Moscow có thể cấm tài xế nước ngoài hành nghề vận tải tại Nga
Để đảm bảo an toàn đường bộ tại Nga, một nghị sĩ tại xứ sở bạch dương đã phác thảo dự luật…
Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2018, Nga xảy ra 5.040 vụ TNGT gây thương vong
Để đảm bảo an toàn đường bộ tại Nga, một Nghị sĩ tại xứ sở bạch dương đã phác thảo một dự luật, đề xuất cấm một số công ty thuê tài xế người nước ngoài sử dụng bằng lái quốc tế hoặc do nước ngoài cấp.
Dự luật do Thượng nghị sĩ Akhmat Salpagarov đệ trình lên Duma (Quốc hội Nga) từ cuối tuần qua. Trong đó, ông Akhmat Salpagarov định ra thời gian 6 tháng để người nước ngoài đổi bằng lái của mình sang bằng lái do Nga cấp.
Trong văn bản giải thích đính kèm dự luật, vị Thượng nghị sĩ nhận định, khoảng thời gian 6 tháng là lý tưởng. Nhóm phác thảo luật đã thử nghiệm thủ tục đổi bằng lái tại Nga và nhận thấy, hầu hết các công ty kinh doanh vận tải đều kịp thời đào tạo lại tất cả tài xế nước ngoài là nhân viên của công ty trong khoảng thời gian đó.
Cũng trong thư, ông Salpagarov cho biết, ước tính, hiện nay, có khoảng 30-40% tài xế taxi tại Moscow là người nước ngoài, sử dụng giấy phép lái xe do nước ngoài cấp. Hầu hết họ đến từ các nước cộng hoà cũ thuộc Liên bang Xô-viết.
Để củng cố tính cấp thiết của dự luật, Thượng nghị sĩ Akhmat Salpagarov dẫn thống kê từ Bộ Nội vụ Nga cho biết, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2018, Nga chứng kiến 5.040 TNGT gây thương vong liên quan đến tài xế người nước ngoài. Riêng tại Thủ đô Moscow, số vụ tai nạn lên tới 1.022, tương đương 21% trong tổng số vụ.
Xuân Minh
Theo baogiaothong
Bình minh Ả Rập của Liên Xô đối nghịch Mùa xuân Ả-rập Mỹ
Trong bối cảnh &'Mùa xuân Ả rập' tàn phá Trung Đông-Bắc Phi, người ta lại càng nhớ về Liên Xô/Nga với thời kỳ tươi sáng của &'Bình minh Ả rập'.
Liên Xô/Nga đã duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Đông và Bắc Phi từ thời Liên bang Xô viết, khi Moscow giúp các nước trong khu vực thoát khỏi ách thuộc địa phương Tây, trang bị cho quân đội của các nước này và hồi sinh nền kinh tế của họ.
Trong bối cảnh &'Mùa xuân Ả rập' tàn phá Trung Đông-Bắc Phi, các nhà phân tích đã làm sáng tỏ chiến lược địa-chính trị khu vực Trung Đông của Liên bang Xô viết và sự ảnh hưởng của nó đến chính sách của Moscow ngày hôm nay như thế nào.
Ảnh hưởng lớn của Liên Xô ở Trung Đông
Mối quan hệ của Nga với các quốc gia Trung Đông bắt đầu phát triển tích cực trong thời kỳ Xô viết, do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai, trong bối cảnh lúc đó, vai trò của Liên Xô như một cường quốc toàn cầu, theo Boris Dolgov nhà Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo của Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
Video đang HOT
"Ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông thời kỳ đó là rất đáng kể", Dolgov trao đổi với Sputnik tiếng Ả Rập.
Theo ông, điểm mấu chốt của vấn đề là các phong trào giải phóng dân tộc trên lãnh thổ Trung Đông là kết quả của các chính sách của Liên Xô trong khu vực. Moscow tích cực ủng hộ những phong trào này ở Ai Cập, Syria, Yemen và nhiều nước khác.
