qua đó xoá bỏ vai trò của cơ chế Normandy - cơ chế quốc tế giải quyết xung đột tại miền đông Ukraine.
Từ khi cuộc xung đột tại miền đông nổ ra, rồi việc Crimea tái hoà nhập vào lãnh thổ nước Nga, chính quyền Kiev luôn lên án Nga có hành động xâm lược Ukraine, song ở đây khái niệm nước Nga là nước xâm lược chỉ là khái niệm mang ý nghĩa chính trị.
Mà xung đột chính trị, rồi dẫn đến xung đột vũ trang thì lực lượng tấn công đều bị xem là lực lượng xâm lược, quốc gia xâm lược, song điều đó chỉ có ý nghĩa chính trị và không bị đối chiếu với luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên khi khái niệm "nước Nga xâm lược" được luật hoá thì vấn đề sẽ hoàn toàn khác. Khi đó Ukraine hoàn toàn có thể kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ nước này đánh đuổi quân xâm lược và mọi quốc gia đều có thể tham gia vào cuộc chiến này.
Mỹ và các nước phương Tây vốn không dễ can thiệp vào tình hình Ukraine, nếu như không muốn gia tăng đối trọng với Nga, song khi khái niệm "nước Nga xâm lược" được luật hoá thì vấn đề sẽ khác.
Luật hoá tái hoà nhập Donbass chỉ là cách Kiev giúp cắm cờ NATO trên biên giới nước Nga
Khi đó NATO hay quân đội Mỹ hoàn toàn có thể xuất hiện và đồn trú tại Ukraine, song với Nga thì đều bị xem là xâm lược. Mọi cuộc xung đột vũ trang giữa Nga với Ukraine hay các nước khác nếu có đều bị xem là cuộc chiến chống xâm lược.
Đây được xem là cách "NATO hoá Ukraine" - Ukraine chưa là thành viên NATO, song NATO hoàn toàn có thể xuất hiện tại Ukraine và chống Nga. Do vậy, việc cố vấn Mỹ và Canada đến miền đông Ukraine có thể được xem là chuẩn bị có biến.
Thứ ba, lời tuyên bố của đại diện quân đội DPR đưa ra ngay sau khi nhà lãnh đạo nước Cộng hoà tự xưng Donetsk Alexander Zakharchenko bị sát hại trong một vụ đánh bom, mà Kiev bị cho là không thể hoàn toàn vô can với sự việc này.
Nhà lãnh đạo ly khai Zakharchenko bị sát hại đã gây ra những bất ổn mới tại miền đông Ukraine và không khí thù địch đối với Kiev dường như đã dâng trào tại khu vực ly khai Donbass trong những ngày qua.
Điều đó thể hiện rõ nhất qua việc đông đảo người dân sinh sống tại khu vực này đến thăm viếng ông Zakharchenko, thể hiện lòng thương tiếc nhà lãnh đạo trẻ tuổi và thề trả thù cho lãnh tụ của họ.
Không khí thù địch Kiev có thể khiến các lực lượng ly khai thực hiện hành động thù địch Kiev bất lúc nào và đây được xem là cơ hội tốt nhất cho Kiev hành động, tạo cớ cho Mỹ-NATO xuất hiện tại vùng đệm nguy hiểm này.
Do vậy, việc nhà lãnh đạo nước Cộng hoà tự xưng Donetsk Zakharchenko có thể được xem cơ hội cho việc Wasshington giúp Kiev thực hiện tái hoà nhập Donbass bằng bạo lực, mà chỉ cần gây hấn rồi đổ lỗi cho các lực lượng ly khai.
Thứ tư, ngày 3/9 Tổng thống Petro Poroshenko cho biết chuẩn bị kế hoạch thông báo với Nga về việc chấm dứt hiệu lực Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác giữa Ukraine với Nga.
