Moscow phản đối Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
Theo truyền thông Nga, chính quyền Moscow phản đối việc xây dựng Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn tấn công hạt nhân của Nga.
Bộ ngoại giao Nga cho rằng sáng kiến xây dựng Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân không góp phần giải trừ hạt nhân, mà làm suy yếu Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
“Chúng tôi coi việc xây dựng Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân là sai lầm. Sáng kiến này không góp phần giải trừ hạt nhân, mà làm suy yếu NPT và kích thích phát triển mâu thuẫn giữa các thành viên tham gia Hiệp ước” – Bộ ngoại giao Nga trích dẫn phát biểu của phái đoàn Liên bang Nga tại phiên họp Ủy ban chuẩn bị Hội nghị năm 2020 xem xét hoạt động của NPT tại New York.
Đồng thời, theo cơ quan ngoại giao Nga, phái đoàn Moscow lưu ý rằng quá trình giảm thiểu và hạn chế vũ khí hạt nhân nên được thực hiện theo nguyên tắc an ninh bình đẳng và không chia cắt, không thể được tiến hành xa rời thực tế và không tạo ra các điều kiện tiên quyết thúc đẩy thế giới từng bước từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Đồng thời, phái đoàn nói thêm rằng giải trừ vũ khí hạt nhân cũng bị cản trở bởi việc bảo tồn vũ khí hạt nhân phi chiến lược của Mỹ ở châu Âu, cũng như NATO tiếp tục thực hành “các nhiệm vụ hạt nhân chung” liên quan đến việc đào tạo nhân viên quân sự từ các quốc gia phi hạt nhân sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Hòa Bình
Theo Baogiaothong
Máy bay "ngày tận thế" của Mỹ bất ngờ gặp tai nạn gãy đuôi
Phần đuôi trên có tác dụng ổn định thân máy bay của chiếc E-6B Mercury bất ngờ đứt gãy khi được đưa ra khỏi bãi đậu tại sân bay quân sự.
Phần đuôi của chiếc E-6B Mercury chạm vào mái nhà chứa máy bay.
Theo Daily Mail, máy bay "ngày tận thế" E-6B Mercury được đưa ra khỏi bãi đậu tại căn cứ không quân Tinker ở Oklahoma, Mỹ, thì gặp sự cố.
Phần đuôi chiếc E-6B Mercury chạm vào mái của nhà chứa máy bay, khiến nó gần như đứt rời, phát ngôn viên quân đội Mỹ, Travis Callaghan, nói.
Theo Callaghan, luôn có người túc trực trên máy bay khi nó được kéo ra khỏi nhà chứa, đề phòng trường hợp khẩn cấp. Nhưng không rõ vì sao sự cố vẫn xảy ra.
Chi phí sửa chữa ước tính lên tới hơn 2 triệu USD.
Bức ảnh phần đuôi trên của máy bay "ngày tận thế" bị gãy rời sau đó xuất hiện trên mạng xã hội.
Theo các chuyên gia, vụ việc được đánh giá ở mức A, có nghĩa là chi phí sửa chữa lên tới 2 triệu USD hoặc hơn. Không quân Mỹ hiện vẫn đang điều tra nguyên nhân sự cố.
Callaghan nhấn mạnh rằng máy bay cần phải được sữa chữa càng sớm càng tốt. E-6B Mercury được cải tiến từ mẫu máy bay thương mại Boeing 707, với nhiệm vụ đặc biệt.
Quân đội Mỹ luôn duy trì ít nhất một chiếc E-6B Mercury trên bầu trời.
Máy bay đóng vai trò vừa là trạm duy trì liên lạc, vừa là trung tâm chỉ huy phản công độc lập khi Mỹ bị tấn công hạt nhân phủ đầu. Máy bay "ngày tận thế" có thiết bị chuyên dụng để Tổng thống Mỹ có thể ra lệnh cho bộ ba hạt nhân, bao gồm oanh tạc cơ chiến lược, tàu ngầm và bệ phóng ngầm dưới đất khai hỏa vũ khí hạt nhân.
Quân đội Mỹ duy trì ít nhất một chiếc E-6B thường xuyên trực chiến trên không ở mọi thời điểm. Các máy bay này bay vòng tròn trên biển ở tốc độ thấp nhất trong thời gian khoảng 10 giờ.
Sở dĩ được gọi là máy bay "ngày tận thế" vì chiếc máy bay này Tổng thống Mỹ có toàn quyền chỉ huy kho vũ khí hạt nhân Mỹ ngay trên bầu trời, trong tình huống bị đối phương tấn công hạt nhân phủ đầu.
Theo Danviet
"Chim sắt" bay 24/7 trong 30 năm bảo vệ Mỹ khỏi mối đe dọa hạt nhân Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh với Liên Xô cũ, để bảo vệ nước Mỹ trước mối đe dọa bị tấn công hạt nhân, Washington đã huy động 11 "chim sắt" EC-135C bay liên tục 24/7 trong khoảng 30 năm nhằm đảm bảo các lực lượng hạt nhân nước này luôn sẵn sàng tác chiến. Một chiếc Boeing EC-135 (Ảnh: Wikipedia) Vào những...