Theo nhà nghiên cứu, chiến thắng của các nước trước chủ nghĩa thực dân phần lớn được tạo điều kiện bởi Liên Xô. Sau đó, khi nhiều nước trong số đó giành được độc lập, họ gia nhập Khối Xã hội Chủ nghĩa và tuyên bố rằng họ sẽ xây dựng đất nước theo mô hình Chủ nghĩa Xã hội Ả Rập hoặc Hồi giáo.
Trên thực tế, các nước này đã trở thành đồng minh của nhà nước Liên Xô, cả ở cấp khu vực và toàn cầu.
Đặc biệt, Liên Xô đã cung cấp các khoản vay cho các quốc gia Trung Đông, mà sau này được hoàn trả một phần, hoặc đôi khi Moscow tài trợ vũ khí của họ trên cơ sở không hoàn lại. Điều này được thực hiện để thúc đẩy các ý tưởng của chủ nghĩa xã hội.
Theo một số ước tính, khối lượng vũ khí Liên Xô cung cấp cho các quốc gia Ả Rập từ năm 1966 đến thập niên 1970 lên đến khoảng 3,2 tỷ USD. Tuy nhiên, lượng vũ khí khổng lồ này không là gì cả, bởi trong các thập niên sau đó, con số này đã tăng lên mức kỷ lục.
Theo các tài liệu của Liên Xô, Liên bang Xô viết đã cung cấp số lượng vũ khí trị giá lên tới 55 tỷ dollars, trong đó khoảng 24 tỷ dollars đã được chuyển đến Iraq và 11 tỷ dollars đã được chuyển đến Syria, chỉ trong khoảng thời gian từ đầu thập niên 1980 tới đầu thập niên 1990.
Chính sách Trung Đông của Liên Xô có ảnh hưởng lớn đến Nga hiện nay (Ảnh minh họa)
Các tài liệu cho biết, các nguồn cung cấp vũ khí Liên Xô đã đáp ứng 100 phần trăm nhu cầu vũ khí của Syria và Nam Yemen và 50 phần trăm cho Quân đội Iraq. Theo số liệu gần đây hơn, tổng thể, Liên Xô đã cung cấp khối lượng vũ khí trị giá tới 30,5 tỷ USD cho Baghdad.
Liên Xô và đảng Baath ở Syria
Nhà phân tích chính trị Syria Hassan al-Khuri nói rằng, Liên Xô đã gián tiếp đóng một phần vai trò trong cuộc nổi dậy của đảng Baath (có nghĩa là "phục hưng" hoặc "phục sinh").
Vào thời điểm đó, các ý tưởng xã hội chủ nghĩa lan rộng trong khu vực do chiến thắng của Liên Xô trước chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh Thế giới Thứ 2 (năm 1945) và củng cố vị trí của Moscow trên thế giới.
Sau đó, đảng Baath ở Syria và Liên Xô đã củng cố quan hệ của họ. Cùng với sự gia tăng quyền lực của Hafez Assad (cha của đương kim Tổng thống Syria Bashar al-Assad) năm 1971, Liên bang Xô viết và đảng Baath cầm quyền ở Syria tiếp tục duy trì quan hệ.
Theo al-Khuri, những người cộng sản Syria, ban đầu phản đối Assad, sau đó cũng đã liên kết với nhà lãnh đạo mới của Syria, do ảnh hưởng của Moscow. Hafez Assad đã tăng cường quyền lực của mình trong nước bằng cách tiếp nhận sự hỗ trợ của cả Liên Xô lẫn phương Tây.
Sự hỗ trợ của Liên Xô đối với Syria là rất lớn. Vào thời điểm dó, Damascus không thể chống Israel mà không có sự ủng hộ của Moscow. Syria thu được những vũ khí tiên tiến nhất miễn phí từ Liên Xô. Sự hỗ trợ này là 'không giới hạn' bởi vì lúc đó Mỹ tuyên bố Israel là đồng minh chiến lược của họ.
