Moscow lo ngại cho người gốc Nga ở Estonia
Nga ngày 19.3 đã tỏ dấu hiệu lo ngại về cách Estonia đối xử với cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga ở nước này. Nga cũng so sánh tình hình ở Estonia với chính sách giảm việc sử dụng tiếng Nga ở Ukraine, theo hãng tin Reuters.
Các nước vùng Baltic đang quan tâm đến những bước đi tiếp theo của Nga sau khi sáp nhập Crimea – Ảnh minh họa: AFP
Nga đã kiên quyết bảo vệ quyết định sáp nhập Crimea. Moscow lập luận rằng họ có quyền bảo vệ những người nói tiếng Nga bên ngoài biên giới. Vì thế, thời điểm mà Nga đề cập đến những căng thẳng ngôn ngữ ở một quốc gia từng thuộc Liên bang Xô viết trước đây là hết sức nhạy cảm, theo Reutes.
Một nhà ngoại giao Nga đã nói với Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng Moscow hoàn toàn ủng hộ việc bảo vệ quyền của các cộng đồng thiểu số về ngôn ngữ, Reuters dẫn thông tin từ bộ phận thông tin của Liên Hiệp Quốc.
Video đang HOT
“Không nên dùng ngôn ngữ để cách ly và cô lập các nhóm dân”, nhà ngoại giao Nga nói. Ông này cho biết thêm rằng Nga “lo ngại về những bước đi liên quan đến vấn đề này ở Estonia cũng như ở Ukraine”.
Nguyên văn các phát biểu trên hiện chưa được công bố. Nhưng những quan ngại về việc Estonia khăng khăng cho rằng cộng đồng người Nga ở miền đông nước này nên nói tiếng Estonia đã xuất hiện từ lâu.
Cuộc khủng hoảng đang ngày một nghiêm trọng ở Crimea khiến các nước vùng Baltic: Estonia, Latvia và Lithuania, tất cả từng thuộc Liên Xô trước đây, lo ngại về những ý định của Nga, theo Reuters.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu về Crimea tại quốc hội Nga hôm 18.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ Ukraine và sẽ không sáp nhập lãnh thổ nào khác sau Crimea.
Theo TNO
Nga đòi Pháp trả tiền nếu không giao tàu chiến
Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố Pháp phải trả lại tiền cho Nga nếu không hoàn thành hợp đồng đóng 2 tàu chiến lớp Mistral cho Moscow, hãng RIA Novosti đưa tin ngày 20.3.
Tàu chiến lớp Mistral của hải quân Pháp - Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ngày 17.3 cho biết Paris sẽ xem xét hủy bỏ hợp đồng trị giá 1,2 tỉ euro được ký kết vào tháng 6.2011, nếu Moscow tiếp tục "chơi rắn" với Ukraine.
Phát biểu của ông Fabius được đưa ra sau khi Mỹ và EU áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào một loạt quan chức Nga sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea trong đó hầu hết cử tri ủng hộ tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào nước Nga.
"Hoặc phải hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng và chuyển giao các tàu chiến đúng hạn, hoặc trả lại tiền và các bộ phận thuộc phần vỏ của những chiếc tàu này được đóng tại nhà máy Baltiysky Zavod của chúng tôi", ông Rogozin nói.
Phó thủ tướng Rogozin phụ trách quản lý ngành công nghiệp quốc phòng Nga và là một trong những mục tiêu trừng phạt của Washington.
Một nguồn tin giấu tên tại Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất của Nga nói với RIA Novosti rằng Pháp cũng sẽ phải nộp khoản tiền phạt lớn nếu chọn cách đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Theo hợp đồng được ký vào tháng 6.2011, chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral đầu tiên, có tên gọi Vladivostok, sẽ được giao cho Nga vào cuối năm nay, và chiếc thứ hai, Sevastopol, sẽ đến Nga vào năm sau.
Các tàu nói trên có thể vận chuyển 16 máy bay trực thăng, 4 tàu đổ bộ, 70 xe thiết giáp và 450 binh sĩ. Chúng có thể được triển khai cho Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
Theo TNO
Rộ tin Trung Quốc bắt cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Tờ South China Morning Post đưa tin cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu vừa bị bắt để điều tra bê bối bán quân hàm. Ông Từ Tài Hậu (phải) và Bạc Hy Lai lúc đương chức - Ảnh: AFP Báo South China Morning Post (SCMP) hôm qua dẫn các nguồn tin riêng cho biết cựu Phó...