Moscow cấm NATO đưa vũ khí qua lãnh thổ Nga đến Afghanistan
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vừa rút lại sắc lệnh cho phép các thiết bị quân sự của NATO được vận chuyển đến Afghanistan qua lãnh thổ Nga.
Theo văn bản chính thức, kí bởi Thủ tướng Medvedev và công bố vào hôm 18-5, quyết định cho phép các phương tiện vận tải (cả mặt đất lẫn hàng không) của NATO chở vũ khí, khí tài quân sự đến Afghanistan qua lãnh thổ Nga đều bị huỷ bỏ.
Moscow sẽ không cho phép máy bay NATO tiếp tục di chuyển qua lãnh thổ Nga
Bộ Ngoại giao Nga cũng đã thông báo điều luật mới này cho các nước liên quan. Việc vận chuyển vũ khí đến Afghanistan qua Nga được cho phép sau một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi năm 2001. Văn bản này bao gồm việc thành lập một lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) ở Afghanistan và kêu gọi tất cả các nước hỗ trợ sứ mệnh an ninh do NATO đứng đầu. Vào năm 2008, Nga đã kí sắc lệnh cho phép các đợt vận chuyển hàng hoá của ISAF được đi qua lãnh thổ của mình.
Video đang HOT
Vào năm 2014, Washington đã tuyên bố chấm dứt hoạt động quân sự ở Afghanistan. Liên minh do Mỹ đứng đầu cũng đã rút hầu hết lực lượng và quân đội Afghanistan sẽ được trao lại trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong khi nghị quyết 2001 đã hết hạn, khoảng 13.000 lính ISAF vẫn đang đóng quân tại Afghanistan đến hết năm 2016 để giám sát và hỗ trợ huấn luyện cho lực lượng an ninh nước sở tại chống khủng bố.
Theo_An ninh thủ đô
LHQ kêu gọi Đông Nam Á cho tàu chở người di cư cập bờ
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền và Người tị nạn trong bản tuyên bố chung ngày 19.5 kêu gọi Indonesia, Malaysia và Thái Lan cho phép người di cư lênh đênh trên biển được vào bờ giữa lúc dư luận bức xúc vì cuộc khủng hoảng người tị nạn Đông Nam Á.
Một người Hồi giáo Rohingya trên một chiếc tàu đang lênh đênh gần đảo Koh Lipe trên biển Andaman, miền tây Thái Lan - Ảnh: AFP
Indonesia, Malaysia và Thái Lan và ASEAN "nên xem cứu mạng người là ưu tiên hàng đầu... bằng cách tăng cường hoạt động tìm kiếm cứu hộ", AFP dẫn lại bản tuyên bố.
Cũng theo bản tuyên bố, những người di cư nên được đưa đến những khu vực an toàn và được đối xử nhân đạo, chăm sóc y tế và kiểm tra để xác định xem họ cần bảo vệ với tư cách là người tị nạn, người di cư bất hợp pháp hay nạn nhân của nạn buôn người.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn, ông Antonio Guterres và Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, ông Zeid Ra'ad Al Hussein, và Pete var Sutherland, đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về phát triển và di trú quốc tế, cùng một số lãnh đạo khác đã ký kết bản tuyên bố trên.
Indonesia, Malaysia và Thái Lan bị cộng đồng quốc tế lên án vì đuổi những tàu chở người Hồi giáo Rohingya từ Myanmar và người di cư từ Bangladesh. Những người này đã lênh đênh trên biển chẳng biết đi về đâu trong nhiều ngày, lương thực đã cạn kiệt, theo AFP.
Bản tuyên bố chung cho biết trên 88.000 người di cư được đưa ra biển khơi kể từ năm 2014, và chỉ 25.000 người có thể đến được đất liền trong quý 1.2015.
"Gần 1.000 người di cư được cho là đã chết khi đang lênh đênh trên biển do điều kiện hiểm nghèo của chuyến hải trình. 1.000 người di cư bị đối xử tàn bạo và rơi vào tay những kẻ buôn người", theo bản tuyên bố.
Ở vịnh Bengal, "người di cư và người tị nạn chỉ được ăn cơm, bị hành hạ và lạm dụng tình dục. Trẻ em bị cách ly khỏi gia đình và bị lạm dụng. Đàn ông bị đánh đập và ném khỏi tàu", bản tuyên bố cho hay.
Ông Adrian Edwards, người phát ngôn Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, cho biết gần 4.000 người di cư từ Myanmar và Bangladesh đang lên đênh trên biển mà không có thức ăn, nước uống.
"Trong vòng 9 ngày qua, tổng cộng 1.396 người được đưa vào bờ ở Indonesia, 1.107 người ở Malaysia và 106 người ở miền nam Thái Lan", ông Edwards cho hay. Nhưng kể từ cuối tuần qua, những người di cư bị xua đuổi và không còn ai được đưa vào bờ, theo ông Edwards.
Trong ngày 19.5, chính phủ Philippines tuyên bố sẽ tiếp nhận những người di cư. Trong khi đó, chính phủ Indonesia tuyên bố đây là vấn đề khu vực, chứ không phải vấn đề riêng của một số nước.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Những tiểu quốc vô thừa nhận Trong khi những tranh chấp lãnh thổ nổ ra liên miên giữa một số nước, nhiều quốc gia tự xưng đã ra đời trên những vùng đất chẳng ai ngó ngàng. "Tổng thống" Vit Jedlicka (giữa) khoe cờ Liberland cùng các công dân của tiểu quốc tự xưng tại làng Backi Monostor ở Serbia - Ảnh: Reuters Chỉ trong vòng một tháng qua,...