Nhà phân tích Syria cho rằng, ngay cả trong trường hợp Nga giữ vị trí trung lập trong cuộc nội chiến Syria (không ủng hộ Assad), chính quyền Damascus vẫn sẽ duy trì quan hệ tốt với Moscow. Ngay cả khi các lực lượng đối lập đã chiếm ưu thế, mối quan hệ lâu dài giữa hai nước vẫn sẽ rất có ích cho Nga.
Moscow chưa bao giờ quay đầu với Cairo
Trước đây, ông Taimur Dvidar, một nhà phân tích chính trị Nga gốc Ai Cập, một chuyên gia về các quốc gia Trung Đông và Ả Rập đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ai Cập.
Dvidar cho biết, trong giai đoạn hậu Thế chiến 2, chính quyền Liên Xô coi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser (1956-1970) là đối tác của mình. Liên Xô đã hỗ trợ nền kinh tế của đất nước này và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như đập Aswan.
Nhà phân tích nhấn mạnh thêm rằng, về quân sự, Moscow không chỉ cung cấp vũ khí cho Cairo mà còn hỗ trợ đào tạo cho các lực lượng vũ trang Ai Cập.
Khi Muhammad Anwar el-Sadat, tổng thống thứ ba của Ai Cập, lên nắm quyền vào tháng 10 năm 1970, hai nước tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ. Tuy nhiên, một năm sau, El-Sadat quay sang Washington, dẫn đến việc trục xuất hàng ngàn chuyên gia Liên Xô và gia đình họ ở Ai Cập về nước.
Dvidar nhận xét rằng, đây là "lòng biết ơn" của Ai Cập cho tình bạn. Rõ ràng là không có tình bạn trong chính trị, nhưng hai bên đều có lợi ích. Ai Cập đặc biệt quan trọng đối với Liên Xô do vị trí của đất nước ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi và sự kiểm soát Kênh đào Suez.
Ông lưu ý rằng sau Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, Mỹ đã sử dụng chiến thuật ngoại giao tung hứng trong quan hệ với Ai Cập và Israel, thao túng Tel Aviv; nhưng về phần mình, Liên Xô không bao giờ quay lưng lại với Cairo dưới sự lãnh đạo của Sadat và vẫn đứng ở phía Ai Cập.
Có những thời điểm, dưới sự giúp đỡ của Liên bang Xô viết mà người Israel đã tụt lại phía sau Ai Cập. Tuy nhiên, Sadat tiếp tục giữ khoảng cách với Liên Xô.
Thế nhưng, đối với người dân Ai Cập, lòng biết ơn đối với Liên Xô và người Nga vì sự hỗ trợ của họ đối với đất nước này đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đặc biệt nổi tiếng ở Ai Cập và được người dân nước này yêu mến; thậm chí có lẽ cái tên Putin đã trở thành một loại 'thương hiệu' ở đất nước này.
Nguyên nhân là bởi vì Putin đã giúp Nga tìm kiếm lại vinh quang trước đây của Liên Xô và đây cũng là điều mà người Ai Cập đã tìm kiếm khi họ tiếp tục bầu ông al-Sisi làm tổng thống nhiệm kỳ 2. Nga đã cho al-Sisi một cơ hội để chọn bạn bè và đối tác; ông Putin có cái gì đó để cung cấp cho Ai Cập và ông al-Sisi đã chấp nhận nó.
Liên Xô và Iraq của Saddam Hussein
Ông Valerian Shuvaev, cựu đại sứ Nga tại Iraq và Libya nói rằng, Moscow đã duy trì quan hệ hợp tác với Iraq kể từ khi chế độ quân chủ bị lật đổ ở đất nước này. Liên Xô tiếp tục phát triển quan hệ với Baghdad, trong thời kỳ sau khi đảng Baath lên cầm quyền.
Liên Xô đã giúp chính quyền Baghdad khám phá các mỏ dầu lớn của đất nước và đóng góp đáng kể vào sự phát triển nền kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng của Iraq.