Chính quyền Poroshenko quyết thực hiện mọi kế sách để giúp Washington biến Donbass thành vùng đệm nguy hiểm với ngay chính đất nước Ukraine
"Khi nhận được đề xuất từ Bộ Ngoại giao, tôi đã lên kế hoạch tổ chức sớm cuộc họp với Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia, và trước ngày 30/9 tôi sẽ thông báo với Nga về việc không gia hạn hiệp ước này", theo TASS.
"Hiệp ước này không chấm dứt vì nó là một thủ tục khó khăn và kéo dài. Nó hết hạn vì không được gia hạn", nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh và khẳng định rằng đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của Tổng thống và không cần thông qua Quốc hội.
Được biết, ngày 28/8 vừa qua, Tổng thống Poroshenko đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Ukraine chuẩn bị một gói các văn kiện nhằm khởi động tiến trình chấm dứt hiệp ước mà ông miêu tả là một "sự lỗi thời".
Ngày 30/8, Ngoại trưởng Pavel Klimkin cho biết Bộ Ngoại giao Ukraine đã chuẩn bị toàn bộ tài liệu cần thiết và Kiev sẽ chính thức thông báo kế hoạch chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác Nga-Ukraine được ký năm 1997, với Moscow.
Ukraine và Nga ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác vào tháng 5/1997 và chính thức có hiệu lực vào tháng 4/1999 với thời hiệu là 10 năm. Nếu hai bên không có quyết định gì khác thì hiệp ước này được tự động gia hạn thêm 10 năm nữa.
Sau khi gia hạn 10 năm, nếu hai bên muốn gia hạn tiếp hay chấm dứt hiệp ước thì phải tuyên bố kế hoạch trước 6 tháng, trước khi hiệp ước hết hiệu lực, nghĩa là trước tháng 10/2018. Và Kiev có kế hoạch tuyên bố chấm dứt hiệp ước với Nga.
Dù sau khi Tổng thống Putin tái sát nhập Crimea vào nước Nga thì quan hệ Nga-Ukraine gần như đoạn tuyệt, song Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác Nga-Ukraine vẫn là rào cản cho việc Kiev "mời" Mỹ-NATO đến sát biên giới nước Nga.
Nay Kiev quyết định không gia hạn hiệp ước này đồng nghĩa những rào cản pháp lý cuối cùng với việc giới chính trị Maidan "cầm cờ" NATO cắm trên biên giới nước Nga đã được xóa bỏ và Kiev đã sẵn sàng giải quyết vấn đề ly khai bằng vũ lực.
Chỉ cần Mỹ-NATO hành động là việc quân đội Nga xuất hiện tại Donbass sẽ được hợp pháp hoá
Chỉ có điều khi Kiev và "những người anh em xa hành động" thì cũng ngay lập tức giúp quân đội Nga có thể xuất hiện hợp pháp tại Donbass với danh nghĩa bảo vệ người dân nói tiếng Nga tại đây.
Và nếu điều này xảy ra thì mọi cơ chế chính trị cho vùng ly khai Donbass sẽ không thể được xác lập bởi Kiev và "những người anh em xa", vì nó vô hiệu hoàn toàn Thoả thuận hoà bình Minsk và khi đó cả công luận và dư luận sẽ thuận lợi cho Nga.
Vỉ vậy, việc Mỹ-NATO giúp Kiev tái hoàn nhập Donbass bằng bạo lực thực ra là làm hại Ukraine, mà Nga mới là bên được lợi, bởi khi đó bất cứ cơ chế nào được xây dựng để xác lập quy chế cho Donbass đều không thể thiếu "yếu tố Nga".
Ngọc Việt
Theo baodatviet
Nhà thổ búp bê tình dục đầu tiên ở Italia chật cứng khách hàng Nhà thổ búp bê tình dục đầu tiên mở cửa ở Italia đã chính thức khai trương, với số lượng khách hàng khổng lồ đặt chỗ trước. Nhiều khách hàng ở xa đã đặt chỗ trước từ sáng sớm (ảnh minh họa). Theo Daily Mail, nhà thổ búp bê tình dục LumiDolls mở cửa ở Torino thu 80 euro cho 30 phút "vui...