Moscow nói nước đôi cho tình hình Donbass
Khả năng Ukraine hòa bình vẫn còn mong manh sau hàng loạt các nỗ lực của Kiev không được miền Đông thừa nhận.
Trả lời báo chí ngày 18/11 (giờ Moscow), người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Điện Kremlin đang chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh theo định dạng Normandy vào ngày 9/12 tới đây tại Pháp. Quá trình chuẩn bị đang ở giai đoạn cuối.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov
“Định dạng Normandy thực sự đã được lên kế hoạch vào ngày 9/12. Việc chuẩn bị đang được tiến hành và đã bước vào giai đoạn cuối cùng” – ông Peskov nói.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết, ông chưa thể nói gì về những nội dung trong chương trình nghị sự của sự kiện này, cũng như các tài liệu có thể được ký tại cuộc họp.
“Vẫn còn quá sớm để đặt câu hỏi về những nội dung hay tài liệu được ký kết. Tôi sẽ không đưa ra bình luận về kỳ vọng liên quan đến cuộc họp Bộ Tứ Normandy” – ông Peskov nhận xét, nhắc tới vai trò quan trọng của Hội nghị lần này, được diễn ra sau một thời gian dài bị trì hoãn.
Ông nói: “Đừng kỳ vọng quá cao để không thất vọng với kết quả, cũng đừng đánh giá thấp về kết quả mà cuộc họp mang lại”.
Cuối ngày 18/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có một cuộc điện thoại quốc tế “liên quan đến cuộc họp nhóm Bộ tứ Normandy” nhưng ông Peskov không tiết lộ thêm chi tiết.
Video đang HOT
Nga đã có nhiều động thái tích cực cho thấy họ lạc quan về cuộc họp nhóm Bộ Tứ Normandy và tình hình ở miền Đông Ukraine.
Bên cạnh việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Kiev vài tháng sau khi Tổng thống Volodymyr Zelensky nhậm chức, Moscow cũng đã tiến hành cuộc trao đổi tù binh lớn nhất từ trước tới nay với Ukraine.
Nga cũng đã đánh giá tích cực về các động thái mới của chính quyền Ukraine trong việc ngừng bắn, rút quân khỏi các khu định cư ở Donbass cũng như chấp nhận sửa đổi Hiến pháp theo các định dạng thỏa thuận hòa bình Minsk.
Tuy nhiên, công việc cần làm của Kiev vẫn chưa dừng lại. Nga luôn coi đây là cuộc nội chiến của Ukraine và trong bối cảnh chính quyền Kiev gây áp lực với miền Đông, Moscow ủng hộ các vùng ly khai này đứng lên thành lập quốc gia tự xưng, đồng thời đề nghị Ukraine thảo luận với các nước ly khai – điều mà chính quyền tiền nhiệm của ông Petro Poroshenko đã không thực hiện.
Khi chính quyền Ukraine tích cực hành động để đưa vấn đề miền Đông trở về “khuôn phép”, bảo toàn lãnh thổ thì tiếng nói của chính quyền địa phương mới đáng quan tâm.
Điều đáng nói là, giữa lúc đang có rất nhiều kỳ vọng về khả năng đạt được hòa bình ở miền Đông, lực lượng ly khai ở Donbass không chấp nhận chịu sự quản lý của chính quyền Kiev, đặc biệt là trong việc chính quyền Ukraine hiện nay vẫn đang có bất đồng về việc chấp thuận các chính sách về miền Đông.
Mới đây người đứng đầu nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng – ông Denis Pushilin đã tuyên bố “Nhà” của người dân Donetsk là Nga và người dân DPR sẽ làm những gì họ muốn là tăng cường hội nhập với Nga.
Các nỗ lực gần đây của chính quyền Volodymyr Zelensky chưa thực sự được miền Đông ghi nhận.
Chính quyền tự xưng ở Donbass nhận thấy, dẫu đã có nhiều tích cực trong việc thực hiện thỏa thuận Minsk, nhưng ngay tại Kiev vẫn có nhiều quan điểm bất đồng về sự chấp thuận lực lượng thân Nga đã đòi ly khai. Sự lựa chọn hàng đầu lúc này vẫn là nước Nga.