Shuvaev giải thích rằng, Liên Xô tuyên bố ủng hộ giới lãnh đạo Iraq của đảng Baath cầm quyền, chứ không phải là cá nhân Saddam Hussein. Một trong những khẩu hiệu chính trị và là mục tiêu theo đuổi của đảng Baath là "chống đế quốc", phù hợp với những ưu tiên của các nhà lãnh đạo Xô viết.
Nga hiện đang tìm lại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô ở Trung Đông
Nhà ngoại giao Nga nhớ lại rằng, trong rất nhiều hành động ủng hộ của Liên Xô với Iraq; chính quyền Xô Viết đã ủng hộ Baghdad trong cuộc chiến chống Tehran vào năm 1980-1988. Sự thật đằng sau cuộc chiến này không hoàn toàn dễ hiểu, mà nó là những vấn đề địa-chính trị quốc tế vô cùng phức tạp giữa Xô-Mỹ-Iran-Iraq.
Trong những ngày đó, Moscow cung cấp nhiều vũ khí hiện đại cho chính quyền Baghdad. Ngày nay, những vũ khí Liên Xô vẫn còn trong kho vũ khí của quân đội Iraq và chính quyền Iraq hiện nay vẫn tiếp tục duy trì sự hợp tác quân sự với Nga, nhưng dưới ánh sáng của chủ nghĩa thực dụng.
Chủ nghĩa xã hội trên bờ biển phía Nam của Arabia
Ông Alexei Kalugin, cựu đại sứ Nga tại Yemen giải thích rằng, sự hợp tác của Liên Xô với Yemen được xác định bởi những cân nhắc ý thức hệ.
Nhà ngoại giao này nhớ lại rằng các chuyên gia Liên Xô đã xây dựng một số lượng lớn các cơ sở quan trọng, bao gồm các nhà máy và bệnh viện, tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen - một tên khác cho Nam Yemen vào thời điểm đó.
Sự hỗ trợ kinh tế của USSR cho Nam Yemen là khá đáng kể, đó là chưa nói đến sự trợ giúp quân sự. Tiền được chuyển cho Nam Yemen dưới dạng các khoản vay chưa bao giờ thực sự được trả lại. Sau này, Nga đã xóa bỏ các khoản nợ này khi miền nam và miền bắc của đất nước thống nhất.
Nhà ngoại giao lưu ý rằng cũng có một số lượng lớn các cố vấn quân sự của Liên Xô trên đất nước này. Sau đó, Yemen đề nghị Nga trả tiền để duy trì sự hiện diện quân sự của mình. Vào thời điểm đó, Nga không có nguồn lực như vậy, do đó, Moscow đã rút quân khỏi Yemen.
Nhà phân tích Boris Dolgov nhấn mạnh rằng, các nước trong khu vực Trung Đông có những kỷ niệm tốt về sự giúp đỡ của Liên Xô. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng, hiện nay, mục tiêu của Nga ở Trung Đông và Bắc Phi là thực dụng, Moscow muốn thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với các nước trong khu vực.
Tiêu biểu hiện nay là sự hỗ trợ của Nga đối với Syria. Đất nước này chiếm vị trí hàng đầu trong việc bảo vệ chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan của Nga.
Đối với hợp tác Nga-Ai Cập, theo một nghĩa nào đó, đây là sự tiếp nối của chính sách hợp tác giữa hai bên của Liên Xô, nhằm bảo vệ lợi ích của đất nước cả trong thời Xô Viết và thời hiện đại.
Theo Huy Bình (Báo Đất Việt)
Nước Đức đã thua Liên Xô chỉ vì 1 sai lầm này Khi vạch ra chiến dịch Barborossa - kế hoạch xâm lược nhà nước Liên bang Xô-viết, các tướng lĩnh quân đội Đức nhắm tới 3 mục tiêu: phá hủy Liên Xô, bảo vệ sườn phía Đông và đảm bảo rằng nước Đức sẽ thống trị toàn bộ châu Âu. Cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 22.6.1941. Thế nhưng, người Đức không ngờ...