Moscow dùng tuyết giả đón giao thừa trong tháng 12 nóng nhất từ 1886
Nhiệt độ cao kỷ lục trong mùa đông khiến Moscow mất đi lớp tuyết phủ trên đường phố, buộc nhà chức trách phải vận chuyển tuyết từ nơi khác đến để trang trí trong dịp năm mới.
Theo Guardian, khu vực thủ đô Moscow của Nga đang trải qua mùa Đông nóng nhất từng được ghi nhận trong 140 năm từ khi hệ thống đo lường nhiệt độ được ghi nhận. Nhiệt độ hôm 18/12 tại thủ đô Moscow đạt 5,4 độ C, vượt qua kỷ lục cũ ghi nhận từ năm 1886.
Tuyết vốn luôn bao phủ đường phố thủ đô Moscow trong mùa đông nay đã không còn do nhiệt độ cao bất thường. Những trận mưa tuyết rải rác vẫn xuất hiện, khiến công viên thành phố có màu trắng đục, tuy nhiên tuyết tan ngay lập tực tại khu vực trung tâm thành phố do hiệu ứng đô thị.
Nhà chức trách Nga dùng tuyết từ nơi khác chuyển tới để làm sân trượt băng. Ảnh: Guardian.
Trong bối cảnh không có tuyết, nhà chức trách Moscow đã phải vận chuyển băng tuyết từ các khu vực khác về thủ đô, phục vụ việc trang trí và các hoạt động vui chơi giải trí như trượt băng dự kiến diễn ra vào dịp năm mới.
Thời tiết ấm bất thường của tháng 12 đã thay đổi đồng hồ sinh học của nhiều loài sinh vật tại các công viên của thành phố Moscow. Một số loài quất, hoa tử đinh hương và cây mộc lan tại khu vực bảo tồn của Đại học quốc gia Moscow đã bắt đầu ra hoa sớm. Trong khi đó, nhà chức trách đã buộc phải đưa một số loài động vật vào khoang chứa lạnh để giữ chúng ngủ đông.
Video đang HOT
Sự ấm lên bất thường của mùa đông năm nay ở Moscow được liên hệ với tác động của biến đổi khí hậu tại nước Nga. Tại các thị trấn ở miền Bắc, băng vĩnh cửu đang tan nhanh chưa từng thấy, trong khi băng ở Bắc Cực trôi dạt đang đưa gấu Bắc Cực tới kiếm ăn tại khu vực các thành phố.
Nga là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới do tác động của biến đổi khí hậu. Trong một buổi phỏng vấn cuối tuần trước, Tổng thống Putin cho biết sự ấm lên của thời tiết tại Nga diễn ra nhanh hơn 2,5 lần so với trung bình của toàn thế giới.
Theo news.zing.vn
Trái đất đang nóng lên một cách kỳ lạ
Nhiệt độ toàn cầu đang tăng nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong 2.000 năm qua, kéo theo những hình thái thời tiết biến đổi bất thường ở nhiều vùng.
Ở những thành phố lạnh giá như Matxcơva, theo thường lệ tuyết từ tháng 9-10 đã phủ trắng những con đường. Nhưng vài năm trở lại đây, dù tháng 12 gần đi qua nhưng nhiệt độ xuống mức thấp nhất cũng chỉ ở 5-6 độ, không hề có tuyết rơi. Nhiệt độ cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ trung bình -20 độ C trước đây.
Tại Anchorage thành phố lớn nhất tại bang Alaska của Mỹ, nơi vẫn thường được gọi là "hộp băng" vì thời gian lạnh giá kéo dài, mức nhiệt hồi tháng 7 được ghi nhận lên 32,2 độ C, cao hơn 15 độ C so với trung bình.
Cách đây 5 tháng, Ấn Độ cũng ghi nhận đợt nắng nóng dài nhất trong lịch sử nước này kéo dài hơn 30 ngày với mức nhiệt trên 50 độ C.
Trái đất đang nóng lên ở mức độ báo động. (Ảnh: Reuters)
Mùa hè vài năm vừa qua, sóng nhiệt "nướng chín" gần như toàn bộ châu Âu, đẩy nhiệt độ ở Pháp, Tây Ban Nha lên 42 độ C, ở Đức lên 40,5C. Đặc biệt đợt nóng nắng khủng khiếp vào tháng 7 vừa qua cướp đi sinh mạng của 3.000 người Hà Lan, gần 1.500 người Pháp.
Ở Bắc Cực, cứ mỗi giây qua đi là 10.000 tấn băng lại mất đi. Một báo cáo công bố tháng 4/2019 cho biết độ phủ băng ở Bắc Cực giảm đến mức thấp kỷ lục, giảm đến 130.000km2 so với tháng 4/2018. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, nhiệt độ ở Bắc Cực đang tăng lên nhanh gấp 2 lần so với phần còn lại của thế giới.
Các động vật vốn quen sống ở những vùng đất lạnh giá cũng không còn chỗ dung thân: tuần lộc chết đói, hã mã gieo mình xuống vách đá tự tử, gấu Bắc cực đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Theo thống kê, các quần thể động vật ở Bắc Cực giảm gần 50% trong 20 năm qua.
Tại hầm hạt giống chống tận thế nằm ở giữa Na Uy và Bắc Cực, một lượng băng tan hồi năm 2017 đã tràn xuống lối vào đường hầm và suýt chút nữa đe dọa tới số hạt giống bên trong. Tình hình hiện nay ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn khi băng trên các sông băng ở quần đảo Svalbard đang tan nhanh hơn do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Ở Nam Cực, các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng băng ở biển Nam Cực đang biến mất nhanh gấp 5 lần so với những năm 1990. Dải băng ở Tây Nam Cực vốn khá ổn định vào năm 1992, nhưng hiện nay khoảng 1/4 diện tích của dải băng này đang mỏng đi. Nếu dải băng này biến mất hoàn toàn, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 5 m, nhấn chìm các thành phố ven biển trên khắp thế giới.
Tình trạng nóng lên toàn cầu cũng khiến các đám cháy ở Bắc Bán cầu trở nên thường xuyên và dữ dội hơn.
Tại châu Âu, hàng nghìn ha rừng bị thiêu rụi khi cháy rừng bùng phát. Riêng tại vùng Catalonia, Tây Ban Nha, vụ cháy rừng khủng khiếp nhất trong 20 năm qua hồi tháng 7 tàn phá diện tích lên tới hàng chục ha rừng.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature hồi tháng 7, nhiệt độ toàn cầu đang tăng nhanh hơn bất kỳ thời gian nào trong vòng 2.000 năm qua. Biến đổi trong quá khứ có xu hướng cục bộ ảnh hưởng chủ yếu tới 1 khu vực tại 1 thời điểm. Còn biến đổi khí hậu hiện nay tác động tới khắp mọi nơi trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng không một biến động nào trong quá khứ như kỷ băng hà, thời kỳ ấm áp dị thường thời trung cổ "xứng tầm" với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
Những nghiên cứu này đập tan những hoài nghi của những người luôn tin rằng nóng lên toàn cầu là một phần của chu kỳ khí hậu tự nhiên và không liên quan tới con người.
(Tổng hợp)
SONG HY
Theo vtc.vn
Bức ảnh gây chấn động ở Alaska Hình ảnh đau lòng về những con gấu Bắc Cực con giành nhau hộp rác nhựa cho thấy tác động đáng sợ của con người lên môi trường. Tờ Mirror vừa công bố những bức ảnh chụp những chú gấu Bắc Cực cùng rác thải nhựa ở Alaska của Daniel Sullivan. Những con gấu này rất đói bụng vì chúng không thể đi...