Moscow đã đứng ra ủng hộ các chính quyền tự xưng, một phần bởi đây là khu vực biên giới của mình.
Dẫu đánh giá cao các nỗ lực của chính quyền Ukraine trong thời gian gần đây nhưng Moscow vẫn chưa thể lạc quan nhiều hơn về tình hình ở Donbass
khi chưa nhận thấy kết quả thực sự giữa chính quyền Kiev và chính quyền ở miền Đông.
Đối với chính quyền Kiev luôn có xu hướng rời xa vòng ảnh hưởng của Nga và xoay chính sách sang phương Tây, bất cứ hành động nào của chính quyền Kiev đối với miền Đông đều cần phải được đánh giá thận trọng.
Tuyên bố của người phát ngôn Điện Kremlin về khả năng đạt được một văn kiện chung trong cuộc thảo luận miền Đông Ukraine sắp tới đã cho thấy rõ quan ngại của Nga đối với sự mơ hồ, lúng túng trong chính sách của Ukraine hiện nay.
Đông Phong
Theo baodatviet
Moscow cùng Damascus kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Mỹ rời khỏi Syria
Moscow và Damascus ngày 7/11 đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Washington rút toàn bộ binh sĩ Mỹ khỏi lãnh thổ Syria.
"Chúng tôi kêu gọi toàn bộ cộng đồng quốc tế gây sức ép lên Mỹ, quốc gia tiếp tục vi phạm các quy tắc của luật pháp quốc tế bằng cách duy trì sự hiện diện của mình trên các lãnh thổ chiếm đóng bất hợp pháp của Syria, và buộc Mỹ phải rút toàn bộ binh sĩ khỏi Cộng hòa Ả Rập Syria có chủ quyền", tuyên bố chung của trụ sở điều phối Nga và Syria về tình hình nhân đạo ở Syria cho biết.
Binh sĩ quân đội Mỹ ở Syria
Theo tuyên bố trên, sự hiện diện bất hợp pháp của Mỹ ở Syria là yếu tố chính gây bất ổn ở quốc gia Trung Đông này hiện nay. Cụ thể, Mỹ tiếp tục chiếm khu vực 55km quanh al-Tanf, cản trở việc thả người tị nạn bị giữ tại trại Rukban.
Bất chấp việc Nga và Syria sẵn sàng thực hiện giai đoạn 3 kế hoạch của Liên hợp quốc về sơ tán người dân của trại trên theo những nhóm lớn tới 2.500 người, vào ngày 29-9 chỉ có 336 người rời trại trên.
"Lý do của việc trên là Mỹ không sẵn sàng tác động đến các chiến binh mà họ kiểm soát. Những chiến binh này phá hoại cảnh báo, hạn chế thời gian ở lại của đoàn xe nhân đạo, tham gia tống tiền và đe dọa trực tiếp các gia đình muốn rời khỏi trại", tuyên bố nói.
Trại tị nạn Rukban được thành lập trên biên giới Syria - Jordan năm 2014 sau khi Jordan đóng cửa biên giới vì lý do an ninh. Tình hình nhân đạo trong trại rất đáng sợ vì khu vực lân cận có các nhóm vũ trang bất hợp pháp kiểm soát.
Trung tâm hòa giải Syria của Nga tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ được giao sau khi kết thúc chiến dịch quân sự ở Syria. Các quan chức ở trung tâm này thường đi xung quanh các vùng đã giải phóng ở Syria để đánh giá tình hình nhân đạo. Nỗ lực chính của quân đội Syria hiện tập trung vào hỗ trợ người tị nạn về nhà và sơ tán thường dân từ các khu vực giảm leo thang.
Theo Hoàng Nguyễn/An ninh Thủ đô
Nga rục rịch kéo pháo hạm của Ukraine qua eo biển Kerch Tàu kéo Nga đưa 3 tàu của Ukraine đi qua eo biển Kerch, hướng về phía Biển Đen để chuẩn bị trao trả cho chính phủ Kiev, động thái được cho là nhằm cải thiện quan hệ song phương. Theo Reuters, tàu kéo Nga hôm 17/11 đã đưa 3 tàu từng thu giữ của Ukraine đi qua eo biển Kerch, hướng về Biển...